Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngân Phạm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 03/06/2022

Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Mẹ phải làm sao?

Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Mẹ phải làm sao?
Vết rạn da bị ngứa sau sinh là nỗi khổ khó nói của rất nhiều mẹ bỉm. Tình cảnh này có thể khiến mẹ “khổ không thể tả” bởi cảm giác ngứa cứ thôi thúc mẹ phải gãi, nhưng càng gãi thì lại càng ngứa và càng khiến vết rạn trở nên tệ hơn.

Rạn da khi mang thai là “nỗi ám ảnh” của nhiều bà bầu. Cứ ngỡ vết rạn sẽ nhanh chóng mờ dần và biến mất theo thời gian thì nhiều mẹ lại rơi vào tình cảnh “khốn khổ” hơn khi các vết rạn da bỗng dưng bị ngứa sau khi sinh mà không biết phải làm sao.

Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân khiến các vết rạn da bị ngứa sau sinh cũng như bật mí một vài bí quyết giúp bạn sớm thoát khỏi tình cảnh “khổ sở” này.

Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Nguyên nhân do đâu?

Rạn da khi mang thai là tình trạng rất thường gặp. Theo thống kê, 8 trên 10 bà bầu gặp phải tình trạng này trong thai kỳ. Vết rạn da không nguy hiểm nhưng có thể tồn tại một thời gian dài sau khi sinh, làm mất thẩm mỹ và đôi khi gây ngứa ngáy, khó chịu cho mẹ bỉm.

Đa phần, tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh không đáng lo ngại. Nguyên nhân gây ngứa chủ yếu là do vùng da sau khi bị rạn trở nên mỏng và nhạy cảm hơn, nếu gặp thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí giảm thì da dễ bị khô và khiến các vết rạn trở nên ngứa ngáy.

Ngoài ra, rạn da thực chất là một dạng sẹo, hình thành do da bị kéo căng quá mức khi cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh trong thai kỳ. Điều này làm cho liên kết collagen và elastin ở lớp hạ bì bị đứt gãy. Sau khi sinh, những tổn thương sẽ dần được sửa chữa và vết sẹo cũng bắt đầu lành lại. Quá trình này có thể gây ngứa tương tự như khi các vết thương khác “lên da non”.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị ngứa ở vết rạn do tình trạng ngứa sẩn mề đay khi mang thai (PUPPP) phát triển trực tiếp trên các vùng da này. Tình trạng PUPPP thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả sau khi sinh. Biểu hiện thường gặp nhất là cảm giác ngứa ngáy dữ dội ở vùng da bị ảnh hưởng, nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước trên da.

Có nên gãi vết rạn da khi bị ngứa?

Có nên gãi vết rạn da bị ngứa sau sinh

Khi vết rạn da bị ngứa sau sinh, chắc hẳn phản ứng đầu tiên của bạn là muốn gãi thật mạnh để làm giảm cơn ngứa. Gãi có thể mang lại cảm giác dễ chịu tức thời nhưng sẽ khiến bạn càng ngứa hơn sau đó.

Không những vậy, việc gãi quá mạnh khi các vết rạn bị ngứa có thể làm trầy xước bề mặt da và khiến vùng da bị rạn tổn thương nghiêm trọng hơn. Các vết thương hở cũng tạo điều kiện để vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong da, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Vì vậy, dù cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, bạn cũng không nên gãi các vùng da bị rạn mà hãy thử áp dụng những phương pháp khác để giúp giảm ngứa hiệu quả và an toàn hơn.

Vết rạn da bị ngứa sau sinh phải làm sao? Đâu là cách giảm ngứa hiệu quả?

