Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 19/10/2022

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có phải là dị tật không?

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có phải là dị tật không?
Khi phát hiện có điểm dị thường trên người của con mình, không cha mẹ nào là không cảm thấy lo lắng cả.

Bài viết này nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về hiện tượng đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh dành cho các cặp cha mẹ của các bé có gờ đầu. Bên cạnh đó, các cặp đôi đang có dự định hoặc sắp sinh em bé cũng có thể tham khảo bài viết để chuẩn bị hành trang chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho thiên thần nhỏ của mình.

1. Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là gì?

Hộp sọ của trẻ sơ sinh không phải là một khối tròn sẵn để chứa não bé. Nó được tạo thành từ năm tấm xương nối với nhau bằng bốn khớp linh hoạt gọi là đường khớp sọ. Điều này cho phép đầu của em bé dễ lọt qua ống sinh khi mẹ lâm bồn; và nó cũng cho phép não bộ của trẻ phát triển bình thường.

Thông thường, khi trẻ đủ lớn, các đường khớp sọ sẽ liên kết dính chặt với nhau tạo thành một hộp sọ bằng phẳng. Nhưng do khép lại quá sớm; các mảnh xương trong quá trình liên kết lại chồng lên nhau khiến đầu của bé nhô lên một đường chạy dọc theo đường khớp sọ. Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh được tạo ra từ đó.

Tóm lại, đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là một đường nhô lên, chạy dọc theo đường khớp sọ. Nó được hình thành do quá trình các đường khớp sọ liên kết với nhau diễn ra quá nhanh; khiến các mảnh xương chồng lên nhau và tạo đường gờ trên đầu bé.

đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Năm đầu đời: Giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ, chăm sóc thế nào để con thông minh hơn?

2. Nguyên nhân gây nên đường gờ trên hộp sọ của trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có thể là do gen di truyền, biến đổi gen gây ra.

Hơn nữa, một số yếu tố làm tăng khả năng trẻ sơ sinh có đường gờ trên đầu thường liên quan đến mẹ lúc mang thai:

  • Bệnh tuyến giáp ở người mẹ: Phụ nữ bị bệnh tuyến giáp hoặc đang điều trị bệnh tuyến giáp khi đang mang thai có nguy cơ sinh con bị bệnh đường gờ khớp sọ cao hơn so với những phụ nữ không mắc bệnh tuyến giáp.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Mẹ bầu sử dụng clomiphene citrate (một loại thuốc hỗ trợ sinh sản) ngay trước hoặc đầu thai kỳ có nhiều khả năng sinh con bị bệnh đường gờ khớp sọ hơn so với những phụ nữ không dùng thuốc này.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Sau sinh có được ăn sương sáo không? Sương sáo kỵ với gì?

2. Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

Bác sĩ Jesse Goldstein – Bác sĩ có tiếng trong lĩnh vực phẫu thuật nhi khoa và sọ não cho biết: “Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có thể có nhiều kích thước khác nhau. Nhưng nó sẽ dần trở nên bình thường và biến mất trong vài năm sau đó.” Thế nên cha mẹ có thể có an tâm cho bé sinh hoạt bình thường.

Thêm vào đó, khi trẻ càng lớn, tóc sẽ mọc dày lên và che lấp đường gờ trên đầu trẻ. Nếu không để ý hoặc không sờ vào, thì cũng sẽ khó nhận ra sự khác biệt.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Nhịp tim trẻ em theo tuổi bình thường là bao nhiêu?

3. Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là có phải dị tật không? Có nguy hiểm không?

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là một dị tật bẩm sinh, trong đó các xương trong hộp sọ của trẻ liên kết với nhau quá sớm. Điều này xảy ra trước khi não của em bé được hình thành đầy đủ.

Hầu như đường gờ khớp sọ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và có thể tự lành lại. Nhưng, vẫn có một số ít trường hợp đường gờ bất bình thường, gây ra nhiều biến chứng và cần đến phẫu thuật.

