Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/06/2023

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng chậm tăng cân trong 30 ngày

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng chậm tăng cân trong 30 ngày
Giai đoạn ăn dặm là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sau khi sinh. Thời điểm thích hợp nhất là 6 tháng tuổi nhưng cũng có bé đòi ăn sớm hơn. Chuẩn bị kiến thức và tinh thần sẵn sàng sẽ giúp mỗi bữa ăn là một niềm vui của bé, không phải cuộc chiến.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi “lớn nhanh như thổi” không chỉ tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng đầy đủ; mà còn cần phân bổ các bữa ăn hợp lý. Trong bài viết, MarryBaby sẽ chỉ cho mẹ bí kíp xây dựng thực đơn và nấu các món ăn dặm cho bé cưng 7 tháng tuổi nhà mình.

1. Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm vào 7 tháng?

Theo Hướng dẫn Dinh dưỡng tại Hoa Kỳ, bé nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời; và tiếp tục duy trì cho đến khi được 12 tháng tuổi. Do đó, mẹ không chỉ cho bé 7 tháng tập ăn dặm; mẹ cần tiếp tục cho bé bú 700ml đến 950ml sữa mẹ mỗi ngày.

Ở độ tuổi này, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn phô mai, mật ong, các loại hạt, động vật có vỏ,… vì nguy cơ ngộ độc và dị ứng. Đồng thời, mẹ hạn chế cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng,… để tránh tình trạng gan và thận của bé phải làm việc quá tải.

Không nêm nếm gia vị như muối, đường vì ảnh hưởng tiêu cực đến thận của bé. Cha mẹ hãy cố gắng giữ lại vị nguyên bản của các món ăn; hoặc nếu muốn thì chỉ cân nhắc sử dụng gia vị ăn dặm phù hợp theo từng lứa tuổi.

Nên nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10gr gạo thì cần nấu với 70 ml nước; điều này giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm.

Cha mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất béo trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng (cần cân bằng chất béo thực vật và chất béo động vật). Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lạm dụng nhóm chất này.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Đảm bảo xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đa dạng và đầy đủ các nhóm thức ăn giữa 4 nhóm chất chính:

  1. Tinh bột cung cấp năng lượng cho sự phát triển, các chức năng và hoạt động của cơ thể.
  2. Chất đạm đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển lành mạnh; và ảnh hưởng đến các chức năng chính của cơ thể.
  3. Chất béo giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K; đây là những thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống bổ dưỡng.
  4. Chất xơ, vitamin và khoáng chất hỗ trợ chuyển hóa các dưỡng chất và giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung Các loại thực phẩm tương ứng
Rau Súp lơ trắng, bông cải xanh, bí ngô, rau chân vịt, măng tây, bắp cải, đậu xanh, bơ, cải xoăn,…
Trái cây Dâu tây, đào, các món ăn dặm từ táo, dưa, bơ, chuối, v.v.

Tinh bột Bột ngô, bánh khoai lang cho bé ăn dặm, bánh mì, ngũ cốc yến mạch; khoai tây, cháo bánh mì, gạo,…

Chất đạm Trứng, cháo thịt gà cho bé, cháo thịt heo cho bé, cháo cá hồi cho bé, đậu phụ, cháo đậu gà cho bé,…

Chất béo Sữa chua tiệt trùng nguyên béo không chứa mật ong hay đường nhân tạo

Lượng thức ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng phải phù hợp với cân nặng của bé. Không nên ép bé ăn quá nhiều hay để bé ăn quá no dẫn đến tình trạng bé chán ăn, lười ăn.

Theo UNICEF, bên cạnh 700-950ml sữa mẹ/sữa công thức; cha mẹ cần duy trì cho bé ăn từ 2-3 bữa chính/ngày. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên thay đổi món để tăng cảm giác thèm ăn cho bé (tuân thủ nguyên tắc thử dị ứng đồ ăn).

