của bé
Hầu hết chị em phụ nữ đều lo lắng khi bị đau tức cửa mình sau sinh thường bởi điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Liệu mẹ có biết nguyên nhân do đâu và cách giảm đau như thế nào chưa?
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân đau tức cửa mình sau sinh
- Cách giảm đau tức cửa mình sau sinh tại nhà
- 1. Chườm đá lạnh để giảm đau tức cửa mình sau sinh
- 2. Dùng máy sấy tóc thay khăn mềm, giấy vệ sinh để làm khô cửa mình
- 3. Ngâm cửa mình với nước ấm để giảm đau tức
- 4. Mặc đồ lót và quần áo thoải mái, thông thoáng
- 5. Hạn chế bị táo bón để tránh đau tức cửa mình sau sinh
- 5. Bài tập Kegel giúp se khít vùng kín và giảm đau tức cửa mình
- Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ khi bị đau tức cửa mình?

Cách giảm đau tức cửa mình sau sinh để bạn thoải mái và dễ chịu
Phụ nữ bị đau tức cửa mình sau sinh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau và phải gặp không ít phiền phức. Dưới đây là những nguyên nhân khiến mẹ đau tức cửa mình sau sinh và những cách chữa trị để bạn yên tâm hơn nhé.
Nguyên nhân đau tức cửa mình sau sinh
Khi con chui ra từ đường cửa mình của mẹ thì bàng quang sẽ bị kéo căng và có thể gây tổn thương thần kinh cũng như cơ ở vùng kín trong một thời gian ngắn. Điều này khiến cho mẹ khó đi vệ sinh và thấy đau tức cửa mình trong thời gian đầu ngay sau khi sinh con.
Mặc khác, hầu hết các chị em trong lúc sinh nở đều bị rách tầng sinh môn, vì đầu của con lớn hơn cửa mình của mẹ. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng. Do đó, các hoạt động nhỏ như hắt hơi, ho, đi tiểu cũng làm cho mẹ cảm thấy đau tức cửa mình sau sinh và gây khó chịu. Ngoài ra, nước tiểu có tính axit nên sẽ gây đau rát cho vết thương chưa lành ở cửa mình.
Cách giảm đau tức cửa mình sau sinh tại nhà
Mẹ đang cho con bú bị đau tức cửa mình sau sinh không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh để giảm đau, vì tác dụng của thuốc có thể gây hại cho con và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Dưới đây là cách làm dịu vết thương bằng phương pháp tự nhiên tại nhà để bạn hạn chế cơn đau tức cửa mình sau sinh.
1. Chườm đá lạnh để giảm đau tức cửa mình sau sinh
Nước đá lạnh giúp dây thần kinh của vùng da ở cửa mình bị tê liệt tạm thời nên sẽ làm giảm cơn đau tức cửa mình cho mẹ dễ chịu hơn. Cách này thật đơn giản, tiện lợi và khá hiệu quả cho các chị em tự áp dụng tại nhà.
Mẹ có thể lấy nước đá bỏ vào túi nilon rồi cột chặt và bọc lại bằng một cái khăn mềm hoặc khăn sữa đã giặt sạch để tránh dây nước vào cửa mình. Sau đó, bạn chườm liên tục khoảng 15-20 phút mỗi giờ cho đến khi thấy giảm đau. Bạn lưu ý tránh để đá trực tiếp lên cửa mình vì có thể gây bỏng và viêm.
2. Dùng máy sấy tóc thay khăn mềm, giấy vệ sinh để làm khô cửa mình
Cửa mình của chị em sau sinh chịu nhiều tổn thương nên rất dễ bị đau và trầy xước dù là tác động nhỏ. Do đó, mẹ nên dùng máy sấy tóc thay vì khăn lông để làm khô hoàn toàn cửa mình nhằm hạn chế sự cọ xát gây đau rát sau khi đi vệ sinh, ngâm rửa hoặc làm vệ sinh cửa mình.
Mặt khác, nếu chị em để cho vùng cửa mình bị ẩm ướt thì vi trùng sẽ dễ xâm nhập gây viêm và nấm vùng kín. Do đó, mẹ nên đứng hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, bật máy sấy tóc với nhiệt độ nóng thấp nhất và di chuyển liên tục xung quanh hông, mông, đùi với khoảng cách an toàn và không sấy lâu quá 3 phút.
Bạn cũng cần lưu ý vệ sinh máy sấy cẩn thận trước khi làm khô cửa mình bằng phương pháp này bởi vì bụi và vi khuẩn cũng có thể ẩn chứa rất nhiều trong máy sấy, gây hại cho bạn.