Mẹ bỉm có thể thử các bí quyết ngăn ngừa và làm giảm tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh an toàn, khoa học và hiệu quả dưới đây:

  • Chườm lạnh: Bạn hãy đắp một miếng khăn lạnh hoặc chườm đá lên các vết rạn bị ngứa trong khoảng 5 – 10 phút hoặc đến khi cơn ngứa thuyên giảm.
  • Tắm bột yến mạch. Bột yến mạch có thể cung cấp độ ẩm, giúp da bớt khô và giảm ngứa hiệu quả.
  • Dưỡng ẩm bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi.
  • Tắm nước ấm, hạn chế tắm bằng nước nóng hoặc ngâm trong bồn tắm nóng
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát làm từ cotton. Bạn nên tránh các loại quần áo được làm từ vải tổng hợp hoặc vải lanh vì những loại vải này có thể tạo cảm giác thô ráp, khiến da dễ bị kích ứng và gây ngứa.
  • Tránh để nhiệt độ phòng quá cao. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn có thể dùng điều hòa để không gian trong nhà luôn mát mẻ. Hãy sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong mùa đông để tránh da bị khô và gây ngứa.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức vì căng thẳng có thể làm cho tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh trở nên tồi tệ hơn.

Nếu ngứa không thuyên giảm, ngứa dữ dội gây ảnh hưởng đến tâm lý, cản trở sinh hoạt hàng ngày hoặc có các biểu hiện sẩn ngứa và mề đay, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Giải pháp ngăn ngừa rạn da bằng các dưỡng chất tự nhiên

vết rạn da bị ngứa sau sinh phải làm sao

Các vết rạn có xu hướng mờ dần một cách tự nhiên theo thời gian. Thế nhưng, thực tế, rất khó để các vết rạn da hình thành khi mang thai biến mất hoàn toàn sau sinh.

Hầu hết các phương pháp trị rạn phổ biến hiện nay như dùng thuốc trị rạn, liệu pháp laser hay kỹ thuật siêu mài mòn da cũng chỉ có thể giúp vết rạn nhanh mờ chứ rất khó loại bỏ hoàn toàn.

Do đó, cách tốt nhất để rạn da không “đeo bám” bạn sau khi sinh chính là không để chúng có cơ hội phát triển trong giai đoạn mang thai. Ngày nay, nhiều mẹ bầu lựa chọn các dưỡng chất tự nhiên để giúp ngăn ngừa rạn da trong thai kỳ. Đặc biệt, nhiều dưỡng chất không chỉ có khả năng hạn chế sự xuất hiện của vết rạn khi mang thai mà còn giúp làm mờ vết rạn và giảm tình trạng vết rạn da bị ngứa sau sinh vô cùng hiệu quả:

  • Tinh dầu oải hương: Tinh dầu oải hương có chứa các thành phần giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và hình thành mô liên kết dưới da, giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng rạn da khi mang thai. Ngoài ra, tinh dầu này cũng có tính kháng viêm, làm dịu da, giảm cảm giác châm chích và viêm ngứa ở những vùng da bị ảnh hưởng.
  • Tinh dầu cúc xu xi: Tinh dầu cúc xu xi có thể giúp kiểm soát tình trạng rạn da hiệu quả nhờ khả năng tăng cường tái tạo tế bào da và làm lành các vết nứt do rạn da.
  • Tinh dầu cúc La Mã: Các hoạt chất có trong tinh dầu cúc La Mã mang những đặc tính làm dịu và chống viêm vượt trội, từ đó có khả năng làm giảm tình trạng sưng tấy và ngứa rát do vết rạn gây ra.
  • Tinh dầu lá hương thảo: Loại tinh dầu này có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, đồng thời cho thấy nhiều lợi ích trong việc làm mờ vết rạn trên da
  • Vitamin A: Vitamin này giúp kích thích tăng sinh collagen, cải thiện tình trạng mất độ đàn hồi và những dấu hiệu tổn thương da. Ngoài ra, vitamin A cũng thúc đẩy quá trình dưỡng ẩm tự nhiên của da, giúp ngăn ngừa tình trạng khô da gây ngứa.
  • Vitamin E: Vitamin E tác động vào sâu các lớp dưới da và giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra, loại vitamin này cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả, giúp bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời.

