Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 08/12/2023

7 lưu ý trong chăm sóc trẻ sinh mổ có thể mẹ chưa biết

7 lưu ý trong chăm sóc trẻ sinh mổ có thể mẹ chưa biết
Trẻ sinh mổ có nguy cơ đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe so với trẻ sinh thường. Vì vậy, mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sinh mổ để con sớm đạt các mốc phát triển quan trọng.

Sinh mổ hoặc sinh thường hầu hết phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ, ngoại trừ một số trường hợp mẹ chọn đẻ mổ vì lý do cá nhân. Vậy sau sinh mổ, mẹ cần chăm sóc bé như thế nào để con phát triển khỏe mạnh? Mời bạn cùng Marry Baby theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về những lưu ý khi chăm sóc bé sinh mổ nhé!

Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh mổ

So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có nguy cơ gia tăng các vấn đề sức khỏe trong những tháng đầu đời [1]. Do vậy, khi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sinh mổ, mẹ cần tìm hiểu các vấn đề sức khỏe phổ biến thường xảy ra với trẻ chào đời bằng phương pháp đẻ mổ. Nhờ đó, mẹ sẽ không quá căng thẳng và biết cách xử trí, giúp trẻ sinh mổ không bị “chệch” khỏi tiến trình tăng trưởng.

1. Hệ miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa

Trẻ sinh mổ sở dĩ có sức đề kháng yếu hơn trẻ sinh thường là do con không nhận được các vi khuẩn có lợi từ đường sinh thường của mẹ, dẫn đến nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trái lại, trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn vì khi qua ống sinh của mẹ, trẻ có cơ hội tiếp cận với các lợi khuẩn để hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột. Theo một số nghiên cứu tại châu Âu, trẻ sinh mổ nhận rất ít vi khuẩn có lợi từ mẹ và một số khác có khả năng nhận các vi khuẩn bất lợi có liên quan đến môi trường bệnh viện [2].

Do đó, trẻ sinh mổ có khả năng gia tăng tỷ lệ mắc các vấn đề hô hấp, tiêu hóa. Ngoài ra, con cũng có nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì trong tương lai. Mẹ cần lưu ý điều này để có cách chăm sóc trẻ sinh mổ phù hợp [8].

2. Trẻ sinh mổ bị khò khè, dễ mắc bệnh hô hấp

Trẻ sinh thường khi chào đời bằng đường tự nhiên buộc phải ép ngực để qua âm đạo của mẹ. Quá trình này giúp ép hết nước ối trong phổi. Trong khi đó, trẻ sinh mổ không trải qua lực ép của tử cung nên còn tồn dịch trong phổi, dẫn đến khò khè. Bên cạnh đó, trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp cao hơn 1,3 lần [6], [7].

Nghiên cứu thực hiện trên 37.171 trẻ sinh mổ tại Na Uy đã cho thấy, khi chăm sóc trẻ sinh mổ cần lưu ý đến vấn đề hô hấp, cụ thể là thở nhanh, thở khò khè và hen suyễn có nguy cơ cao xảy ra ở trẻ sinh mổ đến 36 tháng tuổi [1].

Cách chăm sóc trẻ sinh mổ

cách chăm sóc trẻ sinh mổ

1. Chăm sóc da kề da [5]

Tiếp xúc da kề da là điều không thể bỏ qua trong chăm sóc bé sau khi sinh mổ tại bệnh viện.

Phương pháp da kề da (hay Kangaroo) mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng bởi việc này có thể giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch khi vừa chào đời. Thông qua da tiếp da, các lợi khuẩn từ mẹ sẽ truyền qua cho bé, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Thường việc tiếp xúc da kề da sẽ diễn ra sớm nhất có thể sau sinh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ. Khi về nhà, mẹ có thể tiếp tục áp dụng phương pháp này vì có lợi rất nhiều cho hai mẹ con.

2. Cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể và duy trì nguồn sữa mẹ

Trong một số trường hợp, nếu mẹ không thể da tiếp da với con (do tình trạng sức khỏe sau ca mổ) thì hãy cho bé bú mẹ sớm nhất có thể. Đối với những trẻ sinh mổ, việc cho bé sớm bú mẹ lại càng quan trọng hơn nữa vì đây là cách tốt nhất để giúp bé thu hẹp “khoảng cách miễn dịch” với các bé sinh thường. Bởi trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp bé nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế rủi ro mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, hen suyễn, đái tháo đường tuýp 1, béo phì… trong các giai đoạn trưởng thành sau này của trẻ [3], [8].

Trong đó, dưỡng chất tiêu biểu nhất phải kể đến là HMO, đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. Có rất nhiều loại HMO khác nhau nhưng phổ biến nhất là 5 loại HMO: 2’-FL,3-FL; 3′-SL, LNT, 6’-SL có vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tạo nền tảng khoẻ mạnh cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu cho trẻ [9], [10]. Kết quả của các nghiên cứu cũng cho thấy, HMO 2’-FL có thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp lên đến 66% [15].

