Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/03/2018

Giải pháp nào điều trị dứt điểm bệnh bạch biến ở trẻ?

Giải pháp nào điều trị dứt điểm bệnh bạch biến ở trẻ?
Không bậc làm cha mẹ nào lại muốn thiên thần nhỏ lớn lên với những vết loang đáng ghét trên da do bệnh bạch biến. Đó là lý do thắc mắc có cách nào điều trị dứt điểm căn bệnh này hay không luôn được quan tâm.

Trẻ em có thể mắc phải bệnh bạch biến bất kỳ thời điểm nào, tính từ thời điểm sau khi sinh. Đặc biệt là khi gia đình đã có thành viên bị bệnh. Bạch biến có tính chất di truyền. Bệnh biểu hiện rất rõ trên da. Đến nay, bệnh này được ước tính chiếm khoảng 1 đến 2% tổng dân số.

Bệnh bạch biến là gì?

Đây là bệnh liên quan đến thẩm mỹ rất lớn. Trong đó sắc tố ở da bị rối loạn do đã bị tàn phá, bị mất đi tế bào giúp sinh ra sắc tố. Bạch biến làm cho da trở nên trắng một cách bất thường trên một vùng nhất định.

Màu da bị mất theo từng mảng, thường ở mặt sau của bàn tay, mặt và nách. Bệnh này không gây nguy hiểm và có thể chữa trị được, nhưng một số loại sắc tố da có thể tái phát ở mặt và cổ. Bệnh bạch biến đôi khi có liên quan đến các loại bệnh khác như bệnh tuyến giáp.

bệnh bạch biến 1
Cha mẹ nào lại không đau lòng khi biết con mình bị bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh

Nếu ảnh hưởng từ di truyền, ngay sau khi lọt lòng, trẻ sơ sinh đã có dấu hiệu bị bệnh bạch biến. Lớn lên, điều này có thể làm cho trẻ trở nên thiếu tự tin hoặc các hệ lụy không hay khác. Do đó mà cha mẹ cần phải có sự quan tâm chú ý và chăm sóc rất nhiều cho trẻ khi bị bạch biến.

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bạch biến, các chuyên gia chỉ có thể đưa ra các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất:

  • Di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 30% trường hợp trẻ bị bệnh bạch biến có liên quan đến tiền sử gia đình. Những bố mẹ bị bệnh bạch biến, khi sinh con ra, các bé thường có tỉ lệ mắc bệnh bạch biến cao hơn so với các đối tượng khác.
  • Do khí hậu: Yếu tố khách quan này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho trẻ trong đó có khả năng khiến bé bị bạch biến. Khí hậu bất ổn sẽ dễ gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch của trẻ khiến các loại vi khuẩn, virus mang bệnh dễ dàng xâm nhập và gây ra bệnh.
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh không đúng cách: Lóng ngóng trong lần đầu làm mẹ khiến nhiều phụ huynh chăm bé không cẩn thận dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công bé. Ví như mặc quần áo cho trẻ quá kín, ra mồ hôi nhiều mà không lau sạch hay vệ sinh thân thể không sạch…
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Nếu bé phải tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
  • Do bệnh lý: Trẻ mắc một số bệnh như thiếu máu nghiêm trọng hay bệnh liên quan đến tuyến giáp, rối loạn chức năng gan, viêm màng não vô khuẩn… cũng có thể bị bạch biến.

Biểu hiện đặc trưng của bạch biến chính là những đốm, mảng da bị mất đi sắc tố, tạo thành những vết loang lớn, phân chia với những vùng da bình thường. Ngoài ra còn có các dấu hiệu sau:

  • Vùng mép chỗ da tổn thương có màu đậm hơn và dễ nổi lên một cách cân đối ở hai bên cơ thể.
  • Xuất hiện các chấm màu nâu trên vùng tổn thương.
  • Trên những vùng da bị bạch biến, tóc hoặc lông cũng chuyển màu trắng.
  • Các đốm bạch biến có thể ít hoặc nhiều, thường thấy ở cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay, cổ, lưng, mặt…

Bệnh bạch biến có lây không?

Đây là bệnh viêm da, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ lan rộng ra những vùng khác trên cơ thể, gây mất thẩm mỹ. Nhưng có một điều chắc chắn rằng bệnh không lây từ người này sang người khác. Bệnh chỉ có tính chất di truyền, vì theo thống kê thì có khoảng 30% người bệnh có người trong gia đình mắc bệnh này.

Giải pháp điều trị bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến vẫn chưa có cách nào điều trị dứt điểm nhưng vẫn có phương pháp hạn chế. Đầu tiên cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống:

  • Bổ sung cho thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin nhóm B như B1, B6 hay B12 như là cá hồi, gạo hay đậu xanh… Đây được coi là những vitamin có lợi cho bệnh nhi bị bạch biến.
  • Nên cho trẻ ăn nhiều hơn các loại trái cây tươi giàu vitamin C nhằm tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng.

Bạch biến kiêng ăn gì?

  • Một số loại thực phẩm có nguy cơ làm cho bệnh trở nặng và khó hỗ trợ điều trị hơn như bột lúa mỳ, yến mạch nhiều thành phần gluten.
  • Các loại đồ uống ngọt có gas.

Về chế độ sinh hoạt, cần chú ý:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Khi ra đường cần mặc quần áo dài tay, đội nón mũ, bịt khẩu trang kín đáo
  • Không dùng các loại xà phòng dễ gây kích ứng da khi tắm gội
  • Giặt quần áo sạch sẽ, phơi khô ráo trước khi mặc

Trong quá trình đưa trẻ đi khám, nếu các bác sĩ tư vấn cần phải dùng đến các loại thuốc để điều trị bệnh bạch biến, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng. Ngược lại thì phụ huynh không được tùy tiện mua thuốc điều trị tại nhà.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x