Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 10/05/2023

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Mẹo xử lý

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Mẹo xử lý
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là điều khiến cha mẹ vô cùng bận tâm lo lắng. Vì sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không, có tốt không? Đối với trẻ sơ sinh, nhu cầu ngủ và ăn đều rất cao. Những nhu cầu này cần được cân bằng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục quả thực sức khỏe và sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.

Trước khi biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không, cha mẹ cũng nên tìm hiểu vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là như thế nào.

1. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Ngủ là nhu cầu rất bình thường của trẻ sơ sinh. Từ 0 – 3 tháng tuổi, hầu như bé chỉ ngủ và thức dậy khi đòi bú. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ 16-18 tiếng hoặc hơn. Và cứ mỗi từ 2-3 tiếng bé cần bú một lần.

Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 hoặc 4 giờ không kể ngày hay đêm. Vì thế giấc ngủ của trẻ sơ sinh có rất nhiều lợi ích như:

  • Khi bé ngủ ngon và đủ giấc, não bộ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp nhanh lớn và khỏe mạnh hơn.
  • Giấc ngủ ngon đảm bảo cho sự phát triển não bộ; giúp bé thông minh hơn; tăng cường khả năng ghi nhớ.
  • Ngủ đủ giấc có tác dụng giúp tinh thần bé thoải mái; bé con sẽ vui vẻ, cười đùa nhiều hơn.
  • Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ được cũng cố và khỏe mạnh hơn nhờ vào giấc ngủ ngon và sâu.

Tuy nhiên, bé cưng tại sao lại ngủ liên tục không thức dậy đòi bú hoặc chỉ dậy khi tè dầm rồi bắt đầu ngủ tiếp? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không? Mẹ đọc tiếp để có câu trả lời nhé!

2. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, có khi ngủ 4-5 tiếng không bú có thể do trải qua giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurt); hoặc đang mọc răng; hoặc đang trong tuần khủng hoảng (wonder weeks); hoặc bé vừa mới tiêm phòng xong cũng ngủ nhiều bú ít.

Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít còn có thể do bé mắc phải một số bệnh lý như:

  • Bé bị mất nước: Cơ thể trẻ bị mất nước có thể do nôn trớ; tiêu chảy; sốt hoặc ra nhiều mồ hôi. Trẻ ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi là một trong những biểu hiện của bệnh.
  • Trẻ bị sốt: Thông thường trẻ sơ sinh bị sốt ngủ rất nhiều, có thể kéo dài liên tục đến vài giờ.
  • Trẻ bị viêm màng não: Đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Vì có khả năng gây tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.

3. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có thể do bệnh lý
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không? Mặc dù giấc ngủ mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít thì lại có thể là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Bởi vì thời gian ngủ của bé đã chiếm mất thời gian ăn. Điều này dẫn đến hiện tượng con ngày càng còi cọc và chậm phát triển do không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ.

Ngoài ra, trong lúc ngủ, não trẻ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, nhờ vậy giúp bé cưng phát triển chiều cao tối ưu. Không chỉ vậy đâu mẹ nhé! Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng tích cực của giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ. So với trẻ ngủ ít, hoặc bé ngủ không sâu, khi bé ngủ đủ giấc não bộ sẽ phát triển nhanh và khỏe hơn. Đặc biệt, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương cũng đảm bảo khi bé được ngủ nhiều.

Chính vì thế, trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bé chậm phát triển. Nghiêm trọng hơn thì có thế do mắc bệnh lý. Vì vậy khi thấy bé ngủ nhiều bú ít, cha mẹ nên tìm biện pháp chữa trị ngay.

4. Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?

trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích rằng, không nên để bé sơ sinh ngủ quá lâu mà không cho bú. Bởi lúc này, dạ dày của bé còn rất nhỏ nên không thể bú được nhiều trong một cữ bú. Vì vậy, mẹ cần cho bé bú liên tục để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, sữa mẹ lại rất dễ tiêu hóa do đó bé sẽ đói nhanh hơn.

