Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 26/06/2023

Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Cách chế biến món ngon từ vịt cho mẹ bỉm

Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Cách chế biến món ngon từ vịt cho mẹ bỉm
Có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc sau sinh có ăn được thịt vịt không. Vậy đâu là câu trả lời đúng? Hãy cùng MarryBaby tìm lời giải chính xác nhất đến từ các chuyên gia bác sĩ.

Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Tuy vậy, có nhiều người vẫn thắc mắc rằng sau sinh có ăn được thịt vịt không. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết bà đẻ ăn được thịt vịt không nhé.

Giá trị dinh dưỡng có trong thịt vịt – Sau sinh ăn được thịt vịt không?

Thịt vịt vốn được biết đến là thực phẩm mát, được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Tuy nhiên vẫn không ít chị em thắc mắc liệu sau sinh có ăn được thịt vịt không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100 gram thịt vịt có chứa đến 25gr protein.

Ngoài ra, thịt vịt còn bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết ( A, B1, B2, B5, B12, D, E ) cùng hàm lượng canxi, photpho,magie, sắt, kẽm… dồi dào. Vậy bà đẻ ăn được thịt vịt không? Thịt vịt là món ăn thích hợp để bồi bổ cho người ốm yếu, suy nhược cơ thể. Vì vậy hãy bổ sung ngay vào thực đơn dinh dưỡng cho các mẹ sau sinh nhé!

sau sinh ăn được thịt vịt không

Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Giá trị dinh dưỡng trong thịt vịt

Sau sinh có ăn được thịt vịt không?

Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Theo Đông y, thịt vịt rất tốt cho sản phụ thiếu sữa. Bà đẻ ăn thịt vịt sẽ giúp sữa về nhanh, điều tiết cơ thể nhằm phục hồi sức khỏe. Do đó, nếu mẹ đang thắc mắc sau sinh có ăn được thịt vịt không thì câu trả lời hoàn toàn là có.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không cũng phụ thuộc vào cách ăn. Bà đẻ ăn được thịt vịt không? Các mẹ cần nên lưu ý một số điều như sau:

  • Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên đối với phụ nữ sau sinh vết thương chưa hồi phục hoàn toàn thì không nên ăn thịt vịt ngay. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ.
  • Bà đẻ ăn được thịt vịt không? Hệ tiêu hóa của phụ nữ mới sinh còn yếu nên khi chế biến chỉ nên sử dụng phần thịt nạc, loại bỏ hết phần da và mỡ ra khỏi món ăn để không bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Phụ nữ đang mang thai cũng như sau sinh không nên ăn thịt vịt sống, tiết canh… Vì trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn gây tổn hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Các mẹ nên nấu chín thịt vịt theo nhiều kiểu khác nhau như nấu cháo vịt đậu xanh, vịt trộn rau lang, vịt tiềm… Song cần hạn chế ăn các món ăn từ thịt vịt có vị chua như vịt om măng, vịt om sấu…

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh bao lâu thì được ăn bún để an toàn cho mẹ và bé?

Mẹ sau sinh mổ có ăn được thịt vịt không?

Sau sinh mổ có ăn được thịt vịt không là thắc mắc chung của rất nhiều sản phụ. Về cơ bản, thịt vịt là loại thực phẩm vô cùng tốt với những sản phụ mới sinh em bé. Bởi lẽ nó bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp mẹ sớm phục hồi sức khỏe và có nguồn sữa dồi dào.

Nhưng bà đẻ mổ ăn được thịt vịt không? Thịt vịt chỉ phù hợp với những mẹ sinh thường. Còn với những mẹ sinh mổ thì phải cực kỳ thận trọng trong việc ăn thịt vịt. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng không khuyến khích sản phụ ăn thịt vịt ngay sau khi mới sinh mổ.

Bởi lẽ thịt vịt có tính hàn lạnh và vị tanh nên không phù hợp với những người vừa mới phẫu thuật; nhất là sản phụ sinh mổ. Hơn nữa, protein trong thịt vịt không hề tốt cho vết thương hở bởi lẽ nó có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, ngay sau khi mới sinh mổ, chị em không nên ăn thịt vịt ngay mà hãy đợi đến khi vết mổ lành lại và sức khỏe đã ổn định. Lúc này, mẹ có thể ăn thịt vịt nhưng hãy loại bỏ toàn bộ da và mỡ.

Các món ăn từ vịt tốt cho sức khỏe mẹ và con yêu

Ở trên chúng ta đã biết được sau sinh có ăn được thịt vịt không rồi đúng không nào? Vậy chúng ta hãy cùng tham khảo cách nấu các món ăn từ vịt tốt cho sức khỏe mẹ và bé:

1. Bà đẻ ăn được thịt vịt không? Cháo vịt đậu xanh giúp mẹ phục hồi sức khỏe

Sau sinh có ăn được thịt vịt không?

