Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/10/2022

Vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không? Cách xử lý an toàn

Vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không? Cách xử lý an toàn
Khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, nếu không được làm sạch và thu dọn đúng cách, chỉ một lượng nhỏ thủy ngân phát tán ra bên ngoài cũng có thể gây hại, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Thủy ngân là một kim loại nặng ở dạng lỏng, sáng bóng, màu trắng bạc, bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Do thủy ngân không mùi nên rất khó để ai đó biết họ đang hít phải thủy ngân trừ phi cơ thể bắt đầu xảy ra phản ứng ngộ độc. Nếu chẳng may vỡ nhiệt kế thủy ngân; việc xử lý luôn đòi hỏi nhiều nguyên tắc khắt khe.

1. Vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không? Tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe

vỡ nhiệt kế thủy ngân
Nên làm gì khi vỡ nhiệt kế thủy ngân? Làm vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không?

Thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? RẤT ĐỘC. Trong trường hợp vỡ nhiệt kế thủy ngân, một lượng nhỏ thủy ngân lỏng có thể tràn ra ngoài, vỡ thành các hạt nhỏ và lan xa.

Làm vỡ nhiệt kế thủy ngân có sao không?

Thủy ngân cũng có thể bay hơi. Điều đáng lo ngại việc vỡ nhiệt kế thủy ngân sẽ khiến hơi thủy ngân phát tán ra ngoài không khí; và được hít vào phổi, gây ngộ độc cho con người. Đặc biệt, hít một lượng nhỏ hơi thủy ngân cũng có thể gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi và trẻ nhỏ.

Hít một lượng lớn hơi thủy ngân có thể gây:

  • Khó chịu, ho, khó thở, nóng rát ngực.
  • Co giật, nôn ói, mất trí nhớ, kích ứng mắt (mắt bị đau, mi mắt sưng đỏ).
  • Tăng huyết áp, tổn thương phổi, thận, tổn thương hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp, thậm chí tử vong…

Tuy nhiên, nếu trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân khi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì mức độ không quá nghiêm trọng như hít phải. Vì thủy ngân hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa (khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh). Thêm nữa, lượng thủy ngân trong nhiệt kế không nhiều.

Kim loại này sẽ được đào thải ra ngoài sau vài ngày trẻ nuốt phải mà không gây các triệu chứng ngộ độc nào. Nhưng nếu người nuốt gặp các bệnh về tiêu hóa như thủng ruột; chắc chắn thủy ngân sẽ dễ dàng hấp thu vào máu và gây ngộ độc cấp tính.

2. Các bước xử lý khi vỡ nhiệt kế thủy ngân

các bước xử lý khi vỡ nhiệt kế thủy ngân

2.1 Sơ tán người trong khu vực có thủy ngân

Bước 1: Khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, điều đầu tiên phải làm là kiểm tra xem có quần áo ai (trẻ nhỏ, người lớn) dính thủy ngân hay không. Nếu có thì phải nhanh chóng thay quần áo.

Bước 2: Đưa trẻ nhỏ và người nhà ra khỏi khu vực nguy hiểm này.

2.2 Dọn dẹp khu vực vỡ nhiệt kế thủy ngân

Bước 3: Tiếp đến, xử lý nhanh khu vực vỡ nhiệt kế thủy ngân để tránh thủy ngân bay hơi gây hại cho sức khỏe.

Bước 4: Mặc quần áo cũ, đi giày cũ, đeo khẩu trang; găng tay cao su để dọn dẹp hiện trường.

Bước 5: Nhặt các mảnh vỡ thủy tinh và các bộ phận còn lại của nhiệt kế bị vỡ; đặt chúng lên khăn giấy. Sau đó túm lại cho vào bao nilon buộc chặt miệng.

Bước 6: Dùng que bông ướt gạt nhẹ từng hạt thủy ngân vào khăn giấy đặt sát nền. Hoặc cũng có thể dùng chai nhựa rỗng để hút các hạt thủy ngân rồi thả nhẹ trên khăn giấy. Cuộn khăn giấy lại; bỏ vào túi zip có khóa kín hoặc hộp nhựa có nắp.

2.3 Vệ sinh các bề mặt, khu vực dính thủy ngân

Bước 7: Do thủy ngân phản chiếu ánh sáng; nên bạn có thể sử dụng đèn pin để tìm kiếm những hạt thủy ngân còn vương vãi xung quanh để thu gom cho sạch. Dùng dải băng keo để dính các hạt nhỏ hơn rồi bỏ tất cả vào hộp nhựa đậy nắp kín.

