Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/04/2021

Đi tìm sữa công thức không gây táo bón ở trẻ

Đi tìm sữa công thức không gây táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ thường bị nhiều mẹ cho rằng nguyên nhân là do bú sữa công thức. Vậy sữa công thức có những gì để khiến mẹ nghi ngờ và liệu mối nghi này có đúng? Mời bạn cùng Marry Baby khám phá sự thật này nhé! Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón […]

Táo bón ở trẻ thường bị nhiều mẹ cho rằng nguyên nhân là do bú sữa công thức. Vậy sữa công thức có những gì để khiến mẹ nghi ngờ và liệu mối nghi này có đúng? Mời bạn cùng Marry Baby khám phá sự thật này nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Nhiều mẹ cho rằng con mình đang bị táo bón vì hai ngày bé mới đi tiêu một lần và mỗi lần đi thì mặt bé đỏ gay gắt và căng thẳng vì đi không được.

Song tình trạng táo bón không đơn giản như thế. Theo các chuyên gia sức khỏe trẻ em, trẻ dưới 6 tháng tuổi khỏe mạnh bú mẹ có thể đi tiêu với khoảng cách 4-5 ngày/lần, phân dẻo, dễ đi, cũng là bình thường. Lý do là vì sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng và cũng dễ hấp thu nên được bé hấp thu hầu hết, chỉ một phần rất ít không hấp thu được bé mới thải ra ngoài. Những trẻ sinh thiếu tháng, mẹ ít sữa hoặc không có sữa nên phải bú sữa công thức thì có thể đi tiêu nhiều lần hơn, từ 2 lần/ngày trong điều kiện tình trạng tiêu hóa của trẻ bình thường.

Trẻ được xác định là táo bón khi 5-10 ngày mà không đi tiêu, hoặc khi đi phân cứng, gần như vón cục, màu đen, phân có xu hướng lớn hơn bình thường… Trong lúc đi, bé siết chặt mông, khó khăn và khóc thét. Riêng trường hợp trẻ bị đỏ mặt hoặc căng thẳng khi đi đi tiêu nhưng kết cấu của phân mềm thì tình trạng của trẻ vẫn không phải là táo bón.

Nếu xác định trẻ bị táo bón, bạn sẽ lo lắng và thắc mắc liệu dinh dưỡng có đóng vai trò gì đối với tình trạng tiêu hóa này không?

Trẻ bú sữa công thức thông thường sẽ đi tiêu nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sữa công thức chứa các phân tử khó tiêu hóa hơn thì sữa này có thể mất nhiều thời gian để đi qua đường tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Thực tế, các bác sĩ nhi khoa cho rằng trẻ bú sữa mẹ ít có khả năng bị táo bón hơn so với trẻ bú sữa công thức.

Vì sao một số sữa công thức có thể gây táo bón?

Nếu bạn nghĩ rằng bé cưng bú sữa công thức nên bị táo bón, hàng loạt câu hỏi có thể xuất hiện trong đầu bạn: “Liệu sữa bột có làm cho trẻ bị táo bón?”, “Thay đổi sữa liệu có hết táo bón không?”, “Thành phần nào trong sữa là nguyên nhân gây táo bón?”.

1. Sữa công thức có những gì?

Sữa mẹ được công nhận là nguồn tiêu chuẩn vàng đối với dinh dưỡng cho trẻ 0-2 tuổi. Do đó, các nhà sản xuất thường xem đây là mô hình chuẩn để chế biến sao cho sữa công thức gần giống với sữa mẹ nhất nhằm phục vụ bé cưng sinh thiếu tháng, mẹ có ít sữa hoặc thậm chí không có sữa.

Song lúc nhìn thấy bé vui vẻ ôm chai sữa khi cho con bú, bạn có biết chính xác những chất gì đang có trong bình sữa đó? Thực tế, các sữa công thức cho trẻ sơ sinh đều chế biến từ sữa bò và nhiều chất bổ sung khác, cụ thể là protein, chất béo và carbohydrate, cũng như các vi chất dinh dưỡng, đường. Một số loại có thể có thêm cả dầu cọ để sao cho sữa công thức càng gần giống sữa mẹ càng tốt.

Sữa công thức không thể thiếu thành phần chất béo. Đây là chất cung cấp một nguồn năng lượng tập trung để trẻ tăng trưởng và phát triển. Chất béo và axit béo cũng là dưỡng chất chủ yếu hỗ trợ trẻ phát triển nhận thức. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, canxi và các khoáng chất cần thiết khác.

2. Sự khác nhau trong chất béo ở sữa công thức và sữa mẹ

Phần lớn các axit béo trong sữa mẹ là axit oleic (38% tổng lượng axit béo) và axit palmitic (21%) là khó thể thay thế. Dù vậy, để mô phỏng thành phần axit béo palmitic của sữa mẹ, không ít sữa công thức cho trẻ đã bổ sung axit béo palmitic từ dầu cọ làm chất béo chính trong sản phẩm. Dầu cọ được sử dụng trong nhiều loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh vì nó cung cấp các axit béo chính tương tự chất béo trong sữa mẹ.

