Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 31/08/2023

Bé 19 tháng tuổi: Biết làm gì, phát triển thể chất, nhận thức ra sao?

Bé 19 tháng tuổi: Biết làm gì, phát triển thể chất, nhận thức ra sao?
Chúc mừng em bé của mẹ đã là trẻ 19 tháng tuổi. Ở tuổi này, trong tâm trí non nớt của mình, con đã hiểu “gia đình” chính là bố mẹ và những người sống chung nhà. Và bây giờ, con đã “sở hữu” một vốn từ kha khá, có thể dễ dàng hơn khi bộc lộ mong muốn của bản thân. Nhưng sự hiếu động thì không hề giảm đi mà còn tăng thêm do cơ thể con luôn tràn đầy năng lượng.  Ở giai đoạn này, nhiều trẻ 19 tháng tuổi hay ốm vặt hoặc thỉnh thoảng lười ăn khiến mẹ vừa mệt vì chăm con vừa lo vì bệnh tật của bé.

Nuôi con là cả hành trình vất vả, nhưng chỉ cần trẻ 19 tháng tuổi của mẹ đạt hoặc gần đạt các cột mốc phát triển sau thì mẹ không cần quá lo lắng bé 19 tháng tuổi biết làm gì.

Bé 19 tháng tuổi biết làm gì?

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 19 tháng tuổi

  • Trẻ 19 tháng tuổi nặng bao nhiêu? Cân nặng trung bình của bé gái là 10,9kg, của bé trai là 11.2kg.
  • Trẻ 19 tháng tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn? Chiều cao trung bình của bé gái là 81,8cm, của bé trai là 83,3cm.

>> Mẹ xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-18 tuổi chuẩn WHO

2. Các mốc phát triển của trẻ 19 tháng tuổi

Bé 19 tháng tuổi biết làm gì với sự phát triển về thể chất?

  • Bé có thể đi, chạy hoặc nhảy từ một độ cao nhất định xuống đất. Tuy nhiên bé có thể hay bị ngã do chưa kiểm soát được chuyển động cũng như sự phối hợp giữa tay chân và mắt chưa hoàn thiện.
  • Kỹ năng cầm nắm của trẻ 19 tháng tuổi cũng tiến bộ hơn. Con không chỉ biết cầm muỗng mà còn biết sử dụng nĩa.
  • Khi thấy bố mẹ thực hiện các động tác như rửa tay, gấp quần áo… con cũng bắt chước theo. Bé cũng dần mọc thêm răng nên bạn hãy chú ý đến tình trạng sốt mọc răng của con yêu nhé.
  • Bé biết rửa tay và lau tay khô, biết kêu mẹ hoặc người chăm sóc khi muốn đi vệ sinh.

Bé 19 tháng tuổi biết làm gì với khả năng ngôn ngữ và giao tiếp?

  • Bé 19 tháng tuổi bập bẹ được 10-20 từ đơn giản. Bên cạnh đó, con yêu cũng tiếp thu từ mới mỗi ngày để có thể vận dụng về sau. Bạn hãy dạy cho con những từ ngữ xoay quanh chủ đề màu sắc đồ vật bởi chúng vừa khá đơn giản mà còn lại dễ nhớ.
  • Khả năng hài hước của con bắt đầu phát triển. Bé có thể hiểu được khía cạnh gây cười trong lời nói, hành động của người khác, chẳng hạn bé sẽ cười nắc nẻ khi mẹ làm trò hoặc mẹ vờ tỏ ra “ngớ ngẩn”.
  • Vốn từ vựng của trẻ 19 tháng tuổi trong khoảng 10-50 từ. Nhưng đây chỉ là con số ước lượng trung bình vì có bé sẽ nói được nhiều từ hơn. Mặt khác, nhiều trẻ 19 tháng đã có thể sử dụng các cụm từ đơn giản và biết dùng đại từ xưng hô khi giao tiếp.

