Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/12/2020

Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không?

Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không?
Uống thuốc tránh thai, một số người có thể bị chảy máu sau khi sử dụng. Liệu uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé. 
Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không
Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết hoạt động uống thuốc tránh thai bị ra máu là hiện tượng thường thấy và không đáng lo ngại bởi triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài hơn 6 tháng, bạn cần đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân uống thuốc tránh thai bị ra máu

nguyên nhân uống thuốc tránh thai bị ra máu

Trong 6 tháng đầu khi mới sử dụng thuốc tránh thai, một số chị em có thể thường xuyên thấy tình trạng chảy máu bất thường. Điều này là do tác dụng của lượng hormone ức chế từ thuốc ảnh hưởng đến cơ thể. Trong thuốc tránh thai có chứa hormone progestin (một dạng tổng hợp của progesterone). Khi đi vào cơ thể, hormone này sẽ lập tức cản quá trình rụng trứng, ngăn chặn tinh trùng gặp trứng và thụ tinh. Tuy nhiên, quá trình này có thể khiến lớp nội mạc tử cung bị mỏng dẫn đến chảy máu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số vấn đề dưới đây khi dùng thuốc tránh thai:

  • Đối với thuốc ngừa thai hằng ngày được kê toa, nếu bạn quên uống nhiều hơn 2 ngày thì sẽ xảy ra tình trạng băng huyết.
  • Thuốc tránh thai có thể khiến bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy do cơ thể chưa kịp hấp thụ các hormone trong thuốc.
  • Nếu bạn bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng nấm men hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) khi uống thuốc tránh thai thì có thể bị kích ứng, viêm tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Bạn có thể bị tương tác thuốc trong khi đang dùng thuốc tránh thai, ví dụ như thuốc kháng sinh có thành phần Rifampin dùng để trị ho, cảm cúm. Thuốc này gây ức chế và cản trở hiệu quả của thuốc tránh thai.
  • Bạn cũng có thể mang thai dù đã uống thuốc thuốc. Khi mang thai, bạn sẽ thấy âm đạo ra một ít máu nâu (máu báo có thai). Do vậy, nếu sau khi uống thuốc tránh thai mà thấy dấu hiệu này, bạn hãy dùng que thử thai để kiểm tra hoặc đến phòng khám để siêu âm.

Uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không?

uống thuốc tránh thai bị ra máu có nguy hiểm không

Thông thường, hoạt động uống thuốc tránh thai bị ra máu là khá phổ biến và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu cơ thể không phù hợp với thuốc đang dùng, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây:

  • Hàm lượng hormone lớn có thể gây ức chế lên buồng trứng, làm thay đổi nội tiết tố dẫn đến bong niêm mạc tử cung. Cơ thể bạn lúc này cần nhiều estrogen hơn để làm dày niêm mạc tử cung và giảm khả năng xuất huyết.
  • Cơ thể không phản ứng với progestin tổng hợp trong thuốc. Lúc này, bạn cần sử dụng thuốc tránh thai khác phù hợp với cơ thể hơn và hạn chế tình trạng chảy máu.

Tuy nhiên, nếu lượng máu ra nhiều kèm theo đau bụng dưới dữ dội, chóng mặt nặng hoặc chảy máu kéo dài hơn 6 tháng thì đó là dấu hiệu của những bệnh tiềm ẩn sau:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như bệnh lậu, giang mai
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Một dạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở nữ giới
  • Lạc nội mạc tử cung (endometriosis)
  • U xơ tử cung

Cách để ngừng ra máu khi uống thuốc tránh thai

Cách để ngừng ra máu khi uống thuốc tránh thai

Khi uống thuốc tránh thai bị ra máu, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để hạn chế tình trạng này và tận dụng được tối đa hiệu quả của thuốc tránh thai.

  • Uống thuốc đúng thời gian và liều lượng được chỉ định để thuốc phát huy tác dụng.
  • Sử dụng thuốc thường xuyên và lâu dài để cơ thể hoàn toàn thích nghi với các thành phần trong thuốc.
  • Khi sử dụng thuốc tránh thai, bạn cần kiểm tra những loại thuốc khác đang sử dụng chung để đảm bảo không ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai.
  • Nếu sử dụng thuốc tránh thai hơn 6 tháng vẫn thấy xuất huyết, bạn nên đến bác sĩ để được kê toa và chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, dùng quá 2 lần/tháng có thể gây nhờn thuốc, khiến chị em mang thai ngoài ý muốn. Bạn sử dụng lâu dài có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Việc uống thuốc tránh thai bị ra máu ở tình trạng nhẹ không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của chị em phụ nữ. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày hoặc quần lót đủ dày để tránh làm bẩn quần áo.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Phần lớn chị em phụ nữ ít gặp vấn đề khi sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, một số người khác lại nhạy cảm với thành phần của thuốc. Nếu gặp phải những tình trạng đặc biệt dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám ngay:

  • Chảy máu liên tục 7 ngày dù đã sử dụng thuốc hơn 6 tháng.
  • Xuất huyết nhiều, phải sử dụng băng vệ sinh và thường xuyên phải thay băng sau 2 tiếng.
  • Tình trạng máu đông thành cục, đau bụng, đau ngực, đau chân dữ dội hoặc chóng mặt buồn nôn.

Nếu sử dụng thuốc đã lâu mà tình trạng chảy máu vẫn còn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thay đổi thuốc có liều lượng estrogen hoặc progestin phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến một số triệu chứng bất thường như suy giảm hệ miễn dịch, sốt cao, đau hoặc khó chịu vùng xương chậu. Đây là những dấu hiệu mà bạn đã bị nhiễm trùng và cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Như vậy, uống thuốc tránh thai bị ra máu có thể là hiện tượng nguy hiểm hoặc không. Bạn cần chú ý theo dõi để sớm phát hiện các vấn đề bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và gặp bác sĩ khi cần thiết để điều trị kịp thời nhé.

Đào Phương Anh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x