của bé
Để lạc mất con là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ khi cho con vui chơi ở những chỗ đông người. Vì vậy, cha mẹ nên trang bị cho con những kĩ năng sống cần thiết để trẻ có thể ứng phó và xử lý khi gặp phải tình huống xấu.
1. Dạy trẻ cảnh giác với người lạ:
Khi cho bé tới chỗ đông người, kỹ năng sống đầu tiên cha mẹ cần dạy cho bé là không đi theo và nghe lời của người lạ nếu chưa được sự đồng ý của người thân. Dặn con nên giữ khoảng cách với những người lạ mặt nhưng cố ý dụ bé bằng cách cho quà, đồ chơi,…Đồng thời chỉ cho trẻ cách thu hút sự chú ý của những người lớn khác ở xung quanh, nói với bé có thể chạy về chỗ của cha mẹ, hoặc tới chỗ thật đông người khi cảm thấy không thoải mái với người lạ.
Đặc biệt, khi tới chỗ đông người, luôn nhắc trẻ không được tách khỏi cha mẹ, luôn luôn đi cạnh cha mẹ. Dù trẻ rất thích tự do chạy nhảy nhưng việc nắm tay con chốn đông người là hoàn toàn không thừa. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên bế trên tay. Cha mẹ không nên để bé đi khỏi tầm mắt mình quá xa.
2. Dạy trẻ ghi nhớ những thông tin cần thiết:
Trước khi đưa bé ra khỏi nhà, cha mẹ hãy đưa cho con những thông tin quan trọng như: họ tên của bé và bố mẹ, số điện thoai liên lạc, địa chỉ nhà,…để bé ghi nhớ. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có trí nhớ tốt, đặc biệt khi lâm vào tình trạng hoảng loạn, vì vậy, bạn nên viết những thông tin đó vào một tờ giấy, và bỏ vào balo, túi áo hoặc túi quần của bé. Đồng thời dặn trẻ giữ mảnh giấy này cẩn thận và hãy đưa người lớn để được giúp đỡ trong trường hợp bị lạc.
Khi đưa con ra ngoài, nên cho trẻ mặc quần áo có màu sắc tươi, rực rỡ hoặc thật nổi bật để nhanh chóng nhận biết vị trí của trẻ ở giữa đám đông. Chọn một địa điểm dễ nhận biết để quy định là nơi tập trung khi bị lạc mất nhau như: quầy hướng dẫn, quầy tính tiền,…. Nếu bé còn nhỏ, cha mẹ cần dặn bé đứng yên tại chỗ và chờ. Giải thích rõ với bé rằng làm như vậy bạn sẽ dễ dàng tìm ra bé hơn là đi lang thang khắp nơi.

Các kỹ năng sống cần thiết sẽ bảo vệ con yêu khỏi những nguy hiểm
3. Dạy trẻ biết nhờ sự giúp đỡ từ người lớn:
Dạy bé nói “Không” với người lạ, tuy nhiên bạn cũng nên dạy bé biết tìm đến sự giúp đỡ của người lớn. Đây là kỹ năng sống cần thiết cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ em còn ít khả năng tự vệ.
Để bé không bị mâu thuẫn với việc tránh xa người lạ, bạn hãy cho con chỉ dẫn cụ thể. Ví dụ: nói với trẻ nên tìm đến các cô chú công an, bảo vệ là những người mặc đồng phục, đeo bảng tên ở công viên, trung tâm mua sắm… Dặn bé, lúc này, đọc những thông tin cá nhân cần thiết mà trẻ đã ghi nhớ hoặc đưa ra tờ giấy bạn đã ghi chép đầy đủ thông tin để được giúp đỡ.
4. Công cụ hỗ trợ đặc biệt:
Bên cạnh việc trang bị các kỹ năng sống cần thiết, sẽ không thừa nếu bạn chuẩn bị sẵn cho trẻ một chiếc còi, hoặc công cụ tạo tiếng ồn để khi bị lạc, trẻ có thể sử dụng như tín hiệu thông báo với bạn vị trí của mình.
Nếu trẻ đã lớn một chút, bạn có thể đưa cho con một chiếc điện thoại phòng khi bị lạc thì có thể gọi cho bạn hay người thân trong gia đình. Hướng dẫn con cách gọi đến những số điện thoại khẩn cấp (cảnh sát, cứu thương) nếu cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm.
Để giúp trẻ ghi nhớ và thuần thục với những kĩ năng này, cha mẹ nên thường xuyên luyện tập với trẻ. Đưa ra những câu hỏi, tình huống giả định rồi tập cho bé cách trả lời, xử lý.
TT
-
Kỹ năng sống cho trẻ: Dạy con "chọn bạn mà chơi"Nếu như những năm đầu đời, bạn luôn yên tâm khi là người bên cạnh chăm sóc bé thì vào những năm sau, khi bé lớn hơn và bắt đầu kết bạn thì không ít các bậc phụ huynh bắt đầu lo lắng vì dù sao bạn...
-
Kỹ năng sống cho trẻ: Dạy con ngoan biết chia sẻĐể con cái không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm cho con cái, mở lòng mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người để con cái có thể thấy được và noi theo những hành động của bố mẹ.
-
Kỹ năng sống cho trẻ: Dạy con văn hóa ăn ngoàiCuối năm là khoảng thời gian các bạn thường tổ chức những bữa tiệc bên ngoài như họp mặt gia đình, mừng giáng sinh, mừng tất niên,… Chắc chắn, bạn sẽ cho trẻ tham dự cùng nhưng bạn lo ngại trẻ sẽ...
-
Phát triển thể chất và kỹ năng vận động thô ở trẻKỹ năng vận động thô (Gross motor skills) là sự phát triển và tăng cường các nhóm cơ lớn của cơ thể bé. Chẳng hạn như những chuyển động cần để kiểm soát phần đầu, lật, ngồi xuống, bò trườn, đứng...
-
Khuyến khích phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ từ 3-6 tháng tuổiTừ 3 tháng tuổi, bé đã biết sử dụng tiếng nói để thủ thỉ, hay hóng chuyện khi người lớn nói chuyện với nhau, cười ré lên khi mẹ chọc bé,...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Cà Chua
làm sao để dạy bé vừa thân thiện với tất cả mọi người nhưng phải Dạy trẻ cảnh giác với người lạ... hai cái này sẽ khó phân biệt với bé đây
Lê Hiền
Bây giờ dạy kỹ năng sông cho trẻ thật là cần thiết