của bé
Theo số liệu thống kê công bố từ Bộ Y tế hằng năm tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo hình thức dịch vụ chỉ chiếm khoảng 10%. Còn lại phần lớn trẻ em Việt Nam vẫn đang tham gia thực hiện chương tình tiêm chủng mở rộng.
Vaccine tiêm phòng cho trẻ sơ sinh hiện tại có hình thức: Sử dụng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) hoặc vaccine dịch vụ. Dù là hình thức nào trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ.
Nội dung bài viết
Vắc-xin tiêm phòng cho trẻ sơ sinh hiện tại có hình thức: Sử dụng vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) hoặc vắc-xin dịch vụ. Dù là hình thức nào trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ.
Vắc-xin cứ đắt tiền là tốt?
Qua thống kê, khoảng 1,5 triệu trẻ mỗi năm đang tham gia tiêm trong chương trình TCMR trong khi đó chỉ có khoảng 8-10% nhu cầu cần tiêm dịch vụ.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều gia đình quan niệm phải tiêm vắc-xin dịch vụ, càng đắt tiền càng tốt và ít phản ứng phụ. Sự thật có phải như vậy?
- Tất cả các loại vắc-xin đều có phản ứng nhất định sau khi tiêm. Tỷ lệ tử vong do TCMR là có nhưng khi lưu hành tỷ lệ này nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới vẫn được cho phép.
- Số lượng văc-xin dịch vụ chiếm ít, không đặt hàng số lượng lớn như vắc-xin TCMR mà điều tiết theo cơ chế thị trường giá chắc chắc đắt hơn.
- Vắc-xin TCMR không phải tự nhiên miễn phí, Nhà nước phải trả tiền để mua, tổ chức quốc tế hỗ trợ.

Mẹ có quyền lựa chọn vắc-xin dịch vụ hoặc vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho bé
- Chi phí hỗ trợ người đi tiêm của TCMR chỉ khoảng 600 đồng/1 mũi còn tiêm chủng dịch vụ khoảng 7.000-17.000 đồng/ 1 mũ. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải bỏ tiền chi trả thêm khoảng vài trăm tỷ đồng.
- Hiện có 20 loại vắc-xin dịch vụ cho trẻ sơ sinh thì chỉ thiếu 2 loại là Infarix Hexa (6 trong 1) và Pentaxim (5 trong 1). Loại tương ứng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng là vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem. Thiếu 2 loại vắc-xin này chủ yếu ở các thành phố lớn, nhu cầu cao cùng một lúc, đẩy giá cả leo thang.
Rất nhiều gia đình có suy nghĩ vắc-xin miễn phí là không tốt tiêm dịch vụ an toàn hơn, chất lượng hơn nhưng khi tìm hiểu căn cơ thì không thể nói là vắc-xin dịch vụ tốt hơn vắc xin trong Chương trình TCMR.

Tại sao có quá nhiều vắc-xin tiêm phòng cho bé? Một số vắc-xin nên tiêm phòng cho bé là vắc-xin chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, viêm gan B, bại liệt… Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà nên tiêm năm liều: lúc 2, 4, và 6 tháng, giữa 15 đến 18 tháng tuổi và giữa 4 đến 6 tuổi.
Tại sao tồn tại 2 hình thức vắc-xin?
Theo đại diện từ Bộ Y tế việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh hiện vẫn đang thực hiện theo cơ chế thị trường nên tồn tại vắc-xin dưới 2 hình thức là tiêm chủng dịch vụ và TCMR. Mỗi gia đình có quyền lựa chọn, các nhà kinh doanh, sản xuất có quyền phân phối cung cấp.
Nếu lựa chọn hình thức TCMR chỉ cần mẹ nắm lịch tiêm phòng cho trẻ và đăng ký tại cơ sở y tế cấp phường (xã) có thể đưa bé tới chích ngừa mà không phải chờ đợi hay lo lắng tiêm không đủ liều, tiêm muộn.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh những năm đầu đời là cần thiết để phòng bệnh
Hình thức dịch vụ mẹ có thể chủ động về thời gian đi tiêm tuy nhiên những lúc cao điểm việc thiếu vắc-xin sẽ dẫn đế tình trạng xếp hàng, chời đợi tại một số điểm tiêm. Cũng chính việc thiếu cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều mẹ. Đó là sự chờ đợi.
Tâm lý chờ đợi sau khi sinh dẫn tới trẻ tiêm muộn, không đúng lịch, càng dễ bị mắc bệnh. Có thời điểm xuất hiện dịch ho gà đáng lẽ trẻ được tiêm lúc 2 tháng tuổi, nhưng vì muộn, không tiêm nên trẻ mắc bệnh ho gà khi 3,4 tháng tuổi.
Tâm lý chờ đợi một phần ảnh hưởng lớn từ cơ chế truyền thông. Làm không đúng, không đủ cộng thêm sự phát triển của mạng xã hội tạo nên những cơn sốt ảo từ đó khiến các bà mẹ thấy rằng vắc-xin dịch vụ tốt và lại tiếp tục chờ.
Những trường hợp “chống chỉ định” tiêm phòng
Vắc-xin tiêm chủng cho trẻ sơ sinh được cho là an toàn, có rất ít các trường hợp phải chống chỉ định, chỉ chống chỉ định với tiêm chủng trong những trường hợp sau:
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin cùng loại lần trước.
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan….)
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.
Để đảm bảo an toàn cho bé trước khi tiêm chủng tại mỗi cơ sở y tế luôn có cán bộ có chuyên môn khám sàng lọc và chỉ chỉ định tiêm chủng khi đủ điều kiện. Cùng với đó, các mẹ cần phối hợp cung cấp các thông tin cần thiết về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng của những lần tiêm chủng trước.

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ Trước tình trạng khá nhiều bé sơ sinh tử vong sau khi tiêm các loại vaccin đã khiến không ít phụ huynh lo lắng. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho con bạn khi đi tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay?
Mẹ cũng cần biết độ tuổi khuyến nghị để tiêm phòng không phải là chính xác tuyệt đối. Ví dụ 2 tháng có thể được hiểu là từ 6 đến 10 tuần tuổi. Mặc dù khuyến cáo mẹ nên cố gắng đưa trẻ đi tiêm phòng theo mốc thời gian nhưng vẫn có thể chậm trễ một chút cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin hay bắt buộc trẻ phải tiêm lại từ đầu.
Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, tất cả các văc-xin đều an toàn, hiệu quả và được kiểm duyệt chất lượng bởi Bộ Y tế. Quyền ựa chọn thuộc về các mẹ.
-
Mách mẹ 7 tuyệt chiêu giảm đau khi tiêm phòng cho trẻBật mí những mẹo giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn, hiệu quả. Giải cứu bé cưng khỏi cơn ác mộng mang tên "tiêm phòng" ngay, mẹ nhé!
-
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và hội chứng tự kỷChắc hẳn bạn đã nghe ít nhiều về những tranh cãi xung quanh việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, các thông tin hiện có đều rất khó để phân loại và...
-
Tiêm phòng cho trẻ sau 1 tuổiHầu hết các trẻ mới sinh và con bạn đã tiêm được đầy đủ 3 liều vắc-xin cơ bản ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt (có thể cà vắc-xin Hib) trong năm đầu đời
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!