của bé
Sữa mẹ rã đông có mùi tanh thường đến từ nhiều lý do như mẹ bảo quản sữa chưa đúng cách, đồ dùng đựng sữa không được đảm bảo tiệt trùng... Vậy sữa mẹ rã đông có mùi tanh thì phải xử lý như thế nào các mom ơi?
Nội dung bài viết
- Sữa mẹ rã đông có mùi tanh có nên cho con dùng không?
- Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
- 1. Sữa bị nổi váng
- 2. Sữa mẹ có mùi hôi
- 3. Vị của sữa khác lạ
- 4. Sữa quá thời gian bảo quản
- 5. Trẻ có biểu hiện khác lạ khi bú sữa
- Nguyên nhân khiến sữa mẹ rã đông có mùi tanh
- 1. Do bạn trữ đông phần sữa bé bú dư
- 2. Hòa chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông
- 3. Hâm nóng sữa không đúng cách
- 4. Lượng lipase trong sữa mẹ gia tăng khi để tủ lạnh
- 5. Bảo quản sữa không đúng cách
- Cách xử lý khi sữa mẹ có mùi tanh
- Mẹ cần lưu ý gì để sữa mẹ rã đông không có mùi tanh?

Sữa mẹ rã đông có mùi tanh: Mẹ có nên cho bé dùng nữa không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, nhiều mẹ dù bận rộn với công việc vẫn thường chọn cách hút sữa sẵn và bảo quản trong tủ lạnh để cho con dùng dần chứ không dùng sữa công thức.
Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản sữa không đúng cách thì rất có thể sữa mẹ sau khi rã đông sẽ có mùi tanh và vị lạ. Hãy cùng tìm hiểu sữa mẹ rã đông có mùi tanh có thể cho con dùng được không qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Sữa mẹ rã đông có mùi tanh có nên cho con dùng không?
Sữa mẹ thông thường sẽ có mùi thơm dễ chịu, vị nhạt và khác biệt hoàn toàn với các loại sữa khác. Vậy sữa mẹ rã đông có mùi tanh thì mẹ có nên cho con bú không? Bạn cần nhận biết 2 điều dưới đây:
- Sữa mẹ sẽ có mùi lạ như mùi tanh, mùi kim loại, mùi xà phòng,… sau khi trữ đông do tác động của enzyme lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Tuy nhiên, sữa mẹ lúc này vẫn an toàn, bạn có thể cho bé bú.
- Trong trường hợp sữa mẹ rã đông có mùi tanh sau khi bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày hoặc bảo quản sai cách thì bạn cần xác định được sữa có bị hỏng không trước khi cho con bú.
Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Dưới đây là cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng sau khi rã đông để bạn tránh không nên cho con bú tiếp nữa.
1. Sữa bị nổi váng
Trong thành phần sữa mẹ có chứa rất nhiều chất béo, nên khi bảo quản, sữa mẹ nổi váng là điều bình thường. Nếu mẹ lắc sữa lên thấy lớp váng hòa vào sữa nghĩa là chất lượng sữa vẫn còn tốt, bé có thể dùng được.
Ngược lại, nếu mẹ thấy dù lắc nhiều mà sữa và lớp váng vẫn tách biệt thì rất có thể sữa đã bị quá hạn, hư hỏng, mẹ không nên cho con bú nữa. Ngoài ra, lớp váng sữa thường sẽ có màu trắng đục, vì vậy lúc sữa chuyển sang màu khác và có mùi thì mẹ nên bỏ không dùng nữa.
2. Sữa mẹ có mùi hôi
Sau khi mở nắp, nếu sữa mẹ có mùi hôi, chua, tanh nồng và gây cảm giác khó chịu so với ngày đầu mới bảo quản thì chắc chắn sữa đã hư và không còn đảm bảo chất lượng nữa.
3. Vị của sữa khác lạ
Sữa của mỗi người mẹ là khác nhau và cũng rất khó để mẹ kiểm tra sữa bằng mắt thường được. Để xác nhận sữa đã bị hỏng hay không thì trước khi cho bé sử dụng, mẹ hãy thử một lượng sữa nhỏ. Nếu sữa có vị chua, tanh khó chịu như sữa bò, sữa tươi để lâu ngày thì mẹ nên bỏ ngay.

Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt Giải đáp thắc mắc sữa mẹ như thế nào là tốt đã có nhiều lý giải về thành phần sữa, lợi ích mà sữa mang lại nhưng sự phát triển của trẻ mới là quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sữa.
4. Sữa quá thời gian bảo quản
Sữa mẹ sau khi vắt ra có thời gian bảo quản khác nhau tùy từng điều kiện. Thông thường, sữa mẹ trữ đông sẽ để được tối đa khoảng 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh 1 cửa. Nếu sữa đã quá hạn dẫn đến sữa mẹ rã đông có mùi tanh thì mẹ không nên tiếc mà tận dụng tiếp.
5. Trẻ có biểu hiện khác lạ khi bú sữa
Bé uống sữa mẹ rã đông mà quấy khóc không chịu bú, đi ngoài, tiêu chảy, nôn mửa thì có thể là do sữa có vấn đề. Lúc này, mẹ nên xem lại sữa để phát hiện kịp thời và loại bỏ sữa hư.
Nguyên nhân khiến sữa mẹ rã đông có mùi tanh
1. Do bạn trữ đông phần sữa bé bú dư
Bé bú sữa sẽ để lại vi khuẩn trong miệng trên bình, túi sữa… Nếu bạn tiếp tục đem phần sữa bé bú còn thừa lại để trong tủ lạnh sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào sữa và làm hư sữa.
