Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/12/2020

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé
Không chỉ người lớn mới bị mất ngủ mà trẻ em cũng gặp tình trạng này. Vậy bé khó ngủ thiếu chất gì? Nguyên nhân do đâu và cách bổ sung những vi chất còn thiếu như thế nào để trẻ có giấc ngủ ngon? Mẹ tham khảo bài viết sau để cải thiện giấc ngủ cho bé nhé.
Bé khó ngủ thiếu chất gì
Bé khó ngủ thiếu chất gì? Đọc ngay để bổ sung mẹ nhé!

Nguyên nhân bé khó ngủ

Hầu hết các vấn đề liên quan đến việc trẻ không ngủ được là do những nguyên nhân tạm thời như bệnh tật, mọc răng, các mốc phát triển hoặc thay đổi trong thói quen. Vì vậy, thỉnh thoảng trẻ ngủ không ngon giấc và đó là điều không có gì đáng phải lo ngại.

Tuy nhiên, trẻ có thể thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ. Và điều này trở thành vấn đề lớn, cản trở sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Lúc này mẹ cần phải quan tâm, lo lắng và tìm biện pháp cải thiện. Đây có thể dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn, ví dụ như thiếu chất ở trẻ.

Vậy, trẻ khó ngủ thường thiếu những chất gì?

Bé khó ngủ thiếu chất gì?

Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ trằn trọc mỗi khi ngủ, giấc ngủ không sâu, ngủ chập chờn hoặc mất ngủ.

Khi con khó ngủ, mẹ hãy nghĩ ngay đến trường hợp con thiếu các chất sau:

1. Thiếu protein

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Thiếu protein

Protein (đạm từ thực vật và từ động vật) chứa các axit amin, là thành phần cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích sản sinh, phát triển các tế bào.

Các axit amin của protein đóng vai trò hình thành chất dẫn thần kinh hóa học trong não, giúp cho tinh thần được sảng khoái, dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn.

Việc thiếu hụt protein khiến trẻ trở nên mệt mỏi, cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay bị giật mình, liên tục thèm ăn, đau mỏi khớp, rụng tóc, móng tay có các dải trắng…

Khi thấy con có những biểu hiện này, mẹ cần bổ sung cho trẻ các thức ăn giàu protein, như:

  • Yến mạch
  • Hạnh nhân
  • Bông cải xanh
  • Trứng
  • Thịt gà, thịt bò
  • Sữa

2. Thiếu vitamin D và canxi

vitamin D và canxi

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Không thể không kể vitamin D và canxi. Một số nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng nồng độ vitamin D có liên quan đến rối loạn giấc ngủ.

Hơn nữa, vitamin D có vai trò quyết định trong hấp thu canxi. Chúng ta biết canxi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc vào ban đêm, dễ cáu gắt, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hoặc hay giật mình, tức là trẻ đang thiếu vitamin D và canxi. Khi đó thần kinh trẻ bị kích thích gây khó ngủ.

Ngoài ra, mẹ có thể quan sát các dấu hiệu khác của trẻ, để biết con có đang bị thiếu hai vi chất này hay không, ví dụ như con chậm biết đi, mọc răng chậm; rụng tóc thành hình vành khăn, thóp mềm…

Để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ, mẹ cần cho bé thường xuyên tắm nắng vào sáng sớm, bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như:

  • Rau lá xanh
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
  • Sữa chua, phô mai, sữa giàu canxi
  • Tôm, cua, ghẹ
  • Lòng đỏ trứng

3. Thiếu magie

thực phẩm chứa magiê

Magie giúp điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh gọi là GABA. Một trong những chức năng chính của GABA là giúp não hoạt động mạnh vào ban đêm, làm chậm quá trình liên lạc giữa não và hệ thần kinh trung ương, giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Việc tăng lượng magie hàng ngày còn giúp điều chỉnh cả hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Điều hòa hai hệ thống này là rất quan trọng để có một giấc ngủ lành mạnh.

Biểu hiện thiếu magie ở trẻ thường gặp là hay buồn chán, khó ngủ, mất ngủ, lười chơi, chuột rút chân, co giật mí mắt, mắc các bệnh về da hoặc nhịp tim bất thường… Với trẻ lớn hơn thì có thể gặp các vấn đề như đau thắt lưng, đau nửa đầu.

Để bổ sung magie cho trẻ, mẹ nên tăng cường sử dụng các thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày, bao gồm:

  • Rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn…
  • Hạt: hạt điều, hạnh nhân, hướng dương và hạt vừng
  • Bí, bông cải xanh
  • Sữa đậu nành
  • Trái bơ, chuối
  • Cá hồi, cá bơn
  • Thịt bò, ức gà

4. Thiếu chất béo

thực phẩm giàu axit béo omega-3

Chất béo hỗ trợ hấp thụ vitamin A, E và một số vitamin khác. Chất béo, đặc biệt là omega-3, có vai trò giúp tâm trạng trẻ được ổn định và ổn định hoạt động của não. Thiếu chất béo sẽ khiến cơ thể dễ trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ.

Thiếu chất béo gây nên tình trạng trẻ thường xuyên thấy đói bụng, thèm ăn, trở nên chán nản, da khô, phản ứng chậm và hay cảm thấy lạnh. Thậm chí, con có thể bị đau nhức xương khớp.

Mẹ có thể bổ sung chất béo bão hòa qua các thực phẩm như thịt nạc, thịt mỡ.