Trong thai kỳ, việc dùng tinh dầu và vitamin dưỡng da cần hết sức thận trọng. Bởi trong giai đoạn này, da của mẹ bầu trở nên vô cùng nhạy cảm, nếu dùng không đúng sẽ khiến da bị tổn thương và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, tốt nhất, thay vì dùng riêng lẻ, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại dầu chống rạn có chứa các dưỡng chất kể trên và được điều chế theo công thức phù hợp với phụ nữ mang thai để giúp các dưỡng chất thẩm thấu nhanh và sâu hơn vào da.

Bạn có thể dùng dầu chống rạn da để massage các vùng da dễ bị rạn như bụng, ngực, đùi, cánh tay, hông và mông ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, trước khi các dấu hiệu rạn da xuất hiện và dùng kéo dài đến cả sau khi sinh. Điều này không chỉ ngăn ngừa rạn da hiệu quả mà còn giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thoải mái và bớt mệt mỏi trong quá trình mang thai.

Trong trường hợp đang phải đối mặt với tình trạng vết rạn da bị ngứa sau sinh, bạn cũng có thể dùng các loại dầu trị rạn này để massage mỗi ngày. Các dưỡng chất tự nhiên có trong dầu trị rạn có thể giúp làm mờ vết rạn và giảm viêm ngứa rất hiệu quả.

Rạn và ngứa là các vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và mang đến nhiều sự khó chịu cho các mẹ. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng vết rạn bị ngứa sau sinh, hãy thử áp dụng một vài bí quyết giảm ngứa kể trên. Nếu tình hình không cải thiện, tốt nhất bạn nên đi khám để tránh tình trạng ngứa làm bạn căng thẳng, khó chịu và gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Stretch marks in pregnancy https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stretch-marks/ Ngày truy cập: 24/11/2021

2. Pregnancy Stretch Marks https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/what-are-pregnancy-stretch-marks/ Ngày truy cập: 24/11/2021

3. Pregnancy: Stretch Marks, Itching, and Skin Changes https://www.mottchildren.org/health-library/aa88316 Ngày truy cập: 24/11/2021

4. Dry skin https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/symptoms-causes/syc-20353885 Ngày truy cập: 24/11/2021

5. Taking the Itch Out of Stretch Marks https://www.healthline.com/health/itchy-stretch-marks Ngày truy cập: 24/11/2021

6. PRURITIC URTICARIAL PAPULES AND PLAQUES OF PREGNANCY https://www.aocd.org/page/PUPPP Ngày truy cập: 24/11/2021

7. HOW TO RELIEVE ITCHY SKIN https://www.aad.org/public/everyday-care/itchy-skin/itch-relief/relieve-itchy-skin Ngày truy cập: 24/11/2021

8. STRETCH MARKS: WHY THEY APPEAR AND HOW TO GET RID OF THEM https://www.aad.org/public/cosmetic/scars-stretch-marks/stretch-marks-why-appear Ngày truy cập: 24/11/2021

9.The Top 8 Essential Oils for Stretch Marks [Complete Guide] https://www.minorityhealth.org/essential-oils-for-stretch-marks/ Ngày truy cập: 24/11/2021

10. Choose Calendula for Skin Health https://achs.edu/blog/2020/01/23/calendula-for-skin-health/ Ngày truy cập: 23/11/2021

11. Chamomile: A herbal medicine of the past with bright future https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2995283/ Ngày truy cập: 23/11/2021

12. Rosemary Essential Oil-Loaded Lipid Nanoparticles: In Vivo Topical Activity from Gel Vehicles https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5750654/ Ngày truy cập: 23/11/2021

13. Vitamin A antagonizes decreased cell growth and elevated collagen-degrading matrix metalloproteinases and stimulates collagen accumulation in naturally aged human skin https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10692106/ Ngày truy cập: 23/11/2021

14. The Importance of Moisturizing https://www.utmedicalcenter.org/the-importance-of-moisturizing/ Ngày truy cập: 23/11/2021

15. 12 Essential Oils to Help Heal or Prevent Stretch Marks https://www.healthline.com/health/essential-oils-for-stretch-marks Ngày truy cập: 26/11/2021

x