Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/06/2023

Cách ngồi dậy sau sinh mổ, mẹ sắp sinh mổ đừng bỏ lỡ!

Cách ngồi dậy sau sinh mổ, mẹ sắp sinh mổ đừng bỏ lỡ!
Mẹ nên học cách ngồi dậy sau sinh mổ để không làm ảnh hưởng đến vết thương, từ đó quá trình hồi phục sau sinh cũng nhanh hơn.

Khi ở bệnh viện, chiếc giường bệnh viện vô cùng kỳ diệu vì nó được thiết kế giúp bạn chống đỡ bằng cách ấn nút cũng như có các thanh chắn giúp bạn ngồi lên dễ hơn. Nhưng tiện nghi này không kéo dài cho tới khi bạn trở về nhà. Lúc này, các cách ngồi dậy sau ca sinh mổ rất hữu ích cho bạn.

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ, cơn đau từ vết thương có thể làm cho việc ngồi dậy và di chuyển khó khăn. Đây là một vài bài tập có thể giúp bạn phục hồi sau ca phẫu thuật. Điều quan trọng là phải uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2,5 lít mỗi ngày) và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bàng quang và ruột của bạn hoạt động, giúp bạn di chuyển nhiều hơn dễ dàng.

Trong 24 giờ đầu tiên, bạn nên chú ý thực hiện những điều này

1. Hỗ trợ vết thương và thở

Sau khi mổ, vết thương rất đau. Bạn có thể dùng tay hoặc gối kê nhẹ vào vết thương khi ho, hắt hơi, cười hoặc đi vệ sinh.

Bạn nên thở bằng bụng: Hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng, lặp lại 5 lần. Điều này cũng phần nào giúp giảm bớt sự khó chịu của cơn đau mà vết mổ gây ra.

2. Ngồi dậy sau sinh

Điều quan trọng khi làm những việc này là phải hỗ trợ vết thương bằng cách sử dụng cơ bụng. Đừng đột ngột ngồi thẳng lên. Bạn cần lăn sang một bên với đầu gối cong, một tay đỡ cơ bụng. Sau đó dùng khuỷu tay dưới đẩy mình lên thành tư thế ngồi. Nếu đang trong bệnh viện, cách ngồi này sẽ dễ thực hiện khi bạn điều khiển nâng đầu giường lên.

Song song với cách trên, bạn cần kiểm soát vùng ngực. Cách tập thở sâu càng sớm sẽ giảm bớt sự khó chịu của cơn đau mà vết mổ sau khi sinh gây ra. Bạn ngồi thẳng rồi hít một hơi thật sâu cho khí tràn vào phổi rồi từ từ thở ra bằng mũi. Cùng lúc với việc hít thở sâu 3-4 lần đó, bạn nhớ dùng tay vịn hỗ trợ vết thương. Hãy thực hiện bài tập thở sâu này mỗi giờ cho đến khi bạn có thể thoải mái ra vào giường và đi bộ xung quanh.

3. Bài tập ngồi sau sinh

Ngay cả với người sinh thường, việc ngồi, đi, đứng cũng phải cẩn trọng. Với người sau khi sinh mổ vài ngày, bạn cần phải thực hiện các bài để cơ thể dần thích nghi lại với các hoạt động thường ngày. Theo các chuyên gia, các bài tập dành riêng cho cơ bụng sẽ tốt hơn đối với người sinh mổ.

sa tử cung sau sinh 2

♦ Thở sâu

Nằm ngửa, gập đầu gối lên. Hít một hơi thật sâu để khí tràn vào phổi và vùng bụng. Giữ tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra. Lặp lại 4-5 lần.

♦ Nghiêng xương chậu

Động tác này giúp giảm đau lưng và tăng cường cơ bụng. Nằm ngửa, gập đầu gối. Đặt một tay lên xương mu (xương ở đầu dưới của bụng) và tay kia đặt dưới xương sườn của bạn.

