của bé
Chảy mủ tai ở trẻ em, hay còn gọi là bệnh thối tai, thường xuất hiện sau khi trẻ bị viêm mũi, viêm họng chuyển vào tai qua vòi eustach. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ rất dễ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.
1/ Nguyên nhân chảy mủ tai ở trẻ
Chảy mủ tai có thể được nhận biết là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm tai giữa. Thông thường, tai trẻ xuất hiện mủ và nước sau 5-7 ngày bị sổ mũi liên tục.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh Viêm tai giữa là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ làm cho bé bị đau, giảm khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé. Mẹ đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa? MarryBaby sẽ mách mẹ vài thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh về tai ở trẻ khá khó nhận biết, đôi khi xuất phát từ một đợt sốt siêu vi, cơn cảm cúm hay viêm họng, viêm xoang, viêm đường hô hấp,…. Vì vậy, mẹ không nên lơ là để ý và theo dõi những dấu hiệu bất thường khi chăm sóc con.
2/ Triệu chứng trẻ bị chảy mủ tai
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là mủ tai sánh hoặc loãng, có màu vàng, xanh hoặc xám, đôi khi lẫn cả máu. Bệnh thường đi kèm với chứng ù tai, lãng tai, chóng mặt, mất thăng bằng. Nếu để bệnh kéo dài, tình trạng lãng tai của trẻ càng trầm trọng hơn.
3/ Biến chứng của bệnh chảy mủ tai
Khi bệnh được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ trích rạch màng nhĩ. Theo đà điều trị tốt, lỗ thổng màng nhĩ do rạch hàn kín lại trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được trích rạch kịp thời, màng nhĩ tự xuất hiện lỗ thủng ở bất cứ vị trí nào, tình trạng ứ đọng mủ có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Đáng ngại nhất phải kể đến biến chứng ở vùng sọ não như viêm màng não, áp-xe não, áp-xe ngoài màng cứng… Chỉ một chút chậm trễ trong việc cứu chữa, nguy cơ tử vong là rất cao.
4/ Chăm sóc bé bị chảy mủ tai
-Không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai về trị cho trẻ. Thay vào đó, mẹ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
-Vệ sinh tai cho bé hằng ngày bằng dung dịch sát khuẩn theo toa của bác sĩ.
-Không để nước rớt vào tai trẻ lúc tắm.
-Không dùng tăm bông chọc ngoái mạnh vào tai trẻ để tránh gây xước hoặc tổn thương bên trong, gây trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng.
5/ Phòng bệnh về tai như thế nào?
-Khi trẻ bị sổ mũi, không để bé xì mũi bằng cách bịt hai lỗ mũi. Thay vào đó, bịt một bên, hở một bên để tiết dịch ra ngoài.
-Trẻ bị viêm xoang nên điều trị dứt điểm mới nên bơi lội.
-Cho bé nạo VA hoặc cắt amidan nếu bé hay bị viêm tai tái phát do sởi, cúm, thương hàn.
-Thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và trị bệnh về tai kịp thời.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa
- Chăm sóc con bị Viêm tai giữa
MarryBaby
Hỏi đáp cùng chuyên gia, Trải nghiệm lớp tiền sản, Quà tặng thành viên mới và rất nhiều những quyền lợi đặc biệt khác khi đăng ký tại MarryBaby.


Quay số may mắn – Rinh quà bếp xinh tháng 4 Quay số may mắn – Rinh quà bếp xinh tháng 4 mang đến cho bạn cơ hội nhận được rất nhiều sản phẩm thiết thực.
-
Bệnh về da ở trẻ sơ sinhTrong những tháng đầu tiên, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề như viêm da đầu, dị ứng bột giặt, eczema... Ba mẹ cần làm gì để giảm thiểu những bệnh về da và xử lý những vấn đề gây khó chịu cho làn...
-
Bảo vệ mắt cho con yêuKhi bé có dấu hiệu mỏi mắt, nhìn chữ bị nhòe, không rõ kèm theo nhức đầu, cần đưa trẻ đi khám, đo mắt kịp thời để phát hiện tật khúc xạ mắt ở trẻ.
-
Viêm họng liên cầu khuẩn ở béKhác với chứng viêm họng thông thường, viêm họng do liên cầu khuẩn có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Rôm sảy thường xuất hiện vào những ngày oi bức làm cho làn da bé yêu trở nên sần sùi. Bị rôm sảy, con cũng vô cùng khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy. \"Bỏ túi\" ngay những cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh dưới đây để làn da con luôn mát mẻ, khỏe mạnh, mẹ nhé!
Loạt mẹo dân gian trị rôm sảy hiệu quả
-
lina
-
cắt tóc máu cho thỏ
-
Anh Anh Trương
-
Cuối tuần của 2 anh em
-
Minh Thư 18 tháng tuổi
-
Cục vàng !!!
-
cô bé màu hồng
-
Ớt ăn khoai lang
-
Mùa xuân của mẹ
-
Buổi dã ngoại lý thú
-
Pony bé nhỏ ❤️❤️❤️
-
Bé Du Xuân Mậu Tuất
-
Ngắm cảnh
-
Xuân An Nhiên
-
Cô Ba vui tết
Được quan tâm nhất
-
Cách rặn đẻ: Đẻ thường khác đẻ không đauKhi nghĩ về chuyện sinh đẻ, hầu hết các mẹ bầu đều lo lắng về cảm giác đau...
-
Những điều cần tránh khi mang thai các...Chỉ một chút sơ sảy, lơ là, sự an toàn của bà bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa,...
-
Đau đầu khi mang thai: Không chữa không...Đau đầu khi mang thai nếu không cải thiện, về lâu về dài có thể gây ra những...
-
Cách cho con bú: Là bản năng đó nhưng...Cách cho con bú không hẳn là một việc khó, nhưng với người lần đầu làm mẹ,...
-
Bệnh mùa hè: Cẩn thận với thủy đậuNguy cơ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh tuy hiếm, nhưng mẹ cũng nên cẩn...
Thành viên nổi bật trong tuần
-
Ca sĩ Thủy Tiên: Không dám khoe con vì...Kể từ khi chào đời đến nay, Bánh Gạo luôn được Công Vinh và Thủy Tiên giấu...
-
Mang thai mùa hè, nóng thì nóng đó...Có nhiều mẹ than rằng: “Mùa hè đã nóng nực mà còn vác thêm cái bụng bầu chán...
-
Cứ bình tĩnh mà chăm con... bình tĩnh...Làm mẹ bỉm sữa thời đại mà, chăm con cứ phải bình tĩnh, sốt xình xịch là...
-
Bi Rain chi mạnh để Kim Tae Hee được...Ngay sau khi sinh con gái đầu lòng, hai mẹ con Kim Tae Hee đã được ông xã Bi...
-
Chăm con hoàn hảo: Kế hoạch... rất khả thiCuộc sống càng bận rộn, mẹ càng ít có thời gian chăm sóc con cái hơn. Làm...
nguy hiểm quá, các mẹ chú ý đến các biểu hiện của con nha
"tai trẻ xuất hiện mủ và nước sau 5-7 ngày bị sổ mũi liên tục"
Nghĩa là bé bị sổ mũi sẽ có nguy cơ tai xuất hiện mủ à các mom???
đúng đó mom, có nguy cơ bị nhé
Con mình cũng có ráy tai màu vàng không biết có sao không? mà mình thấy ai cũng có màu vàng mà?
nguy hiểm ghê thật :) bin nhà mình hay viêm amidan khi ăn đồ lạnh vì thế mà không cho bạn í ăn kem nè
nên mẹ càng chú ý hơn nữa nha