Ngoài HMO, trong sữa mẹ còn có chứa nucleotides, dưỡng chất có thể giúp tăng cường sản sinh kháng thể. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, nucleotides có trong sữa mẹ có thể giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn sau khi tiêm chủng và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ. Hơn nữa, sữa mẹ còn chứa rất nhiều chủng lợi khuẩn. Một trong những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất là Bifidobacterium. Đây là chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [11], [12], [13].

Nếu sau sinh mổ, mẹ gặp khó khăn khi cho bé bú, chẳng hạn dù đã thử nhiều cách mà vẫn thiếu sữa hoặc do điều kiện cơ thể không cho phép, mẹ có thể lựa chọn bổ sung cho con nguồn dinh dưỡng gần với tiêu chuẩn vàng.

3. Theo dõi các vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh mổ

Cũng giống như các bé sinh thường, khi chăm sóc trẻ sinh mổ, mẹ đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ. Trong quá trình chăm sóc, nếu mẹ thấy bé có các biểu hiện như trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực, co giật, bú kém, tím tái, lừ đừ… thì cần đưa bé đi khám ngay [4].

4. Tuân thủ lịch tiêm phòng và lịch khám sức khỏe định kỳ

Việc tiêm phòng đầy đủ cho bé là một trong những cách chăm sóc trẻ sinh mổ hiệu quả giúp ngừa bệnh cho trẻ, nhất là các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm nào trong lịch tiêm chủng. Bên cạnh đó, mẹ hãy nhớ cho con đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ (nếu có).

5. Bổ sung vitamin D cho bé

Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của con trong suốt 36 tháng đầu đời. Ngay sau khi xuất viện về nhà, mẹ nên bổ sung vitamin D mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ Nhờ đó, con sẽ có hệ xương chắc khỏe. Mặt khác, khi trẻ cứng cáp hơn, mẹ cũng có thể cho con ra ngoài đi dạo vào buổi nắng sớm, việc này giúp hệ hô hấp của con hoạt động hiệu quả, hệ miễn dịch của con cũng phát triển hơn [14].

6. Không để bé tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá

Đối với trẻ sinh mổ dễ bị khò khè, sức đề kháng yếu thì khói thuốc lá, môi trường sống ô nhiễm, bụi bặm sẽ làm tình trạng của trẻ nặng hơn. Vì thế, mẹ hãy luôn đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và giữ cho bé tránh xa khói thuốc. Trong nhà có người hút thuốc, nếu không thể cai thuốc, hãy yêu cầu họ hút thuốc ở nơi không ảnh hưởng đến trẻ và người khác [1].

7. Theo dõi các cột mốc phát triển của bé

Mẹ có thể tham khảo trên MarryBaby các cột mốc phát triển của trẻ theo từng tuần, tháng để theo dõi sự tăng trưởng của con. Chẳng hạn sự phát triển của trẻ 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi, 3 tuần tuổi…

Nếu các chỉ số chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu của con thấp hơn nhiều so với bảng chiều cao cân nặng chuẩn thì cần cho trẻ đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Hy vọng hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sinh mổ trên đây phần nào cung cấp cho mẹ những thông tin bổ ích để mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Theo đó, trẻ sinh mổ có thể phát tối ưu và toàn diện nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Delivery by Cesarean Section and Early Childhood Respiratory Symptoms and Disorders
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3254156/ Truy cập ngày 23/11/2021.

2. Microbial Colonization From the Fetus to Early Childhood—A Comprehensive Review https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fcimb.2020.573735/full Ngày truy cập: 4/3/2022

3. Cesarean Birth (C-Section) https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/7246-cesarean-birth-c-section Truy cập ngày 23/11/2021.

4. Newborn Warning Signs https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=newborn-warning-signs-90-P02674 Ngày truy cập: 4/3/2022

5. Care of the Baby in the Delivery Room https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/care-of-the-baby-in-the-delivery-room Truy cập ngày 23/11/2021.

6. What Are the Risks of a C-Section? https://www.webmd.com/baby/risks-of-a-c-section Truy cập ngày 25/04/2023.

7. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/ Truy cập ngày 25/04/2023.

8. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Truy cập ngày 25/04/2023.

9. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/  Truy cập ngày 25/04/2023.

10. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/  Truy cập ngày 25/04/2023.

11. Effect of dietary ribonucleotides on infant immune status. Part 2: Immune cell development https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15496603/   Ngày truy cập: 4/3/2022

12. [Evaluation of the effects of a nucleotide-enriched formula on the incidence of diarrhea. Italian multicenter national study] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11268927/   Ngày truy cập: 4/3/2022

13. Acidified Milk Formula Supplemented With Bifidobacterium lactis: Impact on Infant Diarrhea in Residential Care Settings https://journals.lww.com/jpgn/fulltext/2004/03000/acidified_milk_formula_supplemented_with.11.aspx   Ngày truy cập: 4/3/2022

14. Do all infants need vitamin D supplementation? https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5896946/  Truy cập ngày 25/04/2023.

15. Reverri et al 2018

16. Rousseaux et al 2021

17. Chouraqui et al 2004

18. Ding et al 2021

[*] Khảo sát Mintel 3/2023, trên cơ sở dữ liệu GNPD

x