của bé
Rau quả chứa chất xơ và nhiều dưỡng chất cần thiết như khoáng, vitamin, các hóa chất thực vật (phytochemicals), rất có lợi cho sức khỏe cho cả người trẻ và người lớn. Tuy nhiên việc trẻ ăn rau củ sai cách có thể gây hội chứng “blue- baby” rất nguy hiểm ở trẻ em, nhất là trẻ dưới một tuổi.
Nội dung bài viết
Hội chứng này xuất hiện khi trẻ ăn rau củ sai cách và tiêu thụ quá nhiều nitrate trong rau củ. Nó khiến da và môi bé xanh xao, tím tái, tức ngực khó thở, chậm phát triển, có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ ăn rau củ sai cách nguy hiểm thế nào?
Rau củ quả loại nào cũng chứa nitrate, loại có nhiều, loại có ít. Nitrate không độc hại, nhưng khi vào hệ tiêu hóa, một phần nitrate sẽ chuyển thành nitrite do tác động của vi khuẩn và enzyme.
Nitrite có tính độc hại. Ở trẻ em, tỷ lệ chuyển từ nitrate thành nitrite nhiều hơn do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh.

Ăn rau củ quả rất tốt nhưng trẻ ăn sai cách có thể bị ảnh hưởng sức khỏe
Nitrite làm một phần chất hemoglobine trong máu chuyển thành methemoglobin. Chất hemoglobine là chất vận chuyển oxygen trong máu. Còn methemoglobin không thể vận chuyển oxygen.
Nếu lượng methemoglobine trong máu tăng, sự vận chuyển oxygen trong máu sẽ trở nên khó khăn, lượng oxygen lên não không đủ, gây ra hội chứng blue-baby ở trẻ em.
Những loại rau củ nào có nhiều nitrate?
Lượng nitrate có trong thực vật chênh lệch nhau rất xa, tuỳ theo chủng loại. Có ít từ 1 mg/kg như đậu Hà Lan, cho tới cả vài trăm (su hào, bầu bí), và vài ngàn (các loại xà lách).
Măng tây, khoai tây, cà rốt, bầu bí, đậu cô ve… có mức nitrate từ 200-500 mg/kg. Bắp cải, su hào từ 500-1.000. Các loại rau xanh, xà lách… từ 1.000-2.000 hoặc hơn.

Cà chua là một loại rau củ ít nitrat tốt cho sức khỏe bé
Đa phần cuống lá, gân lá, lá và các loại rau xanh có nhiều nitrate nhất. Sau đó là các loại củ (khoai, củ cải…). Các loại hạt, ngũ cốc ít nitrate hơn. Trái cây ít nitrate nhất, phần thịt ít hơn phần vỏ.
Cách giảm lượng nitrate trong rau
Cơ quan an toàn thực phẩm Hong Kong đưa ra một số lời khuyên cho các bà mẹ. Trong quá trình nuôi dạy con, tránh để trẻ ăn rau củ sai cách mẹ cần giảm lượng nitrate trong rau củ như sau:
Nguyên tắc chung là do nitrate tan trong nước, khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ nên rửa rau sạch, hoặc chần rau trong nước nóng sẽ làm giảm lượng nitrate đáng kể.
- Rửa rau kỹ, hoặc bóc vỏ các loại củ như khoai tây, cà rốt.
- Thái nhỏ hoặc nghiền rau củ ngay trước khi nấu.
- Với loại rau có mức nitrate cao, nên chần qua nước sôi khoảng 1-3 phút, và bỏ nước chần rau này đi.
- Sau khi chế biến, tốt nhất nên cho trẻ ăn ngay.
- Nếu chưa cho trẻ ăn ngay, nên bảo quản thực phẩm đã chế biến trong ngăn mát tủ lạnh (ở nhiệt độ không quá 4 độ C), và không nên giữ quá 12 tiếng.
- Nếu muốn lưu giữ thực phẩm lâu hơn, nên để trong ngăn đá tủ lạnh (-18 độ C).
- Sau khi lấy rau củ đã chế biến ra khỏi tủ lạnh, cần hâm lại trước khi cho trẻ ăn.
- Do lượng nitrate có nhiều hay ít tùy loại rau củ, nên cho trẻ ăn xoay vòng, thay đổi thường xuyên.
Bên cạnh rau củ quả thì nitrate còn xuất hiện ở các loại thịt được tẩm ướp bột săm pết. Đây là một loại hóa chất bảo quản làm thịt hỏng trở lại tươi hồng, hết mùi hôi thối. Với 40.000đồng để mua bột săm pết, người bán hàng có thể biến cả tấn thịt lợn thối thành thịt tươi. Mẹ không nên dùng loại thực phẩm này cho bé và cả gia đình để đảm bảo sức khỏe.
-
10 siêu thực phẩm ăn dặm cho trẻNgoài sữa, bé đang rất háo hức được giới thiệu những món mới nhiều hương vị và kết cấu khi đến độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ đừng chỉ đặt tiêu chí dễ “gặm” lên hàng đầu, thay vào đó chọn món vừa...
-
3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật siêu nhanh, đảm bảo dinh dưỡngCách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật phải được thực hiện đúng, nếu sai cách sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Ở từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ cần điều chỉnh cách nấu và những nhóm thực...
-
Lần đầu cho bé ăn dặm, bạn thực hiện đúng cách chưa?So với những tháng đầu đời, việc chuẩn bị thức ăn dặm cho bé dễ gây khó khăn cho mẹ hơn vì không chỉ số lượng, chủng loại mà cả hương vị đều cần được chú ý. Mục tiêu quan trọng nhất lúc này là làm...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!