Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/03/2023

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi mùi tanh, mùi chua là gì? Cách xử lý

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi mùi tanh, mùi chua là gì? Cách xử lý
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn mẹ cho con bú, không ít trường hợp gặp phải tình trạng sữa bị hôi.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì? Làm thế nào để giúp sữa mẹ thơm ngon? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách làm sữa mẹ thơm, để các mẹ luôn có nguồn sữa chất lượng và thơm ngon cho con bú.

1. Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì?

Sữa mẹ thường có màu trắng đục, có mùi thơm và vị ngọt béo. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà sữa mẹ bị hôi. Ví dụ như chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc cá nhân chưa tốt; hoặc sữa mẹ không được bảo quản đúng cách.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi sau khi vắt ra:

1. Do chế độ dinh dưỡng: Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi chủ yếu là đến từ chế độ dinh dưỡng mẹ ăn hàng ngày. Ví dụ: Nếu mẹ ăn những thực phẩm có mùi tanh, cay nồng như tỏi, ớt…, sữa mẹ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng và có mùi tanh, hôi.

Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú như hải sản, thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, caffeine, rượu, đồ sống… vì dễ gây mùi tanh cho sữa mẹ.

2. Do chưa vệ sinh hai bầu ngực đúng cách: Bầu ngực là nơi chứa dòng sữa mẹ và núm ti là nơi bé thường xuyên ngậm miệng để lấy nguồn dưỡng chất. Vì vậy, thói quen vệ sinh bầu ngực là yếu tố quan trọng quyết định đến mùi vị sữa của bé.

Nếu mẹ không vệ sinh sạch núm ti thường xuyên, khu vực này sẽ dễ bị hôi, có mùi khó chịu; tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển. Vì thế, sữa mẹ khi đưa ra ngoài dễ bị nhiễm khuẩn và gây ra mùi hôi khó chịu.

3. Do uống thuốc: Mẹ dùng các loại thuốc như thuốc bổ, thuốc kháng sinh hay thực phẩm chức năng; sữa mẹ sẽ có mùi vị của thuốc.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi
Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi có thể bắt nguồn từ chính thói quen chăm sóc bầu ngực của mẹ

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi khi bảo quản trong tủ lạnh:

Hiện nay, nhiều mẹ sử dụng phương pháp trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh; sẽ làm cho sữa mẹ bị hôi bởi những yếu tố dưới đây:

1. Sử dụng túi hoặc bình sữa không đạt chuẩn chất lượng: Nếu mẹ mua phải sản phẩm đựng sữa của con kém chất lượng; sữa mẹ cũng sẽ bị biến chất và có mùi hôi.

2. Do enzyme lipase trong sữa mẹ tăng lên khi để tủ lạnh: Lipase có tác dụng chính là hỗ trợ tiêu hóa, giúp phá hủy các chất béo có trong sữa và các chất dinh dưỡng. Từ đó sẽ giúp bé dễ hấp thụ hơn. Khi bảo quản sữa ở nhiệt độ thấp, các enzyme này có xu hướng tăng lên nên khiến cho sữa có mùi tanh hôi.

3. Sữa mẹ hết hạn sử dụng: Nếu mẹ bảo quản sữa trong nhiệt độ phòng thì để được khoảng 4 tiếng. Nếu mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh thì sẽ giữ được khoảng 2 ngày. Trường hợp bạn để sữa trong ngăn đá thì sẽ giữ được 3 tháng. Sữa để trong ngăn cấp đông thì dùng được trong khoảng thời gian từ 6 tháng.

>> Xem thêm: 5 cách kích sữa đơn giản, hiệu quả

2. Sữa mẹ bị hôi thì có cho con bú được không?

Tùy vào nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hôi mà mẹ có thể quyết định có nên cho con bú hay không:

– Nếu sữa mẹ bị hôi sau khi vắt ra, do nguyên nhân ăn uống, mẹ vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần rất chú ý liệu sữa mẹ có dấu hiệu bị hỏng, hoặc bị chua hay không. Trường hợp sữa mẹ có mùi chua, mùi tanh, đóng vón cục; me không nên cho bé bú nhé.