3.1 Dính đường khớp sọ 1 bên

Tật này liên quan đến đường khớp sọ bắt đầu từ tai và đi vào khớp dọc. Khi bị đóng đường khớp sọ sớm sẽ dẫn đến tình trạng tật đầu méo, có thể khiến trán bị dẹt một bên, sọ và mũi bị lệch một bên, hốc mắt bên khớp dính bị kéo lên.

3.2 Dính đường khớp vành 2 bên

Tình trạng này xảy ra khi cả 2 bên trái phải của đường khớp vành bị dính, gây ra tật đầu ngắn và rộng, trán và cung mày bị dẹt, nâng lên và lõm vào trong.

3.3 Dị tật dính đường khớp dọc

Đây là loại dị tật phổ biến nhất liên quan đến đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh. Loại tật này là do hộp sọ không mở rộng sang 2 bên nên phải phát triển về phía trước hoặc phía sau khiến cho đầu biến dạng thành hình thuyền, dài và hẹp ngang.

3.4 Dính đường khớp trán

Đầu của em bé bị dính đường khớp trán sẽ có trán nhọn, 2 mắt quá gần nhau, hộp sọ hình tam giác và đặc biệt là đường gờ nổi cao giữa trán.

3.5 Dính đường khớp lăm-đa

Tật này là tật méo đầu do tư thế và được đánh giá là nguy hiểm nhất trong các tật dính khớp sọ sớm. Trẻ bị tật dính đường khớp lăm-đa sẽ bị méo một bên sau của đầu, tai lệch ra phía sau và xương chủm bị nhô ra.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Sinh trắc học vân tay là gì? Bố mẹ nên tìm hiểu để định hướng cho con

4. Phòng ngừa tật đường khớp sọ ở trẻ sơ sinh

Dù tỷ lệ mắc các biến chứng do đường gờ đầu trên đầu trẻ sơ sinh gây ra rất thấp; cha mẹ cũng không nên chủ quan. Biện pháp tốt nhất chính là hạn chế tỷ lệ trẻ có gờ đầu từ lúc mang thai.

Nếu mẹ đang mang thai hoặc phụ nữ có ý định mang thai, hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây để giúp cho con khỏe mạnh cũng như trang bị thêm kiến thức:

  • Khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai: Mẹ cần theo dõi tình trạng thai và đi khám thai định kỳ đầy đủ. Việc khám thai định kỳ sẽ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời trong mọi tình huống.
  • Tiêm chủng trong thời gian mang thai: Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Tự bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh thông thường có thể giúp giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thai kỳ: DHA, canxi và đặc biệt là sắt và axit folic cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai của mẹ. Có đầy đủ dưỡng chất, thai nhi sẽ hạn chế được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, có đủ tiền đề để phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Tóm lại, đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là dị tật bẩm sinh nhưng không quá đáng lo ngại. Hầu như đường gờ khớp sọ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và có thể tự lành lại. Cha mẹ đừng nên quá lo lắng nhé mà hãy chăm sóc bé thật tốt để trẻ phát triển toàn diện.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Anatomy of the Newborn Skull
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=anatomy-of-the-newborn-skull-90-P01840
Truy cập ngày: 18/10/2022

2. Children with Metopic Ridge
http://www.turkishneurosurgery.org.tr/abstract.php?id=1877
Truy cập ngày: 18/10/2022

3. Making the Diagnosis: Metopic Ridge Versus Metopic Craniosynostosis
https://journals.lww.com/jcraniofacialsurgery/Abstract/2013/01000/Making_the_Diagnosis__Metopic_Ridge_Versus_Metopic.42.aspx
Truy cập ngày: 18/10/2022

4. Metopic ridge
https://www.mountsinai.org/health-library/symptoms/metopic-ridge
Truy cập ngày: 18/10/2022

5. Facts about Craniosynostosis
https://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/craniosynostosis.html
Truy cập ngày: 18/10/2022

x