Một số cột mốc phát triển khác của bé 19 tháng tuổi

  • Bé có khả năng quan sát và trí nhớ tốt. Vì vậy, bé dễ dàng nhận ra sự khác lạ của những đồ vật quen thuộc, như chiếc xe ô tô đồ chơi bị rớt mất một bánh hay bé búp bê rơi mất 1 mắt.
  • Ở giai đoạn này, bé luôn muốn thể hiện tính độc lập và cái tôi. Vì vậy, bé sẽ có những phản ứng dễ bị dán mác là bướng bỉnh. Ví dụ, bé sẽ lờ đi mệnh lệnh của mẹ. Điều này đòi hỏi mẹ phải vô cùng kiên nhẫn, tránh giận dữ hay dùng hình phạt. Thay vào đó, đừng ra lệnh mà hãy nhẹ nhàng yêu cầu con đồng thời cho bé thấy bé luôn được yêu thương.

Các mốc phát triển của trẻ 19 tháng tuổi

3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ 19 tháng tuổi

Trẻ 19 tháng chưa biết nói có đáng lo?

Bé 19 tháng tuổi biết làm gì? Bé biết nói chưa? Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Đối với ngôn ngữ, khi thấy bé 19 tháng tuổi chưa biết nói; mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy nhìn vào những biểu hiện khác của con; để xem thực sự bé có đang bị chậm phát triển hay không.

Sự phát triển ngôn ngữ không chỉ dựa vào số lượng từ bé có thể nói; mà còn những kỹ năng khác như hiểu một số câu nói của mẹ; sử dụng cử chỉ (hay ngôn ngữ cơ thể) để truyền đạt ý của bé. Nên do đó, mẹ cần quan sát trẻ 19 tháng tuổi một cách tổng thể. Không chỉ dựa vào số từ con nói.

Tuy nhiên, nếu bé 19 tháng tuổi chưa biết nói từ nào hoặc ít hơn 10 từ thì mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn: Mẹ phải làm sao?

Mẹ sẽ thấy bé 19 tháng tuổi có đôi lần từ chối; hoặc thậm chí không muốn nếm món ăn. Mẹ không cần phải quá căng thẳng về việc này nhé! Nếu trẻ 19 tháng tuổi vẫn hoạt động, đủ cân nặng và sức khỏe tốt – có nghĩa là con đã ăn đủ.

Điều quan trọng là mẹ cần đảm bảo trẻ 19 tháng tuổi có đủ chất dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm chính sau:

  • Trái cây và rau củ.
  • Khoai tây, bánh mì, gạo, mì ống và các loại carbohydrate giàu tinh bột khác.
  • Sữa hoặc các loại sữa thay thế.
  • Đậu, cá, trứng thịt và các loại protein khác.

Mẹ hãy giới thiệu các loại thức ăn đa dạng từ từ cho con; và tiếp tục quay lại với những món mà con không thích trước đây. Thị hiếu của bé 19 tháng tuổi sẽ thay đổi.

Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ 19 tháng tuổi

1. Dinh dưỡng cho bé 19 tháng tuổi

Thực đơn cho trẻ 19 tháng tuổi

Hầu hết trẻ mới biết đi cần khoảng ¾ đến 1 chén trái cây và rau củ, ¼ chén ngũ cốc (tinh bột), ba muỗng canh đạm (thịt, cá, tôm) mỗi ngày.

Để biết chính xác thực đơn cho trẻ 19 tháng tuổi dùng bao thực phẩm, mẹ có thể tham khảo thêm bảng thực phẩm bé ăn dặm chuẩn khoa học tại đây.

Tốt nhất, mẹ nên mua một chiếc cân thức ăn mini để dùng trong nấu ăn cho bé.

Vậy trẻ 19 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa? Trẻ cần khoảng 400 – 500ml sữa.mỗi ngày.

Ở giai đoạn chập chững biết đi, trẻ thỉnh thoảng sẽ lười ăn. Mẹ không nên ép con mà hãy chế biến những món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn để bé hứng thú hơn với việc ăn uống.