Sau 7h tối, mẹ nên cho bé uống sữa, tránh trẻ bị đói khi về đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ của bé. Đôi khi để thay đổi khẩu vị, cha mẹ có thể bổ sung thêm các món luộc nhừ một chút vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng để bé dần làm quen với đồ ăn; tập cầm, nắm, mút thức ăn.

2. Món ăn dặm trong thực đơn cho bé 7 tháng chậm tăng cân

2.1 Bột rau ngót nấu kèm thịt lợn

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo.
  • 20g thịt lợn nạc.
  • 1 lượng nhỏ rau ngót.
  • Dầu ăn cho bé dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch rau ngót, đem xay nhuyễn rồi lọc lấy nước trong.
  • Bước 2: Rửa sạch thịt lợn, rồi cho vào máy xay mịn; hoặc mẹ tự tay bằm.
  • Bước 3: Hòa nước rau ngót với bột gạo, cho thêm thịt lợn đã xay vào khuấy đều tay đến khi bột chín.
  • Bước 4: Đổ bột ra tô/bát của trẻ rồi thêm một chút dầu ăn.
Bột rau ngót nấu thịt lợn
Bột rau ngót nấu thịt lợn trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

2.2 Bột tôm nấu kèm rau cải ngọt

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo.
  • 20g tôm.
  • 20g cải ngọt.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch tôm, bỏ vỏ, rút chỉ lưng, đem hấp chín sau đó xay nhỏ.
  • Bước 2: Cải ngọt lấy phần lá, rửa sạch với nước rồi để ráo.
  • Bước 3: Cho rau vào máy xay nhuyễn, lọc lấy phần nước trong.
  • Bước 4: Hòa nước rau cải ngọt với bột gạo, khuấy đều tay, bột đặc lại thì cho tôm vào, tiếp tục khuấy đều cho đến khi bột chín.
  • Bước 5: Đổ bột ra tô/bát của trẻ rồi thêm một chút dầu ăn.

2.3 Bột thịt lợn nấu kèm rau chùm ngây

Nguyên liệu:

Cách nấu:

  • Bước 1: Rau chùm ngây nhặt lấy lá, rửa sạch rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Thái nhỏ thịt lợn, xay nhuyễn sau đó đảo qua với 1 chút dầu ăn.
  • Bước 3: Hòa tan nước lọc và bột gạo, đun trên lửa vừa.
  • Bước 4: Bột sôi khoảng 1 phút, thêm rau chùm ngây và thịt đã chuẩn bị; khuấy đều cho đến khi bột đặc lại là được.
Bột thịt lợn rau chùm ngây
Bột thịt lợn rau chùm ngây trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

2.4 Cháo chim bồ câu nấu kèm ngô ngọt

Nguyên liệu:

  • 20g thịt chim bồ câu.
  • 20g bột gạo.
  • Ngô ngọt.

Cách nấu:

  • Bước 1: Thịt chim bồ câu rửa sạch, luộc chín rồi xay nhuyễn. Sau đó xào chín với 10g ngô ngọt xay nhỏ và 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Bước 2: Hòa 20 gram bột gạo với nước luộc chim, đun trên lửa vừa và khuấy đều tay.
  • Bước 3: Sau 5 phút, thêm vào hỗn hợp ngô và thịt chim, tiếp tục khuấy đều cho đến khi bột chín.

2.5 Bột thịt gà nấu kèm cà rốt

Nguyên liệu:

  • 20 gram thịt gà.
  • 10 gram cà rốt.
  • 20 gram bột gạo.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi

Cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch và xay nhuyễn thịt gà.
  • Bước 2: Cà rốt thái nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước trong.
  • Bước 3: Xào gà cùng 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Bước 4: Hòa tan nước cà rốt với bột gạo, đun trên lửa vừa, thêm thịt gà đã chuẩn bị, khuấy đều cho tới khi bột chín.
Bột thịt gà nấu kèm cà rốt - thực đơn bé 7 tháng
Bột thịt gà nấu kèm cà rốt trong thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

