Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ban biên tập MarryBaby
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 08/12/2023

Cho con bú sau khi sinh mổ: Mẹ cần lưu ý những gì?

Cho con bú sau khi sinh mổ: Mẹ cần lưu ý những gì?
Nhiều bằng chứng cho thấy mẹ sinh mổ có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cho con bú trong thời gian đầu [1]. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo bởi vẫn có nhiều cách để giúp bạn cho con bú sau khi sinh mổ hiệu quả.

Nếu trẻ sinh thường được tiếp nhận vi sinh vật khỏe mạnh, đặc biệt là các lợi khuẩn bifidobacterium để hình thành hệ vi sinh đường ruột và góp phần hoàn thiện hệ miễn dịch thì trẻ sinh mổ lại “bỏ lỡ” cơ hội này. Chính vì vậy, trẻ sinh mổ dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ miễn dịch chậm hoàn thiện và có nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng, ốm vặt cao hơn trẻ sinh thường [9], [10]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần [12].

  • HMO, đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. Có rất nhiều loại HMO khác nhau nhưng phổ biến nhất là 5 loại HMO: 2’-FL, 3-FL; LNT, 3′-SL, 6’-SL có vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tạo nền tảng khoẻ mạnh cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ [14], [15]. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, HMO 2’-FL có thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp lên đến 66%.
  • Nucleotides, dưỡng chất giúp tăng cường sản sinh kháng thể. Theo kết quả của các nghiên cứu, nucleotides có thể giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn 86% sau khi tiêm chủng vaccine HIB và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy [16], [17], [18].
  • Lợi khuẩn Bifidobacterium: Chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [16], [17], [18].

Những khó khăn mẹ có thể gặp phải khi cho con bú sau khi sinh mổ

Sau sinh mổ, mẹ có thể sẽ gặp một chút khó khăn trong việc cho con bú. Hiểu rõ những khó khăn có thể gặp phải khi cho con bú sau khi sinh mổ sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chăm sóc bé yêu [2].

  • Cơn đau từ vết mổ và tử cung co lại có thể khiến bạn thấy khó chịu khi cho con bú [2]. Ngoài ra, đau cũng có thể làm hạn chế việc di chuyển nên khiến bạn khó có thể cho bé bú. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho bé bú trong tư thế nằm nghiêng hoặc tư thế ngồi (cặp chặt hoặc bắt chéo) để tránh đụng vào vết thương [1]. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, Paracetamol hoặc ibuprofen có thể dùng khi cho con bú nhưng nên tránh dùng codein hay aspirin [13].
  • Sinh mổ có thể làm chậm thời gian tạo sữa. Thời gian sữa mẹ tạo ra sau sinh mổ có thể chậm hơn so với sinh thường. Nguyên nhân là do mẹ không trải qua quá trình chuyển dạ nên việc sản xuất hormone cho con bú có thể bị ảnh hưởng [1].
  • Thuốc tê hoặc thuốc gây mê khi sinh có thể khiến việc cho con bú sau khi mổ gặp khó khăn. Các loại thuốc này có thể khiến mẹ và bé buồn ngủ khiến mẹ không thể cho bé bú ngay [1].
  • Ngoài ra, sau sinh mổ, mẹ và bé có thể được tách ra để chăm sóc. Việc trì hoãn tiếp xúc da kề da có thể khiến cơ thể mẹ thiếu hormone tạo sữa là prolactin và hormone tiết sữa oxytocin, khiến tuyến sữa không được kích thích dẫn đến tình trạng sữa mẹ về chậm sau sinh mổ [2], [3].
  • Tâm lý của mẹ sau sinh mổ cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Nếu phải sinh mổ khẩn cấp mà không có sự chuẩn bị trước hoặc mẹ phải trải qua một cuộc sinh nở khó khăn, mẹ có thể thấy mệt mỏi và lo lắng. Tình trạng căng thẳng này có thể khiến hormone có tác dụng tạo sữa mẹ được sản xuất ra ít hơn và khiến việc cho con bú sau khi sinh mổ trở nên khó khăn [1], [2].
  • Trẻ sinh mổ không muốn bú mẹ do có nhiều dịch nhầy trong phổi. Nguyên nhân là do trẻ sinh mổ không đi qua đường sinh của mẹ nên phổi không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết dịch nhầy ra ngoài [1], [4].

Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Gợi ý cách gọi sữa về cho mẹ

cho con bú sau sinh mổ

Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé là điều được khuyến khích thực hiện ngay sau khi sinh bởi điều này có thể giúp: [1], [11]

Các hướng dẫn về sinh mổ đều khuyến cáo phụ nữ sinh mổ cần được hỗ trợ tiếp xúc da kề da với con càng sớm càng tốt sau khi sinh nếu muốn cho con bú. Với mẹ sinh mổ, việc thực hiện tiếp xúc da kề da trong vòng một giờ đầu tiên có thể là điều khó khăn. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện điều này ngay khi có thể để giúp kích thích sản xuất hormone tiết sữa và giúp sữa mẹ dần dần về nhiều hơn [1].