Thêm nữa, nếu muốn rèn luyện cho con thói quen ăn uống tích cực như ăn nhiều trái cây, rau xanh thì chính bố mẹ phải làm gương để con bắt chước, nhất là khi con ngồi cùng bàn ăn. Từ đó, bé sẽ từ từ hình thành ý thức ăn uống lành mạnh. Tránh ép con ăn theo ý định của người lớn một cách cứng nhắc.

– Bé lười uống sữa phải làm sao? Cách bổ sung canxi cho bé

Bổ sung thực phẩm giàu canxi cho bé

Bé lười uống sữa phải làm sao? Nếu bé lười uống sữa, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho con như các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai).

Khi cho con ăn sữa chua và phô mai, mẹ lưu ý:

2. Hoạt động giúp bé 19 tháng tuổi phát triển

Một số hoạt động giúp bé phát triển. Để giúp con phát triển các kỹ năng mới, mẹ hãy kết hợp vừa chơi vừa rèn luyện bằng các hoạt động sau:

  • Chơi đá bóng, ném bóng. Trò chơi quen thuộc giúp trẻ rèn luyện thể lực và kỹ năng vận động.
  • Đi chơi công viên. Bên cạnh các hoạt động vui chơi ngoài công viên tạo điều kiện để bé rèn luyện kỹ năng vận động, việc mở rộng vòng tròn giao tiếp còn là cách để con hình thành một số kỹ năng xã hội.
  • Chăm sóc búp bê Trẻ 19 tháng tuổi sẽ bắt chước những hành động mà chúng thấy mẹ làm, như bế và cho em bé ăn. Nhờ đó mà hỗ trợ phát triển kỹ năng sống của bé.
  • Chơi với con rối. Đây là trò chơi giàu trí tưởng tượng giúp trẻ phát triển tư duy và khả năng ngôn ngữ.

Một số hoạt động giúp bé phát triển

Bí quyết cho mẹ: Khi mẹ muốn làm việc nhà, hãy cho bé một ít decal, hình dán cùng vài tờ giấy trắng. Bé sẽ chú tâm và bận rộn vào các hình dán, không có thời gian nghịch ngợm, leo trèo. Mẹo này cũng có thể được áp dụng khi cho con đi chơi xa, phải di chuyển bằng xe hơi, máy bay. Việc chơi với hình dán sẽ giúp bé ngồi yên, không gây ồn ào trên phương tiện di chuyển.

3. Cách chăm sóc giấc ngủ cho bé 19 tháng tuổi

Trẻ 19 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Bé 19 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ 19 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Hầu hết trẻ 19 tháng tuổi cần ngủ khoảng 11 đến 12 giờ vào ban đêm, cộng với giấc ngủ trưa khoảng 1,5 đến 2 giờ. Tổng cộng bé cần ngủ khoảng 13 đến 14 giờ mỗi ngày.

Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”

Bé 19 tháng tuổi biết làm gì? Ở giai đoạn này, một số bé có thể gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”. Trẻ có thể khóc và la hét khi đang ngủ nhưng không hề thức dậy. Lúc này, đừng cố đánh thức con, chỉ nên vỗ về trấn an bé.

Hiện các nhà nghiên cứu chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” về đêm. Nhưng theo họ, căng thẳng, thay đổi thói quen và tình trạng mệt mỏi có thể góp phần gây ra hiện tượng này. Trong một số trường hợp, nó còn đến từ việc ngưng thở khi ngủ hoặc do trẻ gặp vấn đề về sức khỏe. Thường chứng rối loạn giấc ngủ này sẽ tự hết khi trẻ lên 9.

Để hiểu rõ hơn về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ và cách ngăn ngừa tình trạng này.

Khi nào bé thôi ngủ cũi? Cách tập cho bé ngủ giường

bé 19 tháng tuổi biết làm gì
Bé 19 tháng tuổi biết làm gì?