2.6 Bột thịt lợn nấu kèm rau dền

Nguyên liệu:

  • 20 gram bột gạo.
  • 20 gram bột thịt lợn.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Thịt lợn xay mịn, xào với 1 thìa dầu ăn.
  • Bước 2: Rau dền rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước trong.
  • Bước 3: Hòa tan bột gạo với nước rau dền, khuấy đều tới khi bột sệt lại, cho thêm thịt và tiếp tục đun cho đến khi bột chín

2.7 Bột lòng đỏ trứng gà nấu kèm đậu phụ

Nguyên liệu:

  • 20 gram đậu phụ.
  • 20 gram bột gạo.
  • 01 lòng đỏ trứng gà.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Đun sôi 20 gram đậu phụ, để ráo rồi dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Hòa tan bột gạo với lượng nước lọc vừa đủ.
  • Bước 3: Cho lòng đỏ trứng và đậu phụ vào một chiếc bát nhỏ, khuấy đều.
  • Bước 4: Đun hỗn hợp đã chuẩn bị cùng bột đã được hòa tan với lửa nhỏ.
  • Bước 5: Thêm dầu ăn; rồi sau đó mẹ tắt bếp khi bột sôi trở lại.
bột lòng trứng gà với đậu phụ
Món bột lòng trứng gà với đậu phụ trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

2.8 Bột tôm nấu kèm khoai mỡ

Nguyên liệu:

  • 20 gram bột gạo.
  • 05 con tôm.
  • 20 gram khoai mỡ.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Tôm lột vỏ, bỏ chỉ lưng rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Khoai mỡ rửa hết nhựa, hấp chín sau đó xay mịn.
  • Bước 3: Hòa tan bột với nước rồi đun trên lửa vừa.
  • Bước 4: Thêm tôm và khoai mỡ, khuấy đều tay cho đến khi bột chín.
  • Bước 5: Đổ bột ra tô/bát của trẻ rồi thêm một chút dầu ăn.

2.9 Cháo thịt bò, ớt chuông, nấm rơm và ngô

Nguyên liệu:

  • 30 gram thịt bò.
  • Cháo trắng.
  • Nấm rơm, ớt chuông, ngô bao tử.
  • Dầu ăn dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi

Cách nấu:

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái lát nhỏ.
  • Bước 2: Rửa sạch nấm rơm, ngô, ớt chuông, thái hạt lựu.
  • Bước 3: Đảo thịt bò với 1 chút dầu ăn, sau đó thêm các loại rau theo thứ tự: ngô, nấm rơm, ớt chuông rồi xào chín.
  • Bước 4: Thêm cháo trắng và khuấy đều tay. Đổ bột ra tô/bát của trẻ rồi thêm một chút dầu ăn.
cháo thịt bò ớt chuông cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm – Món cháo thịt bò ớt chuông cho bé 7 tháng tuổi

2.10 Cháo cá quả

Nguyên liệu:

  • 01 bát cháo trắng.
  • 10g cá quả lọc xương.
  • 1 thìa rau xanh giã nhỏ

Cách nấu:

  • Bước 1: Xay nhuyễn cá quả và xào chín với dầu ăn.
  • Bước 2: Bắc cháo lên bếp, thêm rau xanh, sau 2 phút thì thêm cá vào, khuấy đều cho tới khi bột chín.

2.11 Quả bơ nghiền

Nguyên liệu:

  • 01 quả bơ.
  • Sữa mẹ/sữa công thức.

Cách nấu:

  • Bước 1: Nạo phần thịt của bơ.
  • Bước 2: Thêm sữa đã chuẩn bị.
  • Bước 3: Xay thành hỗn hợp mịn rồi cho bé thưởng thức.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân trong 30 ngày

Về nguyên tắc, bé sẽ bú từ 3 đến 5 cữ mỗi ngày; và ăn dặm trong 2 bữa; kèm 1 bữa tráng miệng. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng sau đây, MarryBaby sẽ liệt kê món ăn dặm và tráng miệng gợi ý. Còn về cữ bú sữa, mẹ tham khảo khung thời gian sau: 6 giờ sáng; 11 giờ trưa; 19h tối; và 1 cữ bú đêm tùy nhu cầu.