"Nhậu" bia với sữa đặc, thức uống lợi sữa thần kỳ của mẹ sau sinh Theo bí quyết của nhiều chị em thì bia và sữa đặc là thức uống lợi sữa tuyệt vời cho các mẹ đang thiếu sữa cho con bú.
3. Ngâm cửa mình với nước ấm để giảm đau tức
Mẹ có thể mua bồn tắm ngồi chuyên rửa vùng kín để ngâm cửa mình bằng nước ấm trong 15-20 phút. Các mạch máu ở vùng cửa mình sẽ giãn nở ra, lưu thông tốt hơn nên sẽ làm dịu cơn đau.
Bạn lưu ý nên vệ sinh bồn tắm thường xuyên và nước ngâm phải sạch. Trong trường hợp vùng kín bắt đầu bị viêm và có mùi hôi thì bạn không nên áp dụng cách này vì dễ làm viêm nhiễm lan rộng.
4. Mặc đồ lót và quần áo thoải mái, thông thoáng
Sau khi sinh, mẹ không nên mặc đồ lót và quần áo chật vì sẽ gây tổn thương và khó chịu. Mặc khác, quần lót chật cũng làm chèn ép các mạch máu và hầm bí vùng kín nên làm kéo dài thời gian bị đau tức cửa mình và viêm phụ khoa.
Tốt nhất, mẹ nên chọn đồ lót và quần áo cotton dễ thấm hút mồ hôi và thông thoáng tốt. Bạn cũng nên thay đồ lót thường xuyên khi đã có mùi hôi và ẩm ướt.
5. Hạn chế bị táo bón để tránh đau tức cửa mình sau sinh
Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của sản phụ còn rất yếu nên dễ bị táo bón. Nếu mẹ bị táo bón và rặn thì sẽ ảnh hưởng đến vết rách, gây đau tức cửa mình sau sinh.
Để tránh cơ thể bị sinh nhiệt gây ra chứng táo bón, bạn nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh, các loại trái cây chua. Thay vào đó, mẹ cần uống nhiều nước, rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin cũng như giải nhiệt cơ thể. Các thực phẩm bao gồm mồng tơi, rau dền, bồ ngót, đu đủ, cam…
5. Bài tập Kegel giúp se khít vùng kín và giảm đau tức cửa mình
Bài tập Kegel tác động lên vùng kín bằng cách siết chặt cơ sàn chậu. Cơ sàn chậu sẽ nằm ở ngay vị trí mà khi bạn nín tiểu lại sẽ cảm nhận được. Chị em có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái rồi siết chặt cơ sàn chậu trong 5 giây thì nghỉ 10 giây, nếu mẹ cảm thấy không siết được 5 giây thì có thể giảm xuống 2-3 giây và cứ tiếp tục làm 10 lần như vậy. Khi đã tập quen, mẹ từ từ tăng thời gian siết sàn chậu và có thể làm nhiều hơn để giảm đau tức cửa mình sau sinh và cải thiện tình trạng giãn rộng vùng kín.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ khi bị đau tức cửa mình?
Thông thường sau khi sinh 6 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng cửa mình, tử cung và cổ tử cung cũng như đo huyết áp và cân nặng của mẹ. Khi tất cả các cơ quan ổn định là thời điểm thích hợp cho việc vận động như tập thể dục hoặc bắt đầu quan hệ. Nhưng nếu như chị em gặp một số tình trạng sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm:
- Cửa mình bị chảy máu nhiều, thấm hết nhiều miếng lót trong một giờ.
- Ớn lạnh hoặc sốt cao hơn 38ºC.
- Đau hoặc xuất hiện các vấn đề khác khi đi tiểu.
- Cửa mình tiết dịch có mùi hôi.
- Đau bụng dữ dội và cơn đau ngày càng tệ đi.

3 cách nhanh hết sản dịch cho phụ nữ sau sinh Sản dịch nếu kéo dài, ra quá ít hoặc quá nhiều… sẽ nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh. Vậy nên, các mẹ cần biết cách nhanh hết sản dịch, cũng như lưu ý trong sinh hoạt, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe sau sinh.
Đau tức cửa mình sau sinh là một tình trạng khá phổ biến ở các chị em đã trải qua quá trình sinh nở. Mẹ hãy thử áp dụng các cách giảm đau tại nhà để làm dịu cơn đau. Nếu tình trạng đau kéo dài và có kèm theo các vấn đề khác thì mẹ nên gặp bác sĩ để thăm khám sớm nhé.
Ngọc Trân
-
Cách uống tinh bột nghệ sau sinh để sản phụ lấy lại "thanh xuân rực rỡ"Sau khi sinh, nếu chỉ chú tâm chăm sóc bé, bỏ mặt bản thân, sản phụ rất dễ lâm vào cảnh tàn phai nhan sắc nhất là vẻ đẹp của làn da. Tuy nhiên nếu biết cách uống tinh bột nghệ sau sinh, mẹ sẽ...
-
Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồiChăm sóc bé sơ sinh rất quan trọng, nhưng chăm sóc mẹ sau sinh cũng không thể lơ là. Đặc biệt là trong 30 ngày đầu tiên. Mẹ cần được chăm sóc cẩn thận để mau hồi sức, chuẩn bị năng lượng để vượt...
-
5 loại trái cây lợi sữa giúp mẹ sau sinh cho con bú thỏa thíchSau sinh, ngoài các bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung những bữa ăn phụ gồm các thực phẩm lợi sữa để đủ sức nuôi con và cho con bú. Bên cạnh gà hầm, móng giò đu đủ xanh, bạn dùng thêm một số loại trái...
-
Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít, trắng hồng, thơm thoNếu không tự tin vì “cô bé” đã bị giãn nở nhiều trong quá sinh nở, bạn hãy thử học cách xông vùng kín sau sinh để làm đẹp “cái ngàn vàng” như thời còn con gái.
-
Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? 3 tư thế “yêu” an toàn cho bạnNếu đang mong muốn gần gũi bạn đời để "hấp hôn" và tìm lại những khoái cảm mãnh liệt nhất chốn phòng the, bạn nên biết thời điểm nào là thích hợp nhất cho cả 2 cùng sẵn sàng “lâm trận”. Liệu rằng...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!