2. Hòa chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông
Sữa mới vắt mà bạn đem đi trộn với sữa đang cấp đông sẽ làm ấm sữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn đang bị “vô hiệu hóa” tỉnh lại và gây hại cho sữa, khiến sữa có mùi tanh.
3. Hâm nóng sữa không đúng cách
Nhiều mẹ muốn tan sữa nhanh nên hâm nóng sữa với nhiệt độ cao. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng và chất kháng thể nên khiến sữa có vị lạ.
4. Lượng lipase trong sữa mẹ gia tăng khi để tủ lạnh
Khi sữa để trong tủ đông, có nhiệt độ thấp, lượng lipase có trong sữa mẹ sẽ gia tăng dẫn đến sữa có mùi lạ và sữa mẹ rã đông sẽ có mùi tanh hơn bình thường.
5. Bảo quản sữa không đúng cách
Trong quá trình vắt sữa thì các vật dụng để hút, trữ sữa nếu không được tiệt trùng kỹ hoặc mẹ mua phải hàng kém chất lượng, không chuyên dụng để đựng sữa thì sẽ làm sữa nhanh hư.
Hơn nữa, bạn mở tủ lạnh ra vào thường xuyên cũng có thể làm nhiệt độ của tủ lạnh không đủ khiến sữa không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, sữa mẹ rã đông có mùi tanh cũng có thể là do đã quá hạn sử dụng.
Cách xử lý khi sữa mẹ có mùi tanh
Đối với trường hợp sữa mẹ rã đông có mùi tanh mà chưa bị hỏng, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây để khử mùi lạ của sữa:
- Bước 1: Mẹ lấy sữa ra cốc thủy tinh để tan bớt đá
- Bước 2: Sau khi sữa tan đá, bạn cho sữa vào nồi để hâm nóng sữa. Bạn lưu ý không để sữa sôi, chỉ đun đến lúc hơi sủi bọt (khoảng 70-80ºC để ngăn chặn hoạt động của enxim lipase).
- Bước 3: Cho sữa ra cốc thủy tinh rồi đặt ngay cốc thủy tinh vào thau nước lạnh để giảm bớt nhiệt độ sữa. Bạn chờ sữa nguội bớt là có thể cho con uống được.
Nếu bé không chịu uống sữa rã đông có mùi tanh, bạn có thể trộn lẫn sữa đã rã đông với sữa mới vắt theo tỷ lệ 3:7 để bớt mùi rồi cho bé bú. Nếu bé vẫn không chịu uống thì bạn cần tăng lượng sữa mới vắt lên cho đến khi bé quen dần thì giảm xuống.
Mẹ cần lưu ý gì để sữa mẹ rã đông không có mùi tanh?
Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh sữa mẹ rã đông có mùi tanh.
- Dụng cụ hút sữa, bình đựng, túi đựng sữa mẹ sau khi vắt ra cần đảm bảo là hàng chất lượng, uy tín và khử trùng sạch sẽ trước mỗi lần dùng.
- Cần hút sữa đúng cách và kiểm tra mùi vị sữa trước khi cho vào tủ lạnh.
- Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp để sữa không bị hỏng
- Nên ghi chú trên túi đựng sữa ngày bảo quản để đảm bảo không cho bé dùng sữa quá hạn.
- Không nên để sữa ở phần cánh tủ lạnh vì việc mở ra đóng vào nhiều lần để lấy thực phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ bảo quản sữa và làm sữa hư nhanh hơn.
- Khi sữa mẹ rã đông có mùi tanh, bạn không nên hâm nóng bằng lò vi sóng. Bạn cũng có thể dùng máy hâm sữa để đảm bảo chất lượng không bị mất hay giảm đi.
- Không nên bảo quản sữa lần nữa sau khi đã rã đông. Mẹ chỉ nên lấy và tích sữa đủ dùng cho trẻ.
Sữa mẹ rã đông có mùi tanh thông thường không đáng lo nếu mẹ biết cách xử trí. Trường hợp sữa mẹ bị hỏng thì bạn cần phải thay mới ngay để đảm bảo cho con yêu có nguồn sữa chất lượng nhất nhé.
Đào Phương Anh
Nguồn: https://www.healthline.com/health/breastfeeding/high-lipase-milk
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breast-milk-storage
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/12255-breast-milk-storing
-
Bất ngờ 5 cách kích sữa đơn giản, hiệu quảCác mẹ sinh mổ thường rất ít sữa để cho bé bú. Tuy nhiên, nếu biết những cách kích sữa về nhiều bạn sẽ không còn lo lắng về nguồn sữa cho con bú.
-
Sữa mẹ loãng phải làm sao cho đặc, thơm và đủ dưỡng chất?Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để giúp bé đủ dưỡng chất phát triển và tăng cường hệ miễn dịch khi còn nhỏ. Nhưng có đôi lúc sữa mẹ bị loãng đúng thời điểm bé chậm tăng cân khiến mẹ lo lắng...
-
Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi bé thích bú bình hơn bú mẹSữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên và tốt nhất cho bé, vừa mới sinh bé đã gắn bó và thích bầu sữa mẹ. Tuy nhiên, có trường hợp bé lười bú, bé bú bình bỏ bú mẹ. Mẹ phải làm sao?
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!