Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 29/01/2023

Dụng cụ hút mũi cho bé nên chọn loại nào? Cách sử dụng mẹ cần biết!

Dụng cụ hút mũi cho bé nên chọn loại nào? Cách sử dụng mẹ cần biết!
Dụng cụ hút mũi cho bé luôn nằm trong top những đồ dùng không thể thiếu dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để chọn dụng cụ hút mũi thích hợp cho bé yêu, mẹ đừng quên những tiêu chí sau đây nhé.

Sổ mũi, nghẹt mũi là vấn đề mà trẻ sơ sinh nào cũng có thể gặp phải. Đối với các bé sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, việc không thể tự xì mũi cũng như khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, không thể diễn tả được tình trạng của mình sẽ khiến các bé càng thêm khó chịu. Những lúc này, dụng cụ hút mũi cho bé chính là “cứu tinh” của mẹ.

Mẹ đã biết ưu và khuyết điểm của các loại dụng cụ hút mũi khác nhau chưa? Cùng “điểm danh” các loại dụng cụ hút mũi cho bé thông dụng hiện nay trước khi đưa ra quyết định của mình, mẹ nhé.

1. Vì sao trẻ sơ sinh cần dụng cụ hút mũi cho bé?

Hút mũi cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết để mũi của bé được thông thoáng. Trẻ sơ sinh có thể dễ bị sổ mũi vì dị ứng; mọc răng hoặc cảm lạnh; và mẹ cần phải làm sạch dịch mũi để bé bú và ngủ tốt.

Dụng cụ hút mũi cho bé sẽ khiến công việc vệ sinh mũi cho trẻ dễ dàng hơn. Các dụng cụ hút mũi này sẽ cho phép mẹ làm sạch dịch mũi của trẻ; đặc biệt là với trẻ sơ sinh chưa thể tự xì mũi được.

Khi bé quấy khóc, khó thở và ăn uống, dụng cụ hút mũi chất lượng cho bé sẽ giúp mẹ bớt cực nhọc trong việc chăm con hơn. Nó sẽ giúp làm sạch chất nhầy trong khoang mũi của con; làm giảm nghẹt mũi.

Trước khi làm sạch mũi, mẹ nhớ nhỏ nước muối sinh lý để phá vỡ chất nhầy và làm cho việc hút mũi dễ dàng và thoải mái hơn cho con. Sau đây là những dụng cụ hút mũi cho bé thông dụng; và những mặt lợi và hại của từng dụng cụ nhất định.

2. Bóng hút mũi cho bé

Dụng cụ hút mũi cho bé

Các loại bóng hút mũi cho bé là loại dụng cụ đơn giản, cổ điển nhất, với một quả bóng bằng cao su có tính đàn hồi cao là nơi tạo lực hút và đựng dịch mũi sau khi hút, mẹ có thể bóp dẹp và một đầu nhỏ để đưa vào mũi bé.

Hướng dẫn sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé bằng bóng:

  • Mẹ chỉ cần nhẹ nhàng bóp bóng.
  • Đặt đầu hút bên trong lỗ mũi bé.
  • Sau đó thả lỏng tay đang bóp bóng.
  • Cuối cùng, dịch mũi bé sẽ được hút ra ngoài.

Để làm sạch bóng hút mũi, mẹ bóp nhẹ phần bóng để dịch mũi chảy ra ngoài; tiếp đó hút một ít nước sạch vào và bóp bóng cho nước chảy ra ngoài để cuốn sạch phần dịch còn sót ra khỏi dụng cụ hút mũi của bé.

Ưu điểm: Dễ sử dụng và giá thành phải chăng.

Nhược điểm: Khó vệ sinh, làm sạch và dịch mũi dễ ứ đọng lại trong bóng hút, dễ sinh nấm mốc và khiến vi khuẩn sinh sôi.

Lời khuyên cho mẹ: Thực tế, các loại bóng hút mũi thường được thiết kế để sử dụng 1 lần duy nhất. Đó là lý do chúng thường được dùng trong bệnh viện. Nếu mẹ muốn tìm loại dụng cụ hút mũi có thể sử dụng nhiều lần thì không nên chọn bóng hút mũi.

