Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/10/2020

Cách làm tinh dầu gừng tại nhà cho mẹ làm đẹp, cho bé giữ ấm

Cách làm tinh dầu gừng tại nhà cho mẹ làm đẹp, cho bé giữ ấm
Gừng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho tóc và da của mẹ sau sinh. MarryBaby sẽ chỉ cho mẹ cách làm tinh dầu gừng tại nhà vô cùng đơn giản mà có thể sử dụng tới 6 tháng nhé.
Cách làm tinh dầu gừng tại nhà
Cách làm tinh dầu gừng tại nhà tốt cho cả mẹ và bé

Công dụng của tinh dầu gừng

Trong số những sản phẩm chăm sóc da và tóc hàng ngày của mẹ mà thiếu tinh dầu gừng thì thật đáng tiếc. Gừng đã phổ biến từ rất lâu đời và tinh dầu gừng cũng vậy. Dựa vào kinh nghiệm sử dụng, người ta đã đúc kết một số công dụng cơ bản của tinh dầu gừng sau:

Làm đẹp da và tóc: Tinh dầu gừng chứa hơn 40 loại chất chống oxy hóa, giúp trì hoãn quá trình lão hóa da và tóc, thúc đẩy tóc mọc nhanh và trị gàu hiệu quả, cho làn da căng mịn, sáng bóng.

Tinh dầu gừng có tác dụng se khít lỗ chân lông, giúp làm mờ những vết sẹo cứng đầu. Đặc tính sát khuẩn của dầu gừng còn giúp thanh lọc, làm sạch da, tạo không gian cho da thở và ngăn ngừa viêm da nổi mụn. Đây có lẽ là các đặc tính được đề cao nhất của loại tinh dầu này.

Giảm đau, viêm và căng thẳng: Là một chất kháng viêm tự nhiên, tinh dầu gừng khi xoa lên da sẽ làm nóng da, tăng tuần hoàn máu, giúp mẹ giảm đau mỏi, xơ hóa cơ do phải bế bé ngày đêm. Hợp chất zingibain trong tinh dầu gừng còn giúp mẹ chế ngự cơn đau nửa đầu.

Đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu gừng giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách tự nhiên mà không sinh ra các siêu vi khuẩn kháng thuốc.

Gừng có mùi hương đặc trưng nhờ hợp chất sinh học gingerol. Mẹ ngửi mùi tinh dầu gừng thường xuyên sẽ kích thích não bộ sản xuất hormone hạnh phúc serotonin, làm giảm tâm trạng lo lắng và mệt mỏi.

tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng giúp mẹ giảm căng thẳng và mệt mỏi

Cách làm tinh dầu gừng tại nhà

  • Bạn gọt vỏ 5 củ gừng, rửa sạch. Sau đó bào hoặc băm nhỏ, mỏng.
  • Cho gừng vào một lọ thủy tinh có nắp. Bạn đổ vào lọ một ít dầu nền (chẳng hạn dầu dừa, vì loại dầu này có mùi nhẹ và cũng rất tốt cho da tóc). Chỉ cần cho một lượng dầu dừa ngập gừng là được.
  • Trộn đều cho gừng tơi ra, sau đó đậy nắp lại và lắc nhẹ. Để ở nơi ấm, tránh ánh sáng trong 5 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ cho đều.
  • Sau 5 ngày, tinh dầu gừng đã thấm hết vào trong dầu nền. Dầu dừa sẽ trở nên dính nhớt hơn ở nhiệt độ thấp. Do đó bạn đặt lọ vào một nồi nước ấm trong 5 phút để dầu bớt nhớt.
  • Bạn phủ một tấm vải sạch lên một cái tô, sau đó trút hết dầu kèm xác gừng trong lọ vào trong vải. Túm tấm vải lại và vắt kiệt dầu vào tô.
  • Tinh dầu gừng thu được bạn cho vào một chiếc lọ thủy tinh tối màu và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nắng. Như vậy là đã xong cách làm tinh dầu gừng tại nhà rồi đấy.
cách làm tinh dầu gừng
Bạn vắt kiệt tinh dầu gừng cho vào lọ

Cách sử dụng tinh dầu gừng để làm đẹp

Tinh dầu gừng vừa thu được bạn có thể sử dụng trong 6 tháng. Sau thời gian này, dầu gừng sẽ bắt đầu phân hủy, biến tính không dùng được nữa.

Đặc tính của tinh dầu gừng là ấm nóng, do đó khi thoa trực tiếp lên da, bạn không nên dùng quá nhiều.

