của bé
Khi nhắc đến phương pháp “để bé khóc”, nhiều người hiểu nhầm rằng cứ để mặc bé khóc mệt rồi ngủ. Trong thực tế, để đạt được hiệu quả, việc dạy bé ngủ theo phương pháp này cần thực hiện nghiêm túc theo các bước tuần tự.
Làm thế nào để tập cho bé tự ngủ với phương pháp “để bé khóc”?
Đầu tiên, hãy đợi cho đến khi cả thể chất và tinh thần của bé đã sẵn sàng để ngủ nguyên đêm, thường khi bé ở độ tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi. Không có độ tuổi chính xác để bắt đầu tập cho bé tự ngủ vì nó có thể khác nhau đối với từng bé. Nếu không chắc bé đã sẵn sàng hay chưa, bạn có thể thử. Nếu gặp phải phản ứng mạnh mẽ của bé, nên đợi thêm một vài tuần và thử lại.
Bước 1: Đặt bé trong nôi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn tỉnh.
Bước 2: Chúc bé ngủ ngon và ra khỏi phòng. Nếu bé khóc khi bạn bỏ đi, hãy để bé khóc trong một khoảng thời gian định sẵn.
Bước 3: Quay trở vào phòng không quá 2 phút để vỗ về và trấn an bé. Vẫn tắt đèn và nói thật nhỏ. Không bế bé lên. Sau đó rời phòng khi bé vẫn còn thức, ngay cả khi bé khóc.
Bước 4: Đứng bên ngoài lâu hơn một chút so với lần đầu tiên. Lặp lại các bước như trên, thời gian đứng bên ngoài phòng mỗi lúc một tăng lên và khi vào phòng chỉ nên ở lại 1 hoặc 2 phút để vỗ về bé, sau đó lại rời phòng khi bé vẫn còn thức.
Bước 5: Cứ lặp đi lặp lại như thế cho tới khi bé ngủ khi bạn ra khỏi phòng.

Có thể bạn sẽ phải thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra cách thích hợp tập cho bé tự ngủ
Bước 6: Nếu bé thức dậy sau khi đã ngủ được, vẫn làm như các bước trên. Bắt đầu với thời gian đợi tối thiểu cho đêm đó và từ từ tăng lên cho tới khi bạn đạt thời gian tối đa.
Bước 7: Tăng thời gian giữa mỗi lần ra vào để dỗ bé mỗi đêm. Trong hầu hết trường hợp, bé sẽ tự ngủ vào đêm thứ ba hoặc thứ tư hoặc tối đa là 1 tuần. Nếu bé vẫn rất gay gắt sau một vài đêm dùng cách này, nên kiên nhẫn đợi thêm một vài tuần và sau đó thử lại.
Khi tập cho bé tự ngủ, nên để bé một mình trong bao lâu?
Đêm đầu tiên: Rời khỏi phòng 3 phút cho lần đầu tiên, 5 phút cho lần thứ hai, và 10 phút cho lần thứ ba và tất cả những lần chờ tiếp sau.
Đêm thứ hai: Lần đầu 5 phút, sau đó 10 phút, sau đó nữa là 12 phút. Kéo dài thời gian ra vào cho những đêm tiếp theo.
Thật ra không có nguyên tắc chính xác nào về thời gian chờ đợi bên ngoài. Trên đây chỉ là những khoảng thời gian được đề nghị. Bạn có thể chọn thời gian như thế nào cũng được miễn bạn cảm thấy thoải mái.
Liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả để tập cho bé tự ngủ?
Đối với một số bố mẹ, phương pháp “để bé khóc” có kết quả như họ mong muốn. Sau một vài đêm và một ít nước mắt, bé ngủ thẳng giấc nguyên đêm. Còn đối với những bố mẹ khác, khi bé vẫn khóc và không ngủ tròn giấc, đó là thời điểm bạn nên thử một phương pháp khác.
Nói chung, không có phương pháp tập cho bé tự ngủ nào hiệu quả với mọi người. Một phương pháp có thể có hiệu quả với bé này nhưng lại vô hiệu đối với bé kia. Bạn thân nhất của bạn hoặc chị gái bạn có thể may mắn với phương pháp “để bé khóc” nhưng không có nghĩa là nó sẽ diễn ra đúng như thế đối với bạn. Thậm chí cách này có thể hiệu quả với bé đầu nhà bạn nhưng lại không hiệu quả với bé thứ hai.
-
Tập cho bé tự ngủ: Bí quyết của phương pháp “để bé khóc”Bên cạnh việc thực hiện tuần tự các bước, những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công với phương pháp “để bé khóc”.
-
Tập cho bé tự ngủ: Bí quyết “không nước mắt”Với các mẹo nhỏ sau đây, ba mẹ có thể tập cho bé tự ngủ mà không phải dùng đến phương pháp nhiều nước mắt là “để bé khóc”.
-
Tập cho bé tự ngủ: Kết quả của phương pháp “để bé khóc”Cùng nghe xem các ông bố bà mẹ đã thử nghiệm phương pháp này nói gì về hiệu quả của nó.
-
Tập cho bé tự ngủ: Phương pháp “không nước mắt”Nếu bạn không thích cách để bé khóc một mình hoặc bạn cố gắng áp dụng phương pháp này nhưng không hiệu quả - bạn nên tìm kiếm một phương pháp khác có thể chậm hiệu quả hơn nhưng không khiến bé...
-
Tập cho bé tự ngủ: Phương pháp “để bé khóc”Bạn đã quá mệt mỏi với việc dỗ bé ngủ cả chục lần và để bé khóc tới khi tự ngủ? Có thể bạn không biết nhưng đây là một phương pháp được gọi là “để bé khóc” hay “cry-it-out”.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin này
Lan Nguyễn
Con mà khóc quá. Nó hờn thì phải làm sao
Bùi Thị Thanh Hương
bé nhà mình cứ mẹ ngủ cùng thì mới chịu ngủ, khi bé ngủ say rồi thì mẹ có thể dậy làm những việc khác thoải mái
kim tân
nếu sợ bé ngủ một mình không yên tâm mẹ nên kê giường gần con để tiện thể quan sát bé, mình không yên tâm khi để con ngủ trong phòng riêng khi còn quá bé.