Đừng lo lắng khi không thấy sữa trong 1 vài phút đầu tiên, hãy nhẹ nhàng và kiên trì thực hiện đến khi sữa xuất hiện [7].

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Để sữa mẹ về nhanh, về nhiều, trong thực đơn ăn uống, mẹ nên ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm như nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm vào thực đơn các món lợi sữa như như cháo cá chép, canh rau ngót thịt bò, chân giò hầm đu đủ, các loại nước như nước mè đen, nước đinh lăng, nước gạo lứt… [3] Uống đủ nước mỗi khi thấy khát hoặc khi thấy nước tiểu sẫm màu. Mẹ cũng có thể uống một cốc nước mỗi khi cho con bú. Cần đặc biệt lưu ý với đồ uống có đường và caffeine. Vì quá nhiều đường sẽ gây khó khăn trong việc lấy lại vóc dáng sau sinh. Mẹ cũng không nên nạp quá nhiều caffeine, cụ thể là không quá 710ml. Vì caffeine mẹ nạp vào quá mức sẽ khiến bé dễ kích động hoặc bị rối loạn giấc ngủ [8].

Nhờ đến sự trợ giúp của “trợ thủ”

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh mổ. Nếu sau sinh mổ việc cho con bú vẫn còn nhiều khó khăn, những cách gọi sữa về trên không hiệu quả ngay lập tức khiến bé không nhận đủ lượng sữa cần thiết thì mẹ cũng đừng quá lo làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa phù hợp cho trẻ sinh mổ với các thành phần 5 HMOs, Nucleotides và lợi khuẩn BB-12.

Qua những chia sẻ trên đây, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về những vấn đề mẹ có thể gặp phải khi cho con bú sau sinh mổ cũng như một số cách gọi sữa về đơn giản. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé hoặc mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa phù hợp để giúp trẻ sinh mổ phát triển tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Breastfeeding after a Cesarean birth https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/early-days/breastfeeding-after-caesarean-birth Ngày truy cập: 26/4/2022

2. How a C-Section Affects Breastfeeding and 7 Tips for Success https://www.verywellfamily.com/breastfeeding-after-a-c-section-431676 Ngày truy cập: 26/4/2022

3. Hướng dẫn cách lấy lại sữa khi mẹ bị mất sữa https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/huong-dan-cach-lay-lai-sua-khi-me-bi-mat-sua-730 Ngày truy cập: 26/4/2022

4. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập: 28/4/2022

5. 3 in 5 babies not breastfed in the first hour of life https://www.who.int/news/item/31-07-2018-3-in-5-babies-not-breastfed-in-the-first-hour-of-life Ngày truy cập: 26/4/2022

6. Effectiveness of oxytocin massage and breast treatment about the adequacy of breast milk in postpartum https://ejmcm.com/article_3055_b104ce249c94fc69247496b36df5a33b.pdf Ngày truy cập: 28/4/2022

7. Hand Expression of Breastmilk https://med.stanford.edu/newborns/professional-education/breastfeeding/hand-expressing-milk.html Ngày truy cập 28/4/2022

8. Breastfeeding nutrition: Tips for moms https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912 Ngày truy cập: 28/4/2022

9. Delayed establishment of gut microbiota in infants delivered by cesarean section. https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmicb.2020.02099/full Ngày truy cập: 26/4/2022

10. Microbial Colonization From the Fetus to Early Childhood—A Comprehensive Review https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fcimb.2020.573735/full Ngày truy cập: 25/4/2022

11. Skin-to-skin contact is a key part of the UNICEF UK Baby Friendly Initiative standards. It helps babies adjust to life outside the womb and supports mothers to initiate breastfeeding and develop close, loving relationships with their baby. https://www.unicef.org.uk/babyfriendly/baby-friendly-resources/implementing-standards-resources/skin-to-skin-contact/ Ngày truy cập: 25/4/2022

12. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/  Ngày truy cập: 25/4/2022

13. Breastfeeding and medicines  https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/medicines/ Ngày truy cập: 25/4/2022

14. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/ Truy cập ngày 25/04/2023.

15. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Truy cập ngày 25/04/2023

16. Effect of dietary ribonucleotides on infant immune status. Part 2: Immune cell development https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15496603/   Ngày truy cập: 4/3/2022

17. [Evaluation of the effects of a nucleotide-enriched formula on the incidence of diarrhea. Italian multicenter national study] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11268927/   Ngày truy cập: 4/3/2022

18. Acidified Milk Formula Supplemented With Bifidobacterium lactis: Impact on Infant Diarrhea in Residential Care Settings https://journals.lww.com/jpgn/fulltext/2004/03000/acidified_milk_formula_supplemented_with.11 Ngày truy cập: 4/3/2022.

19. Reverri et al (2018)

20. Rousseaux et al (2021)

21. Merolla et al (2000)

22. Yau et al (2003)

23. Pickering et al (1998)

24. Mohan et al (2006)

x