3.1 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng TUẦN 1

Ngày 1:

  • Bữa 1: Cháo bột, rau xanh, thịt heo.
  • Bữa 2: Táo trộn khoai lang.

Ngày 2:

  • Bữa 1: Cháo bí đỏ nấu thịt heo.
  • Bữa 2: Dâu tây trộn sữa.

Ngày 3:

  • Bữa 1: Cháo rau chùm ngây + thịt heo.
  • Bữa 2: Chuối trộn sữa.

Ngày 4:

  • Bữa 1: Cháo gà, bắp cải.
  • Bữa 2: Bơ và chuối nghiền.

Ngày 5:

  • Bữa 1: Mì gà, cà chua, cải thảo.
  • Bữa 2: Dưa hấu nghiền.

Ngày 6:

  • Bữa 1: Bột gạo lức trộn sữa.
  • Bữa 2: Kiwi nghiền.

Ngày 7:

  • Bữa 1: Cháo thịt gà nấu với bí xanh.
  • Bữa 2: Lê Hàn Quốc hấp nghiền.
Ngày 7 - Lê hấp chín
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi – Ngày 7 – Lê hấp chín

3.2 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng TUẦN 2

Ngày 8:

  • Bữa 1: Bột gạo lức trộn sữa.
  • Bữa 2: Sữa chua trộn dâu tây.

Ngày 9:

  • Bữa 1: Thịt gà sốt khoai tây.
  • Bữa 2: Bơ trộn sữa.

Ngày 10:

  • Bữa 1: Súp khoai lang; kèm rau cải bó xôi, đậu phụ nghiền.
  • Bữa 2: Dưa hấu nghiền.

Ngày 11:

  • Bữa 1: Đậu phụ trộn cà tím; Cháo trứng cà chua.
  • Bữa 2: Sữa chua trộn chuối.

Ngày 12:

  • Bữa 1: Đậu phụ trộn bí ngô; Cháo rau cải bó xôi.
  • Bữa 2: Kiwi nghiền.

Ngày 13:

  • Bữa 1: Cá thịt trắng trộn bắp cải; Súp khoai tây trộn sữa.
  • Bữa 2: Việt quất thái lát nhỏ.

Ngày 14:

  • Bữa 1: Mì udon nấu cá thịt trắng, cải bỏ xôi, cà rốt.
  • Bữa 2: Nho đen Mỹ cắt lát.
Ngày 14 - Nho đen Mỹ
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng Ngày 14 – Nho đen Mỹ

3.3 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng TUẦN 3

Ngày 15:

  • Bữa 1: Cá thịt trắng kho củ cải; cháo rây.
  • Bữa 2: Bơ trộn sữa chua.

Ngày 16:

  • Bữa 1: Khoai sọ nấu rau cải; cháo trứng.
  • Bữa 2: Lê hấp nghiền.

Ngày 17:

  • Bữa 1: Mì udon sốt rau củ; thịt gà trộn khoai tây.
  • Bữa 2: Dâu tây trộn sữa.

Ngày 18:

  • Bữa 1: Cá sốt cà chua; súp cà rốt bắp cải; cháo rây.
  • Bữa 2: Sữa chua yến mạch.

Ngày 19:

  • Bữa 1: Trứng xào súp lơ; bí ngô trộn đậu phụ; cháo rây.
  • Bữa 2: Chuối nghiền.

Ngày 20:

  • Bữa 1: Gan gà nấu rau cải; khoai tây trộn trứng.
  • Bữa 2: Táo trộn sữa chua.