Chất béo chưa bão hòa như phô mai, váng sữa, dầu thực vật, sữa, trứng gà, các loại hạt… có thể giúp loại bỏ cholesterol xấu và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5. Thiếu vitamin B12

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Vitamin B12

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Có thể bé thiếu vitamin B12. Loại vi chất này quan trọng đối với chức năng của não, và là một chất điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức bằng cách giúp giữ nhịp sinh học đồng bộ.

Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin B12 thấp có liên quan tới chứng mất ngủ, lượng vitamin B12 cao hơn có liên quan đến việc gián đoạn giấc ngủ và thời gian ngủ ngắn hơn.

Bên cạnh những vấn đề về giấc ngủ, biểu hiện của việc thiếu vitamin B12 ở trẻ còn là tình trạng tiêu chảy kéo dài, viêm kết mạc, chốc mép, mắt có vệt đỏ, cổ họng và lưỡi sưng viêm…

Vì vậy, mẹ cần theo dõi để bổ sung loại vitamin này cho trẻ. Vitamin B12 có trong nguồn thực phẩm giàu protein động vật, bao gồm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Thịt, cá
  • Gan
  • Tim động vật

6. Thiếu vitamin C

cam giàu vitamin C

Vitamin C cần thiết để cơ thể tạo collagen, rất quan trọng cho xương, răng và da khỏe mạnh. Loại vitamin này có khả năng làm giảm căng thẳng mà chứng rối loạn giấc ngủ gây ra cho hệ tim mạch.

Ngoài ra, vitamin C có tác dụng cải thiện các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, nâng cao chất lượng giấc ngủ và giảm buồn ngủ vào ban ngày.

Thiếu hụt vitamin C, trẻ có các biểu hiện như: người mệt mỏi, da dễ bị bầm, dễ chảy máu, vết thương lâu lành, vàng răng, bé hay kêu nhức mỏi người.

Bổ sung vitamin C cho trẻ bằng cách cho con ăn các thực phẩm sau:

  • Trái cây: cam, chanh, quýt, bưởi
  • Dâu tây
  • Ớt xanh
  • Bông cải xanh
  • Kiwi
  • Măng tây
  • Cải bắp
  • Khoai lang
  • Cà chua

7. Thiếu kẽm

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Trẻ thiếu kẽm

Kẽm là chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào và thần kinh trung ương hoạt động, giúp trẻ ngủ ngon giấc, đặc biệt là với trẻ hay thức đêm, khóc đêm.

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ hãy nghĩ đến việc trường hợp con thiếu kẽm nhé. Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện như: kém ăn, ăn không ngon, vị giác bất thường, kém ăn, rụng tóc, hay nổi cáu, hay khóc, ngủ thường không sâu giấc.

Cần bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm, như:

  • Gan lợn
  • Tôm đồng
  • Thịt bò
  • Lươn
  • Hàu, sò
  • Sữa
  • Các loại hạt
  • Hải sản

8. Thiếu sắt

viên bổ sung sắt

Sắt là một trong số các nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Thiếu sắt có liên quan đến rối loạn giấc ngủ và gây ra nhiều vấn đề về não bộ khiến trẻ thường xuyên lo lắng, sợ hãi. Do đó, trẻ sẽ khó chìm vào giấc ngủ và ngủ không ngon.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt: người gầy gò, xanh xao, mệt mỏi, hay ngủ gà ngủ gật vào ban ngày nhưng khó ngủ vào ban đêm, rối loạn tiêu hóa, sút cân…

Mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng cách thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn cho trẻ như:

  • Thịt bò, thịt gà
  • Trứng
  • Súp lơ
  • Đậu nành

Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho bé?

Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho bé?

1. Bổ sung các vi chất giúp bé ngủ ngon

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Như chúng ta vừa phân tích, bé khó ngủ do thiếu các vi chất quan trọng cho cơ thể như sắt, magie, kẽm và các loại vitamin.

Vậy, mẹ cần phải bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ những thực phẩm chứa các vi chất ấy. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ các nhóm chất không những tốt cho giấc ngủ của trẻ mà còn có ích cho sự phát triển toàn diện của con.

2. Xây dựng thói quen ngủ khoa học

Mẹ hãy tạo cho trẻ một thói quen ngủ khoa học, nhất quán. Nên ấn định giờ ngủ và giờ thức dậy. Yêu cầu trẻ phải đi ngủ sớm, thức dậy sớm, hạn chế ngủ trưa.

Nếu trẻ khó ngủ, mẹ nên cho bé nghe một vài bản nhạc êm đềm, massage – xoa lưng cho con, hoặc kể một vài câu chuyện cho con nghe, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vì chúng có thể gây khó ngủ.

Hãy kiên nhẫn với con, không la mắng, quát tháo hoặc tạo tâm lý căng thẳng cho trẻ.

3. Cải thiện không gian ngủ

Bố mẹ hãy làm cho phòng ngủ của con giảm bớt ánh sáng và tiếng ồn; tạo nhiệt độ mát mẻ về mùa hè, tránh gió lùa về mùa đông để trẻ có giấc ngủ đảm bảo.

Ngoài ra hãy, khuyến khích trẻ tăng cường vận động nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ.

Trên đây, MarryBaby đã chỉ ra nguyên nhân, giải pháp cải thiện giấc ngủ của trẻ. Bé khó ngủ thiếu chất gì chắc hẳn mẹ đã biết. Hy vọng rằng mọi bé yêu đều ngủ ngon và có những giấc mơ ngọt ngào!

Phương Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x