3. Dụng cụ hút mũi cho bé dạng dây

Dụng cụ hút mũi cho bé

Những dụng cụ hút mũi này có một đầu nhỏ để đưa vào mũi của bé, một bầu đựng chất dịch chảy ra và một đầu có dạng bẹt hoặc ống thẳng để ba mẹ có thể dùng miệng tạo lực hút khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

Hướng dẫn sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé dạng dây:

  • Mẹ chỉ cần đặt một đầu dây vào lỗ mũi của bé (phần đầu dây này thường được thiết kế hơi nhọn).
  • Một đầu còn lại, mẹ đặt vào miệng và bắt đầu hút nhẹ nhàng để “kéo” dịch đọng trong mũi ra ngoài.
  • Dịch mũi sẽ trôi vào bầu đựng.

Với dụng cụ hút mũi cho bé này; rất khó xảy ra trường hợp dịch này tràn ngược sang dây hút bên miệng của mẹ; nên mẹ không cần phải lo lắng về tính vệ sinh của loại dụng cụ hút mũi này. Khi muốn vệ sinh dụng cụ, mẹ chỉ cần tháo rời phần bầu và dây hút, rửa sạch bằng nước rửa chén và để khô.

Ưu điểm: Giá thành phải chăng, sử dụng được nhiều lần và mẹ có thể điều chỉnh được lực hút mạnh hay nhẹ.

Nhược điểm: Mẹ phải tiến hành nhiều bước bằng tay hơn so với các loại dụng cụ hút mũi khác; Không đảm bảo được việc ngăn chặn bệnh như cảm lạnh, bệnh cúm hay các vấn đề sức khỏe khác lây truyền từ bé sang mẹ.

4. Dụng cụ hút mũi cho bé chạy điện hoặc pin

Dụng cụ hút mũi cho bé

Đây là loại dụng cụ hút mũi tiện dụng nhất, khi mẹ chỉ cần bấm nút và chờ đợi là xong. Tất nhiên, để có được điều này, mẹ cũng sẽ phải trả chi phí cao hơn nhiều lần so với các loại dụng cụ khác.

Ưu điểm: Tiện lợi, dễ vệ sinh, lực hút liên tục, có thể sử dụng nhiều lần.

Nhược điểm: Mắc tiền, không điều chỉnh được lực hút.

Lời khuyên cho mẹ: Hiện nay có rất nhiều thương hiệu khác nhau nên mẹ cần tham khảo thông tin kỹ lưỡng trước khi mua máy hút mũi. Nên mua hàng ở những địa chỉ uy tín, có bảo hành rõ ràng để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.

5. Cách sử dụng dụng cụ hút mũi hiệu quả

Ngoài việc chọn dụng cụ hút mũi cho bé, mẹ nên áp dụng một số mẹo sau để vệ sinh mũi cho con hiệu quả:

  • Làm sạch vảy mũi trước khi hút mũi cho bé.
  • Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé trước khi hút khoảng 5-10 phút.
  • Nên sử dụng nước muối đã được làm ấm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: 5 cách xịt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý, không hút mũi, rửa mũi con khi bé đang bị ngạt mũi vì chẳng những không giúp bé thông mũi mà lực hút hoặc áp lực nước muối đưa vào khoang mũi lúc này còn ảnh hưởng không tốt đến màng nhĩ của bé và có thể tràn vào ống tai gây viêm tai giữa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Suctioning the Nose with a Bulb Syringe
https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/health-wellness-and-safety-resources/helping-hands/suctioning-the-nose-with-a-bulb-syringe
Ngày truy cập: 22.06.2022

2. Cleaning your baby’s ears, eyes and nose
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/cleaning-your-babys-ears-eyes-and-nose
Ngày truy cập: 22.06.2022

3. How to Clean Your Baby’s Pacifier
https://health.clevelandclinic.org/how-to-clean-your-babys-pacifier/
Ngày truy cập: 22.06.2022

4. A Guide for First-Time Parents
https://kidshealth.org/en/parents/guide-parents.html
Ngày truy cập: 22.06.2022

5. Clear Answers and Smart Advice About Your Baby’s Shots
https://www.immunize.org/catg.d/p2068.pdf
Ngày truy cập: 22.06.2022

x