Để tránh tình trạng, trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, mẹ cần đánh thức bé dậy để cho bú. Việc đánh thức này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể áp dụng vài mẹo sau để “gọi” con dậy:

  • Chạm nhẹ vào bé: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cẩn một cái chạm nhẹ vào má cũng có thể khiến bé cử động, tỉnh giấc.
  • Bỏ bớt lớp chăn quấn: Bé sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn khi được bọc trong lớp chăn ấm áp. Vì vậy khi muốn con tỉnh dậy để bú mẹ hãy bỏ lớp chăn này nhé.
  • Làm mát: Một khi bé ngủ quá sâu và khó đánh thức mẹ có thể dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm rồi lau nhẹ lên mông; lưng; tay; chân. Việc này sẽ giúp bé thức giấc nhanh chóng.
  • Cho bé bú mẹ: Trẻ sơ sinh có phản xạ mút tự nhiên khi đặt ti mẹ vào miệng. Khi đó bé sẽ bắt đầu bú sữa mẹ và sẽ dần tỉnh ngủ.

Đối với những trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít hoặc bỏ bú lâu ngày có thể do bệnh lý. Vì thế, mẹ cần theo dõi và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có biểu hiện này. Tránh để tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít kéo dài vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

Trẻ bú ít, ngủ nhiều nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Vì vậy, khi trẻ ngủ quá nhiều mẹ nên đánh thức con cách 2 – 3 giờ/lần để cho con bú. Mẹ cũng lưu ý khi trẻ dưới 4 tuần không nên để con nhịn lâu hơn 4 – 5 giờ. Như vậy, khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều mẹ nên đánh thức trẻ để con không bị đói nhé!

4. Thời gian cho trẻ sơ sinh bú

Mẹ nên đánh thức con dạy cho bú
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú – Mẹ lưu ý thời gian cho bé bú

Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên không thể cộng dồn 2 hoặc nhiều cữ vào 1 lần. Nếu mẹ làm như thế bé sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, để tránh trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít; mẹ nên làm theo thời gian biểu trong 3 tháng đầu tiên như sau:

Thời gian cho bé bú

  • Ban ngày: cứ khoảng sau 1,5 – 2 tiếng thì bé cần ăn một lần.
  • Ban đêm: sau khoảng 3,5 – 4 tiếng thì cho bé bú một lần.

Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau về thời gian. Nhưng đều cần bú từ 8 – 12 cữ; tương đương khoảng 300 – 600ml/ ngày.

Nếu cha mẹ tính toán được lượng sữa con bú ban ngày đã đủ và đi đại tiện; tiểu tiện thường xuyên; tăng cân trong mức tiêu chuẩn thì ban đêm mẹ không cần đánh thức con dậy nếu con đang say giấc.

Qua 3 tháng tuổi, sức ăn của con yêu sẽ tăng lên. Vì thế con cần nhận đủ năng lượng vào ban ngày nên có thể ngủ 5 giờ đến 6 giờ vào ban đêm. Khi ở trong giai đoạn này, ba mẹ không cần thức đêm cho con bú nữa rồi.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon

Hy vọng với những thông của MarryBaby chia sẻ về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có thể giúp ích cho các mẹ bỉm sữa. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì trong quá trình nuôi dạy con hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby để tìm câu trả lời nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Sleep
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/default.aspx
Ngày truy cập: 11/01/2023

2. Getting Your Baby to Sleep
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/getting-your-baby-to-sleep.aspx
Ngày truy cập: 11/01/2023

3. Help Your Baby Sleep Safely So You Can Sleep Soundly
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/Sleep-Soundly-While-Baby-Sleeps-Safe.aspx
Ngày truy cập: 11/01/2023

4. Sleep and Your 1- to 3-Month-Old
https://kidshealth.org/en/parents/sleep13m.html
Ngày truy cập: 11/01/2023

5. Sleep and Your Newborn
https://kidshealth.org/en/parents/sleepnewborn.html
Ngày truy cập: 11/01/2023

x