Bước 8: Khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, nếu thủy ngân đổ lên bề mặt thấm hút như thảm và nệm sẽ khó dọn sạch. Tốt nhất hãy cho chúng vào trong bịch buộc kín để bỏ rác. Với những đồ vật có giá trị; nên liên lạc ngay với cơ quan y tế môi trường địa phương để nhờ tư vấn hướng xử lý.

Bước 9: Sau khi thu gom sạch thủy ngân từ 1-2 tiếng; bạn có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch.

Bước 10: Do thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa và gây ô nhiễm không khí nên cần thông gió cho căn phòng. Để phòng thông thoáng trong ít nhất 24-48 giờ trước khi vào ở lại.

3. Các nguyên tắc cần nhớ khi xử lý vỡ cặp nhiệt độ

các nguyên tắc cần nhớ khi xử lý cặp nhiệt độ
Nguyên tắc an toàn khi vỡ cặp nhiệt độ

Khi xử lý tình trạng vỡ cặp nhiệt độ; bạn cần lưu ý:

  • Không bỏ thủy ngân vào cống nước, sẽ làm nhiễm độc nguồn nước và tắc đường cống.
  • Tuyệt đối không cho các túi rác này vào thùng rác của gia đình vì thủy ngân được xem là chất thải độc hại.
  • Không dùng chổi quét vì sẽ làm thủy ngân phân tách thành các hạt nhỏ hơn; gây khó khăn cho việc thu dọn.
  • Không dùng máy hút bụi vì sẽ làm hạt thủy ngân vỡ thành nhiều hạt nhỏ và bốc hơi do không khí nóng trong máy rồi phát tán.
  • Nếu thấy nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt thì có thể bạn đã ngộ độc thủy ngân; hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế ngay đừng chần chừ.
  • Khi dọn dẹp xong thì cởi bỏ quần áo, giày dép, găng tay, khẩu trang cho vào một bịch nilon, buộc chặt để bỏ rác. Tất cả các bịch rác thải, túi zip, hộp chứa rác… đều ghi chú rõ đây là rác thải có chứa thủy ngân; rồi để ngoài bô rác để giúp nhân viên vệ sinh phân loại trước khi xử lý.
  • Sau khi xử lý xong hiện trường vỡ nhiệt kế thủy ngân; bạn cần uống thật nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi để thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận.

Dấu hiệu bị ngộ độc thủy ngân bạn cần chú ý!

Những tác động tức thì của việc hít phải hơi thủy ngân có nồng độ cao bao gồm ho, đau họng, khó thở, đau ngực, nôn mửa và đau đầu.

Nếu bạn hít phải hơi của thủy ngân ở nồng độ thấp sẽ không gây ra tác dụng ngay tức thì; nhưng nếu tiếp xúc với hơi lâu dài lặp đi lặp lại có thể gây ra các vấn đề như:

  • Run rẩy.
  • Đi lại khó khăn.
  • Suy nhược, nhức đầu.
  • Chán ăn, viêm nướu, đỏ da.
  • Huyết áp cao, mạch nhanh, tổn thương thận và thay đổi tính cách.

>> Cha mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

4. Cách ngăn ngừa vỡ cặp nhiệt độ

Sau khi biết cách xử lý khi vỡ cặp nhiệt độ; bạn lưu ý một số điều để phòng tránh xảy ra trường hợp tương tự:

  • Nhiệt kế sau khi dùng xong phải cất ở nơi xa tầm tay trẻ.
  • Nên dùng nhiệt kế điện tử để tránh xảy ra việc vỡ nhiệt kế thủy ngân.
  • Không cho trẻ ngậm nhiệt kế để đo nhiệt độ nhằm ngăn ngừa trường hợp nhiệt kế vỡ gây nguy hiểm cho trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ!

Tóm lại, khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, cần xử lý theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. I Just Broke A Thermometer – What do I do?
https://www.poison.org/articles/thermometer
Ngày truy cập: 24.10.2022

2. What to Do if a Mercury Thermometer Breaks
https://www.epa.gov/mercury/what-do-if-mercury-thermometer-breaks
Ngày truy cập: 24.10.2022

3. Cleaning Up a Small Mercury Spill
https://www.health.ny.gov/environmental/chemicals/mercury/docs/cleaning_up_a_small_mercury_spill.htm
Ngày truy cập: 24.10.2022

4. Broken Thermometer Cleanup Guidance for Households
https://www.chesco.org/972/The-Dangers-of-Mercury-Thermometers#
Ngày truy cập: 24.10.2022

5. Guidance for Managing Broken Mercury Fever Thermometers
https://portal.ct.gov/DEEP/P2/Mercury/Guidance-for-Managing-Broken-Mercury-Fever-Thermometers
Ngày truy cập: 24.10.2022

x