Hít vào và sau đó khi thở ra, bạn từ từ gập người, siết chặt cơ bụng (để bụng của bạn được kéo vào). Đẩy hai bàn tay di chuyển gần nhau hơn. Bằng cách này, bạn đang ép sát cơ bụng (cơ bụng trực tràng). Cố gắng giữ chặt các cơ trong khoảng thời gian đếm từ 5 đến 10 trong khi thở bình thường.

Thư giãn và lặp lại điều này 5 đến 10 lần. Thực hiện bài tập nghiêng xương chậu này thường xuyên trong ngày khi nằm, đứng hoặc ngồi.

♦ Bài tập cho cơ sàn chậu

Những cơ này hỗ trợ các cơ quan vùng chậu (bàng quang, tử cung và ruột). Chúng trở nên suy yếu khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố và do cân nặng ngày càng tăng của em bé và gây rắc rối khiến mẹ sau sinh khổ sở.

Nếu sau khi sinh, các cơ sàn chậu vẫn yếu, có thể bạn sẽ gặp sự cố rò rỉ nước tiểu, đặc biệt là khi bạn cười, ho hoặc chạy; thay đổi chức năng tình dục và một vài vấn đề về ruột. Đối với tất cả phụ nữ sau khi sinh con – kể cả sau khi sinh mổ – điều rất quan trọng là bạn cần tập luyện các cơ này để chúng hoạt động trở lại bình thường. Đây là một bài tập cơ sàn chậu bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Ngồi trên ghế, đặt hai chân và đầu gối rộng bằng vai. Thư giãn cơ bụng, ngực và cơ chân. Hít thở bình thường.
  • Bước 2: Nhắm mắt và tưởng tượng rằng bạn muốn ngưng dòng tiểu. Khi đó, bạn sẽ dùng cơ sàn chậu để thực hiện việc này.
  • Bước 3: Bây giờ siết chặt hoặc co các cơ này và từ từ nâng mông lên khỏi ghế. Giữ co bóp càng chắc càng tốt, miễn là bạn thấy thoải mái, sau đó thả ra và ngồi xuống.
  • Bước 4: Lặp lại động tác siết và nâng này nhiều lần cho tới khi cơ bắp bị mỏi.
  • Đừng chịu đựng hoặc căng thẳng khi tập những bài tập này. Bạn cứ hít thở bình thường và tự nhiên trong khi co thắt cơ. Cố gắng thực hiện các bài tập sàn chậu nhiều lần mỗi ngày. Bạn có thể tập co thắt cơ này thêm khi ngồi, đứng hoặc nằm hoặc mỗi khi bạn đặt ấm nước, trả lời điện thoại, đi vệ sinh xong… Tốt nhất là bạn hãy tập cho đến khi nó trở thành thói quen hàng ngày.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Top tips for recovery after a caesarean birth
    https://www.nct.org.uk/labour-birth/different-types-birth/caesarean-birth/top-tips-for-recovery-after-caesarean-birth
    Ngày truy cập: 27.6.2023

    2. https://www.nct.org.uk/labour-birth/different-types-birth/caesarean-birth/top-tips-for-recovery-after-caesarean-birth
    https://www.rdehospital.nhs.uk/media/xggaldoo/patient-information-leaflet-physiotherapy-after-a-caesarean-section-rde-20-144-001.pdf
    Ngày truy cập: 27.6.2023

    3. After your Caesarean Section
    https://www.enherts-tr.nhs.uk/content/uploads/2019/10/M-After-Your-C-Section-c-section_infoleaflet2014-1.pdf
    Ngày truy cập: 27.6.2023

    4. How to recover from a c-section at home
    https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/recovering-home-after-c-section
    Ngày truy cập: 27.6.2023

    5. The Do’s and Don’ts of Healing from a C-Section
    https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/intermountain-moms/2018/03/the-dos-and-donts-of-healing-from-a-csection/
    Ngày truy cập: 27.6.2023

    x