Tuy nhiên, cấu trúc triglyceride của dầu cọ khác biệt đáng kể so với sữa mẹ. Khoảng 90% axit palmitic trong dầu cọ được đặt tại các vị trí sn-1 (hoặc alpha) và sn-3 (hoặc alpha Prime). Trong khi đó, axit palmitic trong sữa mẹ chủ yếu nằm ở vị trí sn-2.

Sự khác biệt vị trí này dẫn tới sau khi thủy phân, axit palmitic trong dầu cọ được giải phóng dưới dạng axit béo tự do. Axit béo này liên kết tự do với canxi, tạo thành canxi palmitate, một loại muối không hấp thụ. Do đó, axit palmitic và canxi đều không được hấp thụ tốt nếu bé cưng bú loại sữa công thức có chứa nhiều dầu cọ. Điều này, một lần nữa khẳng định dù một số sữa công thức cho trẻ có chứa dầu cọ bắt chước thành công hàm lượng axit palmitic của sữa mẹ nhưng cơ thể trẻ vẫn khó hấp thụ chất béo và canxi như trong sữa mẹ.

Sự hiện diện của axit palmitic ở trạng thái sn-1 (hoặc alpha) và sn-3 này đã dẫn tới tình trạng trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng, phân rắn, dễ gây táo bón ở trẻ.

Sữa nào không chứa dầu cọ? Đi tìm sữa công thức không gây táo bón ở trẻ

Hành trình tìm sữa công thức dành cho trẻ sinh thiếu tháng mà mẹ bị ít sữa, không đủ sữa cho con bú luôn dễ mà khó. Tuy vậy, dễ dàng nhất là bạn nên chọn cho bé dòng sữa mát để dễ tiêu hóa. Trong số nhiều nguyên nhân khiến sữa bị xếp loại vào “sữa nóng” đó, mẹ có thể thấy sự hiện diện của dầu cọ. Do vậy trước hết, để tình trạng tiêu hóa của bé cưng diễn tiến thuận lợi, mẹ nên kiểm tra xem thành phần sữa bé đang dùng có chứa dầu cọ hay không nhé! Hãy tìm loại sữa công thức nào không chứa dầu cọ nhé.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng của nhãn sữa Similac, sự cộng hưởng của FOS (Fructo-oligosaccharides, một chất xơ tự nhiên) và Nucleotide được bổ sung trong sữa công thức sẽ giúp phân trẻ mềm hơn, không gây táo bón. Bạn nên điểm danh xem chúng có trong sản phẩm bạn sẽ chọn cho con bú hay không.

Thêm vào đó, sữa công thức có thành phần dưỡng chất HMO không chỉ kích thích sản sinh các vi khuẩn có mà từ đó các lợi khuẩn cũng được nuôi dưỡng. Quá trình này tác động tích cực đến sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Đặc biệt, HMO và FOS nếu hiện diện trong sữa, chúng còn có tác động cộng hưởng giúp hỗ trợ tốt hơn cho các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Từ đó, bé phát triển tốt nhờ tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Nhờ vậy, bé yêu sẽ nói không với táo bón.

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các sản phẩm cho sữa công thức. Để chọn sữa tối ưu cho bé, sữa nào không chứa dầu cọ, bạn nên chọn loại có công thức đã được chứng minh lâm sàng có thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Similac là một sản phẩm sữa mát đáp ứng các tiêu chuẩn trên, bạn có thể tham khảo chọn mua cho bé mà không lo ngại bé bị táo bón.

Mẹ theo dõi phân trẻ sơ sinh để kịp thời hiểu rõ những thay đổi về sức khỏe và tâm lý của bé nữa nhé!

Mách mẹ cách đọc thành phần sữa và nhận biết sữa có chứa hệ chất béo tối ưu cho hệ tiêu hóa: kết hợp FOS và Nucleotide và không chứa dầu cọ

  • Sản phẩm sữa công thức có chứa FOS và Nucleotide

Bạn có thể thấy trên nhãn có ghi FOS hoặc Fructo-oligosaccharides, Nucleotide.

  • Sản phẩm sữa công thức có thể chứa dầu cọ

Thông thường, nếu thành phần trên nhãn sản phẩm có ghi trong số các dòng chữ tiếng nước ngoài như Palmate, Palmitate, Palm olein, Glyceryl Stearate, Elaeis Guineensis, Palmitic Acid, Palm Stearin, Palmitoyl Isostearamide, Palmitoyl, Natri Lauryl Sulfate, Natri Kernelate, Natri Palm Kernelate, Sodium Lauroyl Lactylate/ Sulphate, Hydrate Palm Glycerides, Ethyl Palmitate, Octyl Palmitate và Palmityl Alcohol… hoặc chữ tiếng Việt như dầu thực vật, mỡ thực vật, dầu cọ, dầu trái cây, thì bạn cần xem kỹ. Rất có thể sản phẩm này có chứa dầu thực vật mà trong số đó có dầu cọ.

C.L.T

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x