Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Lam
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 30/03/2023

Tại sao bà đẻ bị đau đầu? Mẹ bỉm lưu ngay những cách giảm đau đơn giản sau

Tại sao bà đẻ bị đau đầu? Mẹ bỉm lưu ngay những cách giảm đau đơn giản sau
Đau đầu ảnh hưởng đến khoảng 40% phụ nữ trong thời kỳ sau sinh và phổ biến hơn ở những phụ nữ có tiền sử đau đầu hoặc sinh con sau 30 tuổi.

Đau đầu do mệt mỏi, căng thẳng hay sự thay đổi hormone thường xảy ra trong giai đoạn sau khi sinh và chúng có thể được kiểm soát bằng những phương pháp đơn giản như nghỉ ngơi, uống đủ nước hay tránh những tác động từ môi trường. Nhưng trước tiên, bạn cần biết lý do tại sao sau sinh bà đẻ bị đau đầu?

Tại sao sau sinh bà đẻ bị đau đầu

1. Tiền sản giật sau sinh khiến bà đẻ bị đau đầu

Tiền sản giật sau sinh có thể làm bạn đau đầu dữ dội kèm theo đau bụng, buồn nôn, thay đổi thị lực, co giật và giảm tần suất tiểu tiện. Lúc này bà đẻ bị đau đầu ở 2 bên và sẽ trở nên nặng hơn nếu mẹ bỉm gắng sức hoạt động.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm.

2. Máu tụ dưới màng cứng

Đây là một tác dụng phụ không mong muốn sau khi bạn được gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng khi sinh em bé. Bạn có thể đau đầu dữ dội trong vòng 72 giờ sau ca phẫu thuật và đặc biệt khi bạn ngồi hoặc đứng thẳng. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, nôn, cứng cổ, thay đổi thị lực và thính giác.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà đẻ bị đau đầu, nhưng đa số các trường hợp chỉ đau đầu nhẹ sẽ có thể áp dụng các cách dưới đây để giảm đau đầu sau sinh. Các trường hợp bà đẻ bị đau đầu dữ dội hoặc đau liên tục trong một thời gian dài cần gặp bác sĩ ngay để được chữa trị nhé.

3. Bà đẻ bị đau đầu do căng thẳng

bà đẻ bị đau đầu do căng thẳng

Mức độ đau đầu có thể từ nhẹ đến trung bình, bắt đầu từ cổ và lan toàn bộ vùng đầu. Cơn đau sẽ kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn và thậm chí lên đến một tuần. Ngoài đau đầu do căng thẳng, các nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau đầu là do mất ngủ hay thiếu ngủ, căng cơ hoặc cơ thể thiếu nước.

Mẹ bỉm bị đau đầu có thể do nội tiết tố thay đổi sau sinh. Các yếu tố môi trường cũng có thể là một nguyên nhân khiến bà đẻ bị đau đầu.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Stress sau sinh mổ, vấn đề nhiều mẹ bỉm cần tìm cách vượt qua

Cách làm giảm đau đầu sau sinh

1. Phương pháp chườm nóng lạnh

1.1. Chườm lạnh

Khi gặp phải cơn đau nửa đầu, bạn hãy chườm một chai nước lạnh hoặc túi chườm lạnh lên trán trong vòng 15 phút. Biện pháp này sẽ giúp làm hẹp các mạch máu và giảm áp lực lên các dây thần kinh nhạy cảm, từ đó giảm nhẹ chứng đau đầu.

1.2. Chườm ấm

Đây là cách làm giảm đau đầu sau sinh hiệu quả với những cơn đau xuất phát do căng thẳng. Bạn hãy đặt một túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm lên trán cũng như khu vực gáy. Hơi nóng sẽ làm thư giãn các cơ đang bị căng và bị thắt chặt ở khu vực đó, dần dần cảm giác nhức mỏi sẽ giảm bớt.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Túi chườm nóng và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

2. Nghỉ ngơi và hạn chế tác động từ môi trường

– Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Bà đẻ bị đau đầu nên nghỉ ngơi nhiều
Bà đẻ bị đau đầu nên nghỉ ngơi nhiều

Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ sau sinh là một trong những lý do phổ biến khiến bà đẻ bị đau đầu. Bạn cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, nghỉ ngơi thường xuyên và tránh hoạt động liên tục. Điều này giúp các cơ quan trong cơ thể có thời gian điều hòa và phục hồi năng lượng để phục vụ các hoạt động thường ngày tốt hơn, nhờ đó bạn cũng sẽ giảm đau đầu đi rất nhiều.

