của bé
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Đây là vấn đề rất nhiều mẹ tự hỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được đáp án chính xác nhất cho mình.
Nội dung bài viết
Trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do sự xuất hiện của các loại vi khuẩn trong thức ăn, hoặc do dụng cụ đựng thức ăn chưa được vệ sinh. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là cách bảo quản, chế biến thức ăn chưa đúng cách, làm thức ăn trở thành chất độc đối với cơ thể.
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, sốt…, mẹ nên tiến hành các bước sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Sau đó nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tìm hướng điều trị kịp thời.
Tùy tình trạng sức khỏe cụ thể của bé cưng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên dinh dưỡng trong từng trường hợp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn những thực phẩm dưới đây. Mẹ tham khảo thử nhé!

Trẻ bị ngộc độc thức ăn nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm, tìm hiểu
1. Bổ sung thật nhiều nước
Nôn và tiêu chảy là 2 tróng số những dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn thường gặp nhất. Việc này làm cơ thể trẻ bị mất nhiều nước, dẫn tới mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, sau khi bị ngộ độc thức ăn, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho bé uống thêm nhiều nước để bù lại lượng nước cơ thể đã mất. Nước lọc là lựa chọn hoàn hảo nhất trong trường hợp này. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể cho bé uống thêm các loại nước ép để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Trong trường hợp bé nôn ói thường xuyên không muốn ăn, uống bất cứ thứ gì, mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để có cách chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn phù hợp nhất.
2. Chế độ dinh dưỡng BRAT
BRAT là một chế độ dinh dưỡng đặc biệt bao gồm 4 thực phẩm chuối (Banana), gạo (Rice), sốt táo (Applesauce) và bánh mì nướng (Toast). Trong quá trình phục hồi cơ thể sau ngộ độc thực phẩm, hoặc sau khi bé bị tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng BRAT để giúp cơ thể bé phục hồi nhanh hơn.

Chế độ dinh dưỡng cứu trẻ khỏi tiêu chảy Khi bé bị tiêu chảy, mẹ thường rất lo lắng vì sợ bé sẽ bị mất nước và việc đi tiêu liên tục sẽ dễ làm bé bị hăm, đau rát. Hơn nữa, việc cho bé ăn gì trong lúc này để “cầm” được chuyện đi tiêu cũng là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ
Ngoài ra, Viện Y tế Quốc gia Mỹ còn khuyên các bé đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc thức ăn nên ăn bánh quy, các loại ngũ cốc nấu chín như cháo bột yến mạch, các loại nước ép trái cây, trái cây mềm. Khoai tây nghiền nấu chín cũng là một sự lựa chọn phù hợp dành cho hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn hồi phục. Nếu bé đã hồi phục hoàn toàn, mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm thông thường như trứng, thịt gà, rau nấu chín, trái cây…
3. Sữa chua
Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Chắc chắn câu trả lời của mẹ không thể thiếu được sữa chua, thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Bé ăn sữa chua sẽ giúp phục hồi lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Trung tâm Y tế đại học Maryland khuyến cáo rằng các loại lợi khuẩn như khuẩn sữa lactobacillus acidophilus và lactobacillus bulgaricus giúp hồi phục lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa.

Cách phòng ngừa và sơ cấp cứu trẻ ngộ độc Những điều ba mẹ cần lưu ý về việc kiểm soát các chất độc trong nhà để hạn chế tối đa tiếp xúc của bé với chất độc và cách sơ cứu trong trường hợp trẻ bị ngộ độc.
Bên cạnh những thực phẩm trẻ nên ăn, khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn mẹ cũng nên lưu ý đến một số thực phẩm cần tránh để không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi của trẻ.
– Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chưa được nấu chín, …
– Bơ, sữa cũng là thực phẩm cần tránh trong giai đoạn này, bởi cơ thể đang duy trì trạng thái chống lại các độc tố nên sẽ khó dung nạp được lactose, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.
– Thức uống lợi tiểu như nước ngọt có ga không tốt cho quá trình phục hồi của trẻ. Vì những loại thức uống này kích thích sự bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước càng nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, các loại nước ngọt có ga cũng chứa một lượng đường đáng kể, không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Không chỉ kiêng ăn, mẹ cũng nên để bé nghỉ ngơi thật nhiều, bởi cơ thể trẻ hiện rất yếu ớt. Những hoạt động mạnh có thể sẽ làm bé thêm mệt mỏi. Hơn nữa, nguy cơ gặp phải những chấn thương không mong muốn cũng rất cao.

Giải pháp cho mẹ bầu khi chẳng may mắc Viêm lộ tuyến cổ tử cung Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như: khiến thai nhi phát triển không bình thường, sảy thai trong 3 tháng đầu, sinh non hoặc gây khó khăn khi chuyển dạ.
-
5 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc mẹ nên biếtTheo tổng kết của Bộ Y Tế, trong 6 tháng đầu năm 2014 có hơn 2500 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 28 người tử vong. Vấn đề an toàn thực phẩm trở thành mối quan tâm của nhiều bà nội trợ....
-
Cách phòng ngừa và sơ cấp cứu trẻ ngộ độcNhững điều ba mẹ cần lưu ý về việc kiểm soát các chất độc trong nhà để hạn chế tối đa tiếp xúc của bé với chất độc và cách sơ cứu trong trường hợp trẻ bị ngộ độc.
-
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóngMùa nắng nóng nhiệt độ, độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến nguy cơ trẻ bị ngộ độc thức ăn cao. Ngăn ngừa thế nào đây mẹ?
Chỉ khi bé con ra đời, anh xã nhà bạn mới chính thức cảm nhận mình đã lên chức. Còn không, suốt 9 tháng thai kỳ của vợ, anh ấy vẫn chỉ đủng đỉnh với “danh phận” chồng trong gia đình mà thôi. Mẹ không nên “du di” dễ dãi như vậy nhỉ? Bắt anh xã lên chức sớm nào!
Điểm mặt những anh chồng trong mơ của Vbiz
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
-
Nam diễn viên Pretty Woman có con ở...Hôm 11-2 vừa qua, Tờ Hello đưa tin, tài tử Richard Gere và Alejandra Silva...
-
Ca sĩ Hải Băng mang bầu lần 3, đối diện...Vào tháng 7-2018, một thông tin bất ngờ đến với mọi người: Nữ ca sĩ Hải Băng...
Mai Lan
May mắn con mình chưa bị lần nào nếu không thì lo lắm
Mẹ Ba Lô
MÌnh cũng thế bạn ạ. May thế.
Mai
Con bị cái này sợ lắm ấy. Phải học cách sử lý tình huống thôi các mẹ
Mẹ Ba Lô
ĐÚng là phải học xử lý tình huống htaajt.
đào thúy
e hay ch bé nhà em uống nước gạo rang.
Mẹ Ba Lô
có tác dụng không mẹ ơi.
huỳnh yến phi
cảm ơn ad, bài viết thật huu ích
Mẹ Ba Lô
MÌnh phai tham gia và học hỏi nhiều mẹ nhỉ.