Mẹ có thể băn khoăn không biết trẻ 19 tháng tuổi chuyển từ cũi sang giường được chưa? Thật ra, không có thời điểm xác định để chuyển bé qua ngủ giường.

Một số trẻ gắn bó với cũi cho đến lúc 3 tuổi hoặc hơn, vì vậy mẹ không cần phải vội vàng thay đổi nếu chưa cần thiết. Nhớ là trong khi ngủ, bé có thể thức giấc bất cứ lúc nào. Vì lý do đó, mẹ để bé ngủ cũi càng lâu càng tốt.

Một số trẻ không bao giờ trèo ra khỏi cũi ngay cả khi bé lớn. Một số khác trèo ra lúc có thể làm được. Nếu bé rất hay leo trèo, mẹ cần chú ý đến vấn đề an toàn của con. Khi thực hiện cách tập cho bé ngủ giường, mẹ cũng có thể lựa chọn:

  • Cho bé ngủ trên nệm dưới sàn. Cách này giúp bé không ngã và bị thương nhưng cần đặt chắn an toàn ở cửa phòng ngủ. Vì bé có thể thức dậy giữa khuya và đi lung tung mà người lớn không biết.
  • Chuyển bé qua giường ngủ loại có thanh chắn, mẹ sẽ không lo bé rơi, ngã, ngừa tai nạn xảy đến với con. Cách tập cho bé ngủ giường cần tuân thủ theo nguyên tắc từ từ để bé thích ứng. Mẹ hãy dành thời gian xây dựng lịch trình ngủ cho con trên chiếc giường mới thông qua các hoạt động bổ ích như đọc sách, kể chuyện cho bé nghe.

4. An toàn cho bé 19 tháng tuổi dưới nắng mặt trời

Bị cháy nắng ở độ tuổi nhỏ có thể tăng nguy cơ ung thư da sau này và gây hư tổn cho da. Vì vậy, mẹ cần bảo vệ cho da của bé khi ra ngoài, bất kể trong thời tiết nào. Hãy dùng kem chống nắng, che chắn cho bé bằng quần áo dài tay, đội mũ và đeo kính mát, cho bé ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt.

Kem chống nắng gồm có 2 loại là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Để biết kem chống nắng vật lý có dùng được cho trẻ con không, mẹ hãy xem thông tin tại đây.

5. Tập ngồi bô cho trẻ 19 tháng tuổi

Bé 19 tháng tuổi biết làm gì? Thời điểm này mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ngồi bô và thói quen tự đi vệ sinh một mình trước khi đi ngủ hoặc khi ra ngoài. Để con hứng thú với việc ngồi bô, mẹ hãy cho bé chơi bịch tã và giải thích rằng vài ngày tới con sẽ không cần dùng tã nữa. Muốn tập cho trẻ 19 tháng tuổi ngồi bô, mẹ có thể tham khảo cách tập cho bé biết ngồi bô trong 3 ngày.

6. Cách xử trí cơn ăn vạ của trẻ 19 tháng tuổi nơi công cộng

Bé 19 tháng biết làm gì?
Bé 19 tháng biết làm gì?

Làm sao để hạn chế những cơn giận dữ bộc phát nơi công cộng của trẻ 19 tháng tuổi? Tốt nhất, mẹ đừng cho bé ra ngoài khi con sắp đến giờ ăn hay giờ ngủ trưa. Vì cảm giác đói, mệt cũng làm trẻ khó chịu và gia tăng những cơn giận dỗi, ăn vạ.

Khi bé ăn vạ, gào khóc, mẹ hãy bình tĩnh, tránh quát tháo con chỗ đông người. Hãy nhỏ nhẹ hỏi xem con muốn gì. Tùy vào từng trường hợp mà xử trí đúng cách.