– Nếu sữa mẹ bị hôi do nguyên nhân bảo quản không kỹ, tốt hơn hết, mẹ tránh để bé bú. Vì sữa mẹ quá hạn sử dụng hay bị hỏng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ví dụ như ngộ độc thực phẩm, đau dạ dày, v.v.

Sau đây là cách xử lý các nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hôi, mẹ đọc tiếp nhé!

3. Cách khử mùi hôi, tanh của sữa mẹ sau khi vắt ra

Sữa mẹ bị hôi thì làm sao? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ thường hay băn khoăn. Dưới đây là các cách làm sữa mẹ thơm mát, mẹ có thể tham khảo:

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống để sữa không bị hôi

Mẹ hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm lợi sữa nhé. Các thực phẩm này bao gồm:

Tăng cường rau xanh, trái cây: Rau, củ, quả và trái cây không chỉ giúp làm sữa mẹ thơm mát mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để bạn bồi bổ sức khỏe. Một số loại rau có tác dụng làm sữa thơm mát gồm thì là, rau mùi, chè vằng, quả chuối…

Uống một ly sữa đặc có pha với nước ấm trước khi cho con bú: Biện pháp này không chỉ giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho mẹ; mà còn là cách kích thích làm tăng tiết sữa giúp sữa đặc hơn, thơm ngon hơn.

Uống nhiều nước để cải thiện mùi hôi của sữa: Tác dụng của nước sẽ giúp tăng tiết sữa mẹ, giảm cân sau sinh, tăng tuần hoàn, đào thải độc tố để thanh lọc nguồn sữa, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận và làm đẹp da.

Hạn chế những thực phẩm có mùi tanh: Những thực phẩm có mùi tanh như cá sẽ khiến sữa mẹ có mùi tanh và hôi.

>> Ăn gì để sữa mẹ thơm và mát?: Sữa mẹ loãng phải làm sao cho đặc, thơm và đủ dưỡng chất?

3.2 Vệ sinh bầu ngực thường xuyên

Vệ sinh bầu ngực thường xuyên
Vệ sinh bầu ngực thường xuyên giúp giải quyết nguyên nhân sữa mẹ bị hôi

Trong suốt thời gian cho con bú, mẹ nên chăm sóc và làm sạch hai bầu vú cẩn thận. Mẹ nên vệ sinh bầu vú bằng nước ấm và không bôi trực tiếp sữa tắm lên núm vú. Mẹ cũng nên lau rửa nhẹ nhàng sau khi cho con bú xong; và đợi đến khi đầu ti khô hẳn thì mới mặc áo vào.

>> Xem thêm: Cách chữa nứt cổ gà hiệu quả để bé bú đủ sữa, mẹ không đau đớn

4. Hướng dẫn xử lý sữa bị hôi do bảo quản không đúng cách

Đối với trường hợp trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh mà bị hôi thì mẹ hãy xử lý bằng cách:

  • Bước 1: Lấy sữa đun nóng đến tầm 70°C (sữa bắt đầu nổi bọt li ti chứ chưa sôi hẳn).
  • Bước 2: Sau đó, mẹ đợi cho sữa nguội thì cho bé bú, cách này sẽ giảm tối đa mùi hôi tanh của sữa.

Khi đã biết nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì, bạn sẽ có cách khắc phục để làm cho nguồn sữa luôn thơm tho, giữ được nhiều chất dinh dưỡng cho con bú. Hy vọng với chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc bé phát triển khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Milk Issues
https://llli.org/breastfeeding-info/milk-issues/
Ngày truy cập: 06.03.2023

2. Unusual Odors in Pumped Breastmilk
https://milkworks.org/file_download/inline/737fe0ad-dd04-4e4c-b018-f573771a15d1
Ngày truy cập: 06.03.2023

3. Storing Human Milk
https://llli.org/breastfeeding-info/storingmilk/
Ngày truy cập: 06.03.2023

4. Proper Storage and Preparation of Breast Milk
https://www.cdc.gov/breastfeeding/recommendations/handling_breastmilk.htm
Ngày truy cập: 06.03.2023

5. Keeping breast milk safe and healthy
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/parenthood/keeping-breast-milk-safe-and-healthy
Ngày truy cập: 06.03.2023

x