Ngày 21:

  • Bữa 1: Đậu phụ sốt cà chua; cá thịt trắng nấu bắp cải; cháo rây.
  • Bữa 2: Dâu tây trộn sữa.
Dâu tây trộn sữa cho bé 7 tháng
Dâu tây trộn sữa trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

3.4 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng TUẦN 4

Ngày 22:

  • Bữa 1: Rau cải thảo nấu thịt gà; bí đỏ trộn đậu hà lan; cháo rây
  • Bữa 2: Táo trộn sữa chua.

Ngày 23:

  • Bữa 1: Súp lơ trắng sốt cà chua; cá trộn khoai lang.
  • Bữa 2: Chuối nghiền.

Ngày 24:

  • Bữa 1: Udon nấu thịt gà, cà chua, súp lơ.
  • Bữa 2: Kiwi nghiền.

Ngày 25:

  • Bữa 1: Cá thịt trắng sốt đậu hà lan; khoai sọ nghiền.
  • Bữa 2: Dưa hấu dầm.

Ngày 26:

  • Bữa 1: Trứng xào cà rốt; bí ngô trộn đậu phụ; cháo rây
  • Bữa 2: Táo trộn khoai lang

Ngày 27:

  • Bữa 1: Súp thịt gà, bắp cải; khoai tây trộn sữa.
  • Bữa 2: Bơ trộn sữa.

Ngày 28:

  • Bữa 1: Cá sốt cà chua; súp cà rốt bắp cải.
  • Bữa 2: Dâu tây dầm.

Ngày 29:

  • Bữa 1: Khoai sọ nấu rau cải; cháo trứng.
  • Bữa 2: Chuối dầm.

Ngày 30:

  • Bữa 1: Cháo cá nấu rau cải ngọt.
  • Bữa 2: Bơ dầm.
Bơ dầm
Bơ dầm – Ngày 30 trong thực đơn cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

4. Nguyên tắc cần tuân thủ khi cho bé 7 tháng tuổi tập ăn dặm

Sau khi đã biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi; khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, có 3 nguyên tắc cơ bản mẹ cần nhớ đó là:

  • Ăn từ loãng đến lỏng.
  • Ít đến nhiều.
  • Bắt đầu từ bột ngọt đến bột mặn.

Thời gian đầu, mẹ có thể xay nhuyễn thực phẩm để bé dễ dàng nuốt và hấp thu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm BLW.

Khi dạ dày của bé đã làm quen mẹ có thể thử cho bé ăn dặm với một muỗng nhỏ bột loãng hoặc nước cơm; dần dần mới đa dạng hương vị với thịt bò, gà, heo, cá, trái cây, rau củ xay nhuyễn.

Với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ cần nhớ thêm một số nguyên tắc:

  • Luôn duy trì việc bú sữa.
  • Không nêm cho gia vị vào thức ăn.
  • Thêm nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.
  • Nếu không cho bé bú mẹ nên bổ sung thêm sữa ngoài.
  • Bắt đầu kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ…để đa dạng bữa ăn

Tháng thứ 7, mặc dù bé chưa mọc răng nhưng bé đã có những biểu hiện của việc nhau các thức ăn mềm khi bạn đưa cho bé. Trong những bữa ăn mẹ có thể bày sẵn một vài loại rau củ luộc chín mềm để bé tự chọn lựa. Đây cũng là cách cho bé tập mút và cắn thức ăn mềm như rau, thịt. Tuy nhiên mẹ cần chú ý tránh trường hợp bé nhuốt cả miếng to vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Foods to avoid giving babies and young children
https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/foods-to-avoid-giving-babies-and-young-children/
Ngày truy cập: 12.06.2023

2. Breastfeeding
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/recommendations-benefits.html
Ngày truy cập: 12.06.2023

3. When, What, and How to Introduce Solid Foods
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html#:~:text=
Ngày truy cập: 12.06.2023

4. Feeding your baby: 6–12 months
https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months#:~:text=
Ngày truy cập: 12.06.2023

5. Healthy food for babies and toddlers: the five food groups
https://raisingchildren.net.au/toddlers/nutrition-fitness/daily-food-guides/babies-toddlers-food-groups
Ngày truy cập: 12.06.2023

x