Nếu bé 19 tháng tuổi đòi mua đồ chơi, hãy đặt trẻ vào sự lựa chọn. Nếu con muốn mua đồ chơi (chẳng hạn như máy bay tàu lượn, xe hơi), cuối tuần này con sẽ không được đi chơi công viên nữa. Hoặc mẹ có thể lái sự chú ý của trẻ sang một câu chuyện khác mà mẹ đoán chủ đề đó có thể hấp dẫn con.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 19 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Trẻ 19 tháng tuổi đa số hiếu động và nghịch ngợm

Trẻ 19 tháng tuổi đa số hiếu động và nghịch ngợm. Vì vậy, con rất dễ té ngã, thậm chí bị chấn thương. Mẹ đừng quên bỏ túi mẹo xử trí khi bé ngã từ trên giường xuống đất.

Nếu mẹ nhìn thấy trên cơ thể bé có nhiều vết bầm tím hoặc con khóc trong thời gian dài mà không có lý do thì hãy đưa con đến bác sĩ nhé.

2. Cách mẹ chăm sóc bản thân

Cuộc sống có thể trở nên vô cùng bận rộn và hỗn loạn khi mẹ đang nuôi một đứa trẻ 19 tháng tuổi. Để giúp đối phó với những thách thức của giai đoạn này, mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân.

  • Nhờ sự hỗ trợ của chồng hoặc các thành viên trong gia đình: Việc chăm sóc bé 19 tháng tuổi sẽ tốn rất nhiều năng lượng và có thể khiến mẹ nhanh chóng mệt mỏi. Mẹ sẽ biết khi nào mình hết năng lượng. Trong những lúc như vậy, mẹ có thể liên hệ để xem chồng, hoặc thành viên gia đình hoặc người trông trẻ có thể đảm nhận việc này trong một hoặc hai giờ hay không. Hãy dành một khoảng “me-time” để làm điều gì đó chỉ dành cho mẹ sẽ giúp mẹ có cơ hội sạc lại pin.
  • Để tránh cảm giác bị cô lập, mẹ có thể kể chuyện cho trẻ 19 tháng tuổi tại thư viện hoặc trung tâm cộng đồng. Hoặc mẹ có thể gặp gỡ bạn bè và con cái của họ tại sân chơi hoặc công viên; hoặc gặp gỡ những phụ huynh trong nhà trẻ nơi con học để chia sẻ những câu chuyện và mẹo nuôi dạy con.
  • Tạo ra một mối liên kết với các bậc cha mẹ hỗ trợ có nghĩa là mẹ sẽ có một người nào đó để trò chuyện trong hoàn cảnh tương tự. Điều này có thể giúp giảm bớt một số căng thẳng hoặc lo lắng mà mẹ cảm thấy khi giải quyết tất cả những thăng trầm của việc nuôi dạy trẻ 19 tháng tuổi.

Hy vọng mẹ đã biết bé 19 tháng tuổi biết làm gì qua bài viết này. Chăm sóc trẻ 19 tháng tuổi đòi hỏi mẹ phải khéo léo cũng như thường xuyên tham khảo thêm các phương pháp dạy trẻ tiến bộ như phương pháp Montessori, Waldorf hay dạy con kiểu Nhật, kiểu Do Thái, kiểu Mỹ… Hãy ưu tiên áp dụng những cách dạy con “không nước mắt” để tránh làm con tổn thương mẹ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. New dietary guidelines: Any changes for infants, children, and teens?

https://www.health.harvard.edu/blog/new-dietary-guidelines-any-changes-for-infants-children-and-teens-2021012621831

Ngày truy cập: 13/8/2021.

2. Feeding Your Toddler – Ages 1 to 3 Years

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/13400-feeding-your-toddler—ages-1-to-3-years

Ngày truy cập: 13/8/2021.

3. Language development: Speech milestones for babies

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/language-development/art-20045163

Ngày truy cập: 13/8/2021.

4. Temper Tantrums

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=temper-tantrums-90-P02295

Ngày truy cập: 13/8/2021.

5. What Not to Do When Your Child Is Having a Tantrum

https://childmind.org/article/what-not-to-do-when-your-child-is-having-a-tantrum/

Ngày truy cập: 13/8/2021.

x