Để tránh bị kích ứng, bạn có thể dùng vaseline để làm loãng dầu gừng. Bạn pha hỗn hợp này theo tỷ lệ 1 tinh dầu gừng : 10 vaseline. Thoa lên da tay và chờ 24 tiếng để đánh giá độ kích ứng của hỗn hợp. Nếu vẫn ổn thì bạn có thể tăng lượng dầu gừng lên.

Nếu không có vaseline thì bạn dùng các loại dầu nền như dầu hạnh nhân, dầu jojoba, dầu bơ, dầu dừa. Tỷ lệ được khuyến nghị là 20 giọt tinh dầu gừng : 30ml dầu nền.

Tắm với tinh dầu gừng: Bạn hòa vài giọt tinh dầu gừng với dầu nền, sau đó pha vào nước tắm để ngâm mình, cách này giúp làm mềm da và thư giãn cơ bắp.

Trị gàu: Nấm da đầu là nguyên nhân gây gàu. Dầu gừng có tính kháng khuẩn, diệt nấm rất tốt. Sau khi đã pha tinh dầu gừng với dầu nền, bạn thoa hỗn hợp lên da đầu để trị nấm. Dầu gừng rất ấm, giúp kích thích tuần hoàn máu ở da đầu, giúp tóc mọc nhanh và nhiều, cho sợi tóc chắc khỏe.

tóc đẹp
Tinh dầu gừng giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe

Làm mặt nạ tóc: Bạn hòa tinh dầu gừng với dầu dừa (hoặc dầu jojoba/argan) theo tỷ lệ 1: 1. Bạn có thể thêm chút nước cốt chanh, giấm táo hoặc sữa chua vào trong hỗn hợp dầu này. Bạn choàng một chiếc khăn lên vai, sau đó thoa hỗn hợp này lên da đầu, dùng lược chải từ chân tóc xuống đuôi tóc. Trùm tóc lại trong 30 phút rồi gội đầu như bình thường.

Trị mụn: Bạn pha loãng tinh dầu gừng với các loại dầu nền có tính năng trị mụn như dầu jojoba, dầu dừa. Sau đó dùng bông thấm hỗn hợp này lên những vùng da bị mụn trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau bạn rửa mặt sạch.

Khi thời tiết lạnh và chúng ta ít hoạt động, bạn thoa dầu lên chân, bắp đùi để giữ ấm. Massage dầu dừa quanh bụng để trị đau bụng kinh.

Dùng tinh dầu gừng cho bé

em bé lẫy
Bạn có thể thoa dầu gừng cho bé ấm người

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên tiếp xúc với bất kì loại tinh dầu nào. Qua độ tuổi này, bạn có thể pha loãng tinh dầu gừng cho bé sử dụng. Bạn có thể pha 3-6 giọt tinh dầu gừng với 30ml dầu nền (dầu jojoba hoặc dầu hạnh nhân).

Ngay cả khi đã pha loãng dầu gừng thì vẫn có thể gây kích ứng cho da trẻ, vì thế bạn nên thoa một chút xíu lên bắp chân trẻ và chờ 24 giờ xem bé có bị kích ứng không.

Dầu phải thoa cách xa mắt, mũi và miệng bé. Không dùng tinh dầu cho các bé bị eczema hay bệnh da mãn tính.

Nếu muốn pha nước tắm cho bé, thì bạn phải pha loãng tinh dầu gừng với dầu nền, sau đó mới cho vào nước tắm, bởi vì tinh dầu gừng không tự tan trong nước.

Tinh dầu gừng có tác dụng giữ ấm, nên bạn thoa một ít vào lòng bàn chân, ngực của bé. Tránh thoa vào bàn tay vì bé có thể quệt lên mắt, miệng.

Tinh dầu gừng rất dễ làm, hoàn toàn tự nhiên mà công dụng thì lại vô vàn, tốt cho cả mẹ và bé, không gây tác dụng phụ. Chỉ mất khoảng 5 ngày chờ đợi là bạn đã có tinh dầu gừng để sử dụng rồi. Còn chờ gì nữa, nào mẹ hãy thử cách làm tinh dầu gừng tại nhà ngay hôm nay nhé.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  https://www.goodhousekeeping.com/health/a25835590/how-to-make-ginger-oil/ https://www.healthline.com/health/ginger-for-hair#how-to-use https://www.nytimes.com/2020/04/18/parenting/baby/essential-oils-babies-kids.html
x