Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 26/05/2023

Cách xông vùng kín sau sinh để "cô bé" se khít và thơm tho!

Cách xông vùng kín sau sinh để "cô bé" se khít và thơm tho!
Nếu không tự tin vì “cô bé” đã bị giãn nở nhiều trong quá sinh nở, bạn hãy thử học cách xông vùng kín sau sinh để làm đẹp “vùng tam giác vàng” như thời còn con gái.

Một trong những cách làm đẹp vùng kín sau sinh được truyền tai nhiều đó là xông hơ. Liệu phương pháp xông hơ cửa mình sau sinh lợi hại đến đâu? Mời mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Xông hơi vùng kín sau sinh là gì?

Xông hơi vùng kín sau sinh là phương pháp dùng hơi nước bốc lên từ nước nóng. Các chị em có thể thực hiện phương pháp này bằng cách đun sôi nước với các loại thảo mộc như: lá trầu không; gừng; ngải cứu; sả; muối…

Lợi ích của cách xông vùng kín sau sinh

Cách xông vùng kín sau sinh có thể giúp bạn nhận được một số lợi ích dưới đây:

1. Giúp diệt khuẩn ở âm đạo

Sau quá trình sinh nở, tử cung mẹ bắt đầu đào thải sản dịch ra khỏi cơ thể. Do đó, âm đạo và tử cung trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển; từ đó gây viêm nhiễm, ngứa ngáy. Vi khuẩn thậm chí có thể xâm nhập sâu vào cơ thể; gây hại cho buồng trứng và tử cung. Trong khi đó, lợi ích của xông hơi vùng kín sau sinh sẽ giúp bạn diệt vi khuẩn; làm sạch âm đạo; ngừa viêm nhiễm; thúc đẩy nhanh lành vết thương; se khít âm đạo và khử mùi.

2. Làm giảm stress và giảm mệt mỏi

Phụ nữ dù sau sinh đẻ hay sinh thường rất dễ bị đuối sức. Bạn xông vùng kín sau sinh sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ; kích thích thần kinh; tăng cường năng lượng và thúc đẩy sự phục hồi sau khi sinh con.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn giảm ù tai; nghẹt mũi; nhức đầu. Và xông vùng kín còn hỗ trợ chữa các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt như đầy hơi; chuột rút; kiệt sức và xuất huyết.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách xông hơ mặt sau sinh giúp da trắng hồng

Cách xông vùng kín sau sinh bằng lá trầu không

cách xông vùng kín sau sinh bằng lá trầu không

Thông thường, các mẹ sẽ thực hiện cách xông hơi vùng kín với lá trầu. Sản phụ xông lá trầu có tác dụng gì? Lá trầu có các thành phần kháng khuẩn tự nhiên nên được các chuyên gia khuyên dùng để vệ sinh vùng kín; nhằm điều trị nấm và ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài.

Không chỉ vậy, lá trầu còn có chứa nhiều kẽm, canxi và axit amin. Các chất này có tác dụng làm hồng hiệu quả; giúp hồi phục các tổn thương và diệt các vi khuẩn gây mùi.

Dưới đây là cách xông hơi vùng kín sau sinh bằng lá trầu không giúp “cô bé” nhanh hồi phục sức khỏe; để chồng cứ muốn bên bạn không rời.

1. Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Muối trắng
  • Một nắm lá trầu không
  • Nồi nước, chậu, chăn bông mềm và ghế xông hơi vùng kín

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh bao lâu thì được dùng sữa rửa mặt? 7 lưu ý cho bà đẻ

2. Các bước thực hiện

  • Bạn rửa sạch lá trầu, vò nát và cắt nhỏ rồi bỏ vào nồi có chứa khoảng 2 lít nước.
  • Đặt nồi lên bếp, đun với lửa riu riu trong 30 phút thì cho thêm 1 chút muối trắng vào.
  • Trước khi xông lá trầu vùng kín sau sinh, bạn nên vệ sinh “cô bé” nhẹ nhàng với nước sạch có vắt 1 chút chanh tươi. Điều này giúp nước xông lá trầu dễ dàng xâm nhập vào vùng tiếp xúc hơn.
  • Đổ nước trầu không sau khi đun ra chậu và đặt ghế xông hơi vùng kín lên trên. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi xông. Vì hơi nước quá nóng có thể làm bỏng vùng “tam giác vàng”.
  • Khi xông hơi, bạn ngồi lên ghế, không mặc quần. Sau đó, dùng chăn bông để quấn quanh từ thắt lưng xuống cho hơi nước không thoát ra ngoài.
  • Khi hơi nước giảm thì bạn đổ thêm nước xông. Khi nước xông nguội, bạn lấy nước để vệ sinh ngoài vùng kín và lau khô “cô bé” bằng khăn sạch.
  • Trong quá trình thực hiện cách xông lá trầu se khít vùng kín, bạn có thể massage bên ngoài. Điều này giúp kích thích máu lưu thông hoặc thực hiện các bài tập hít thở sâu cũng rất tốt.

Lưu ý cách xông vùng kín sau sinh

lưu ý khi xông hơi vùng kín sau sinh

Để cách xông hơi vùng kín sau sinh mang lại tác dụng, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Không xông lá trầu vùng kín sau sinh khi đang có kinh
  • Tuyệt đối không xông hơ vùng kín sau sinh khi vừa ăn no
  • Không xông quá 15 phút để tránh nhiễm lạnh
  • Uống nước sau khi xông hơi để tránh mất nước
  • Làm sạch các thiết bị xông hơi để tránh nhiễm trùng
  • Tránh tiếp xúc quá gần hơi nước hoặc sử dụng nước quá nóng
  • Không tắm ngay sau khi xông hơi mà nên đợi 1-2 tiếng rồi mới tắm bằng nước ấm
  • Cần tránh đặt nồi nước xông hơi ở phòng gió lùa sẽ làm nước xông bay hơi nhanh chóng.
  • Nên thực hiện khoảng 2 lần/tuần liên tục đến khi hết kiêng cữ để vùng kín nhanh lành và thơm tho.
  • Mẹ sinh thường chỉ nên thực hiện cách xông vùng kín sau sinh khoảng 3 ngày. Với những mẹ sinh mổ, cần đợi cho vết thương khô và lành thì mới có thể xông hơi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh bao lâu thì làm tóc được và 9 điều mẹ cần chú ý!

Khi thấy vùng kín đã cải thiện, bạn nên cân nhắc tần suất xông hơi bằng lá trầu không. Bởi nếu thực hiện quá nhiều sẽ khiến vùng kín bị khô do mất cân bằng độ pH gây viêm nhiễm.

Trước khi thực hiện cách xông vùng kín sau sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe âm đạo. Đồng thời, mẹ nên kiểm tra cơ địa có bị dị ứng với lá trầu không. Sau đó, mẹ hãy tìm hiểu cách xông vùng kín sau sinh bằng gì để phù hợp với bản thân hơn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Recovering from Delivery (Postpartum Recovery)
https://familydoctor.org/recovering-from-delivery/
Ngày truy cập: 7/3/2022

2. Labor and delivery, postpartum care
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/basics/labor-and-delivery/hlv-20049465
Ngày truy cập: 7/3/2022

3. Pregnancy: Physical Changes After Delivery
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9682-pregnancy-physical-changes-after-delivery
Ngày truy cập: 7/3/2022

4. 2. Safety of skin care products during pregnancy
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3114665
Ngày truy cập: 7/3/2022

5. The Effect of Mother-Infant Skin to Skin Contact after Birth on Third Stage of Labor
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6500522/
Ngày truy cập: 7/3/2022

x