– Nguyên liệu chuẩn bị

  • Vịt 1 con khoảng 1,5kg
  • Gạo tẻ 200g
  • Đậu xanh 200g
  • Gừng tươi 200g
  • Rượu trắng 2 thìa súp
  • Hành lá, ngò rí, rau đắng, giá sống, cải bẹ xanh
  • Nguyên liệu để pha nước mắm: Tỏi 2 tép, chanh 1 trái, ớt sừng 2 quả
  • Gia vị cần thiết: Hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm, bột ngọt

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau khi sinh bao lâu thì được uống sữa tươi?

– Sơ chế nguyên liệu

  • Khử mùi hôi của vịt: Trước khi luộc nên bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập giập, thêm chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo.
  • Gạo vo sạch, ngâm vào nước khoảng 1-2 giờ. Sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Đậu xanh cũng cho ngâm vào nước khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó vo sạch, đãi qua để loại bỏ sạn và tạp chất.
  • Hành lá, ngò rí nhặt, rửa sạch rồi thái thành từng khúc nhỏ.
  • Các loại rau ăn kèm, bao gồm giá sống, rau đắng, cải bẹ xanh. Những nguyên liệu này đem rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng 15-20 phút cho hết bụi bẩn rồi vớt ra để ráo nước.

– Cách nấu cháo vịt đậu xanh

  • Đầu tiên, mẹ cho vào nồi khoảng 3 lít nước rồi bắc lên bếp đun. Khi nước ở nhiệt độ 70ºC thì cho vài lát gừng cùng chút muối vào. Sau đó, thả vịt vào nồi để luộc. Khi thịt vịt chín thì vớt vịt ra để ráo nước, đợi bớt nóng thì chặt thành những miếng nhỏ.
  • Tiếp theo, bạn cho gạo và đậu xanh vào nồi nước luộc vịt khi nãy và tiến hành đun sôi. Khi sôi mở vung đảo đều để giúp gạo và đậu nở bung, tránh bị khê dưới đáy nồi. Dùng thìa vớt hết bọt, hạ nhỏ lửa rồi đậy vung lại tiếp tục ninh.
  • Tiếp đến, bạn pha nước chấm bao gồm có chanh, ớt, tỏi, gừng, đường để đảm bảo có vị chua cay, mặn, ngọt. Tùy khẩu vị mà bạn điều chỉnh lượng nguyên liệu pha nước mắm sao cho phù hợp.
  • Cuối cùng, khi cháo chín nhừ thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, thêm hành lá, ngò rí, hạt tiêu vào cháo cho thơm, rồi thưởng thức kèm với vịt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh có được ăn bánh mì không? 8 lý do mẹ cần cân nhắc

2. Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Thịt vịt trộn rau lang lạ miệng mà bổ dưỡng

cách chế biến thịt vịt rau lang

Bà đẻ ăn thịt vịt được không?

– Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt vịt (ức) 400g
  • Rau lang non 400g
  • Gia vị gồm: Tỏi bằm, tỏi phi, ngũ vị hương, dầu ăn, nước tương, chanh, muối, tiêu, đường.

– Cách bước thực hiện

  • Bước 1: Thịt vịt làm sạch, ướp chút muối, đường, ít nước tương, hạt nêm, tỏi băm, ngũ vị hương, để khoảng 10 phút cho thịt thấm.
  • Bước 2: Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường.
  • Bước 3: Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho ức vịt vào chiên áp chảo, chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng.
  • Bước 4: Rau lang lặt những đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, để nguội.
  • Bước 5: Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanh, nước tương vừa ăn. Bày ra đĩa, rắc thêm tỏi phi lên mặt.
  • Bước 6: Để món ăn ngon và chắc bụng hơn, mẹ có thể ăn kèm cùng với cơm nóng nhé.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp mẹ tháo gỡ khúc mắc phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không. Sau sinh, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có đủ sức khỏe chăm lo cho thiên thần nhỏ vừa chào đời. Vì thế, mẹ đừng bỏ qua các món ngon từ vịt giúp tẩm bổ bản thân nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Duck Nutrition Facts and Health Benefits
https://www.verywellfit.com/duck-nutrition-facts-4770569
Ngày truy cập 29/12/2021

2. Duck Meat Health Benefits and Nutrition Facts
https://www.livestrong.com/article/403739-is-duck-healthy-to-eat
Ngày truy cập 29/12/2021

3. Healthy breastfeeding diet
https://www.nhs.uk/start4life/baby/breastfeeding/healthy-diet/food-and-drinks-to-avoid/
Ngày truy cập 29/12/2021

4. Food Safety Risks for Pregnant Women
https://www.eatright.org/health/pregnancy/prenatal-wellness/food-safety-risks-for-pregnant-women
Ngày truy cập 29/12/2021

5. Breast-feeding nutrition: Tips for moms
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912
Ngày truy cập 29/12/2021

x