Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/12/2015

Trò chơi cho bé: Bí ẩn hộp giấy và Kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi cho bé: Bí ẩn hộp giấy và Kéo cưa lừa xẻ
Bí ẩn hộp giấy và Kéo cưa lừa xẻ là 2 trò chơi khá phổ biến, nhưng không phải mẹ nào cũng nắm rõ cách chơi và có thể cùng chơi với bé một cách an toàn nhất. Tham khảo ngay bí quyết MarryBaby chia sẻ nhé!

1/ Trò chơi cho bé: Chiếc hộp bí ẩn

Trẻ từ 4 tháng – 12 tháng tuổi đã bắt đầu làm quen với khái niệm “sự tồn tại của vật thể”. Điều này có nghĩa, khi không nhìn thấy 1 vật nào đó, bé cưng vẫn biết chúng không hề biến mất. Vì vậy, các bé sẽ rất hào hứng bắt đầu đi tìm một món đồ chơi nào đó bị mẹ giấu mất. Đồng thời, trò chơi này cũng giúp bé phát triển và hoàn thiện khả năng nhận thức của mình. Một công đôi chuyện, mẹ nhỉ!

Trò chơi cho bé: Tìm đồ chơi
Ngay khi phát hiện ra nơi mẹ giấu đồ chơi của mình, chắc hẳn các nhóc sẽ rất thích thú

Chuẩn bị: Vài món đồ chơi của bé, chẳng hạn như lục lạc, xe mô hình, xúc xắc… và một vài hộp giấy với kích cỡ khác nhau

Cách chơi với bé:

Đầu tiên, mẹ sẽ bỏ đồ chơi của bé vào hộp nhỏ, rồi tiếp tục bỏ hộp nhỏ vào một hộp to hơn. Tiếp tục cho đến khi món đồ chơi của bé được cất giấu ít nhất qua 5 lớp hộp. Sau đó, mẹ có thể đem “kho tàng” này đến trước mặt bé và hỏi “Bé cưng ơi, đồ chơi của con đâu rồi?”. Trong khi bé quan sát, mẹ sẽ mở hộp đầu tiên ra, chỉ vào hộp thứ 2 và hỏi “Đồ chơi của con ở đây phải không ta?”. Tiếp tục lặp lại hành động này cho đến khi mở hộp cuối cùng. Khi mở hộp, mẹ nên “giả vờ” reo vui “A, đồ chơi của con đây rồi”. Tuy chưa hiểu được tác dụng của những chiếc hộp giấy, nhưng bé cưng sẽ bị cuốn hút bởi các chuyển động và sự huyền bí của trò chơi này.

2/ Trò chơi cho bé: Kéo cưa lừa xẻ

Không chỉ là một trò chơi hấp dẫn, những động tác trong trò chơi cũng sẽ giúp bé phát triển cơ lưng cứng cáp hơn, bước chuẩn bị quan trọng trước khi chuyển qua giai đoạn ngồi. Dù ngồi vững hay chưa, đây cũng sẽ là trò chơi thú vị cho các bé. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Trò chơi cho bé: Kéo cưa lừa xẻ
Khi chơi trò này, mẹ nên chuẩn bị “bãi đáp” êm ái phía sau cho bé

Cách chơi với bé:

– Ngồi xuống, duỗi thẳng hai chân tạo thành hình chữ V, giống tư thế xoạc chân

– Cho bé ngồi đối diện. Có thể kê thêm gối hoặc đệm đỡ phía sau để hỗ trợ bé

– Nhẹ nhàng nắm lấy hai bàn tay bé thật chắc rồi kéo người bé về phía trước, đồng thời, mẹ hơi ngả người về phía sau. Lặp lại tư thế tương tự, nhưng lần này mẹ đẩy người về phía trước và bé ngả về sau.

– Mẹ có thể vừa chơi với bé, vừa đọc hoặc hát 1 bài đồng dao có tiết tấu chậm, nhấn mạnh từng từ trong mỗi chuyển động. Ví dụ như:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khoẻ

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.

Kéo cưa lừa xẻ

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Nó lấy mất cưa

Lấy gì mà kéo.”

– Khi bé bắt đầu quen thuộc với trò chơi, mẹ có thể tăng dần lực kéo ở tay. Thậm chí, khi lớn hơn, trò chơi này vẫn sẽ khiến bé thích thú.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x