– Hạn chế ánh sáng, âm thanh

Ánh sáng quá mạnh hay âm thanh quá lớn có thể khiến bạn đau đầu. Do đó, khi chuẩn bị ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn cần tắt hết những thiết bị chiếu sáng, kéo rèm cửa, vặn nhỏ âm thanh từ các thiết bị nhằm tạo ra không gian yên tĩnh nhất có thể.

3. Xoa bóp hoặc bấm huyệt

Việc massage cổ và vùng thái dương trong vài phút sẽ làm giảm đau đầu do căng thẳng. Bà đẻ bị đau đầu cũng có thể thử bấm huyệt bằng cách tìm điểm nằm giữa ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái sau đó ấn vào. Các cách này sẽ giúp bạn dễ chịu và đỡ đau đầu hơn phần nào.

4. Thuốc đau đầu cho phụ nữ cho con bú

Khi các phương pháp trên vẫn không giúp bạn hết đau đầu thì thuốc sẽ là lựa chọn cuối dành cho bạn.

Tuy nhiên bác sĩ sẽ rất hạn chế kê thuốc đau đầu cho phụ nữ cho con bú. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ và em bé. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tùy ý mà nên hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ và chỉ định phác đồ dùng thuốc phù hợp cho bà đẻ bị đau đầu.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

5. Bà đẻ bị đau đầu cần bổ sung nước

5.1. Uống nhiều nước

Bởi vì tình trạng mất nước sẽ cơ thể mất sức và dễ khiến cơn đau đầu trầm trọng hơn. Do vậy, bạn nên bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể bằng việc uống nước, nước trái cây không đường, ăn trái cây tươi và rau quả giàu nước.

>> Xem thêm: Sau sinh uống nước đá được không? Mẹ hãy cẩn thận

5.2. Uống trà gừng nóng

Bà đẻ bị đau đầu nên uống trà gừng nóng
Bà đẻ bị đau đầu nên uống trà gừng nóng

Củ gừng có tác dụng chống viêm giảm đau hữu hiệu với bà đẻ bị đau đầu. Bạn hãy lấy một tép gừng, đập giập, chế nước sôi và chờ trong 5 phút rồi thưởng thức. Bạn có thể uống từng ngụm nhỏ để gừng phát huy tác dụng nhé.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bà đẻ uống nước gì cho mát? Gợi ý 10 thức uống cho mẹ sau sinh

Khi nào bà đẻ bị đau đầu cần gặp bác sĩ?

Hãy tìm đến bác sĩ nếu các biện pháp trên không giúp bạn giảm đau hoặc cơn đau vẫn tái phát liên tục đi kèm với những triệu chứng sau:

  • Đau đầu dữ dội
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ nhiều ngày
  • Đau đầu khi bạn thay đổi tư thế sinh hoạt
  • Đau đầu sau khi hoạt động thể chất
  • Đau đầu kèm theo sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau cổ, căng cơ, gặp vấn đề trong nhận thức, nhìn không rõ.

Tình trạng bà đẻ bị đau đầu có thể cải thiện bằng những cách đơn giản đã nêu trên. Trong trường hợp mẹ bỉm đau đầu dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và chữa trị nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Spotlight On: Migraine in Women

https://americanmigrainefoundation.org/resource-library/migraine-women/ 

Ngày truy cập 28/07/2022

  1. Postpartum Headache 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537101/ 

Ngày truy cập 28/07/2022

  1. Headaches after you have had your baby 

https://what0-18.nhs.uk/after-you-have-had-your-baby-2/concerns-about-my-health/headaches-after-you-have-had-your-baby 

Ngày truy cập 28/07/2022

  1. Classifying Postpartum Headache 

https://americanheadachesociety.org/news/classifying-postpartum-headache/ 

Ngày truy cập 28/07/2022

  1. New Moms with Migraine: Understanding Postpartum Headache

https://americanmigrainefoundation.org/resource-library/postpartum-headache/ 

Ngày truy cập 28/07/2022

x