Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/02/2018

Trẻ sơ sinh bụng to có sao không: Không đáng lo đâu mẹ!

Trẻ sơ sinh bụng to có sao không: Không đáng lo đâu mẹ!
Trẻ sơ sinh bụng to có sao không? Liệu trẻ có đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm hay chỉ đơn giản bú quá no? Vì bé còn quá nhỏ nên mọi vấn đề dù là nhỏ nhặt nhất cũng luôn khiến mọi bà mẹ lo lắng.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, nhiều mẹ phát hiện bụng trẻ căng cứng bất thường. Các mẹ lo lắng trẻ sơ sinh bụng to có sao không? Điều này còn tùy thuộc vào việc trẻ gặp phải vấn đề gì và tình trạng diễn ra bao lâu.

trẻ sơ sinh bụng to có sao không 1
Vấn đề về đường tiêu hóa luôn gây phiền hà cho cuộc sống của trẻ

Hầu hết bụng của trẻ sơ sinh đều hơi nhô lên, đặc biệt sau khi bé bú no. Tuy nhiên, bụng của trẻ lúc nào cũng mềm. Nếu mẹ nhận thấy những biểu hiện bất thường ở trẻ như bụng trương cứng, khóc vì đau bụng, không đi tiêu kéo dài, xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, đi phân lỏng… có thể, bé đã mắc một bệnh lý của hệ tiêu hóa.

Những căn bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa của trẻ sau khi sinh gồm:

Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu

Đầy bụng, chướng bụng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến bụng của trẻ sơ sinh to bất thường. Trẻ sẽ có những dấu hiệu như chán ăn, khó chịu, nôn ói, bụng phình to, đi tiêu phân lỏng…

Nguyên nhân

  • Thức ăn không phù hợp với độ tuổi: Trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa chưa thể quen với thức ăn.
  • Ăn quá nhiều trong bữa hoặc ăn nhiều bữa trong ngày: Ăn quá nhiều hoặc bữa ăn gần nhau sẽ không đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Thức ăn bị đẩy nhanh xuống đường ruột gây nên hiện tượng đầy bụng.
  • Ăn thức ăn nhiễm khuẩn: Trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn sẽ gây viêm ruột, nôn ói, tiêu chảy.

Cách điều trị

  • Bú đúng tư thế: Khi cho bé bú, mẹ hãy giữ đầu của bé cao hơn so với dạ dày. Sữa sẽ xuống dạ dày còn khí thừa nằm ở trên, trẻ dễ dàng ợ hơi.
  • Giúp bé tống hơi ra ngoài: Mẹ cho bé nằm ngửa, nhẹ nhàng cầm hai chân của bé và thực hiện động tác đạp (giống như đạp xe đạp) để bé tống hơi thừa ra ngoài.
  • Giúp bé ợ hơi: Mẹ vác bé lên vai, hoặc cho bé nằm sấp trên đùi rồi đỡ sau lưng và xoa nhẹ lưng bé.

Bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bụng to bất thường rất có thể là dấu hiệu của bệnh phình đại tràng. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể là trẻ sơ sinh.

Triệu chứng

  • Bụng trẻ sơ sinh căng phềnh, trẻ không đi phân su 24h sau khi sinh. Trẻ chỉ đi đại tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích.
  • Với trẻ lớn hơn, bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng táo bón kéo dài. Phân có mùi và màu đen. Kèm theo đó là trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Cách điều trị

Nếu trẻ có những triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bé chụp đại tràng, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng để phát hiện chính xác mức độ của bệnh.

Cắt bỏ đoạn trực tràng, nối đầu đại tràng với ống hậu môn là phương pháp điều trị duy nhất. Thời điểm phẫu thuật bệnh phình đại tràng cho trẻ còn tùy thuộc thời điểm phát hiện bệnh, tình trạng bệnh…

Kết hợp với đó, cha mẹ cần tạo thêm cho trẻ thói quen ăn uống khoa học: uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, đi vệ sinh đúng giờ.

trẻ sơ sinh bụng to có sao không 1 1
Massage thường xuyên vừa giúp trẻ thư giãn vừa giúp hệ tiêu hóa “ổn” hơn

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bụng to còn có thể do các nguyên nhân như:

  • Trẻ khóc nhiều: Khóc quá nhiều có thể khiến bé hít nhiều không khí trong khi bú. Nguyên nhân này khá phổ biến, sau một thời gian bụng bé sẽ trở lại như bình thường.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số thực phẩm mẹ ăn tiết ra nguồn sữa của mẹ khiến cơ thể bé bị dị ứng, gây ra các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.
  • Bệnh Hirschsprung: Bệnh này là một dạng rối loạn di truyền. Dây thần kinh của các cơ dạ dày không phát triển, khiến những cơn co thắt (giúp thức ăn di chuyển trong dạ dày) hoạt động kém. Thức ăn không tiêu hóa, tích tụ trong dạ dày gây phình bụng.

Qua bài viết, mẹ có thể hiểu thêm phần nào về vấn đề trẻ sơ sinh bụng to có sao không rồi phải không. Để xử lý mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe trẻ mẹ luôn cần giữ bình tĩnh nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x