Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/06/2020

Tắm cho trẻ mà lần nào bé cũng khóc thì mẹ nên biết điều này

Tắm cho trẻ mà lần nào bé cũng khóc thì mẹ nên biết điều này
Tắm cho trẻ tưởng dễ nhưng hóa ra lại khó ra trò. Có những trẻ cứ được nhúng vào nước là sảng khoái chẳng muốn bế ra khỏi chậu tắm, trong khi nhiều bé cứ nhìn thấy nước là khóc choe chóe, vẫy vùng, phản kháng. Nếu ngày nào tắm mà trẻ cũng cảm thấy […]

Tắm cho trẻ tưởng dễ nhưng hóa ra lại khó ra trò. Có những trẻ cứ được nhúng vào nước là sảng khoái chẳng muốn bế ra khỏi chậu tắm, trong khi nhiều bé cứ nhìn thấy nước là khóc choe chóe, vẫy vùng, phản kháng.tắm cho trẻ

Nếu ngày nào tắm mà trẻ cũng cảm thấy khó chịu, sợ hãi thì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để giúp con không còn ghét việc tắm rửa nữa nhé.

1. Bị nước chảy vào mắt

Phản xạ chớp mắt của trẻ mới biết đi còn chưa nhạy bén nên bé dễ bị nước chảy vào mắt trong lúc tắm. Nước tắm làm mắt bị cay, khó chịu khiến bé cảm thấy sợ nước.

Giải pháp: Mẹ nên dùng tấm che đầu để bảo vệ mắt cho bé hoặc mũ tắm cho bé. Ngoài ra, khi gội đầu, mẹ nên đặt con ở tư thế nước không thể vào mắt của bé. Sau vài lần không bị nước vào mắt, bé sẽ không còn sợ tắm nữa đâu mẹ ạ.

2. Bé bị phát ban hoặc lở loét da

Nếu con bạn bị phát ban hoặc lở loét, việc tiếp xúc với nước và sữa tắm có thể gây ra cảm giác xót da, khiến bé khó chịu.

Giải pháp: Mẹ tránh thoa sữa tắm cho bé và không kỳ cọ ở vùng da bị tổn thương. Khi bé tắm xong, mẹ dùng khăn tắm mềm để thấm nhẹ nhàng vết loét rồi thoa thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cho bé.

tắm cho trẻ
Bé khóc khi tắm có thể do da bị tổn thương

3. Nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh

Việc tắm cho bé sẽ trở nên khó khăn hơn nếu mẹ pha nhiệt độ nước không phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ, nhất là bé sơ sinh. Ở độ tuổi này, da của bé rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Vì thế, nước quá lạnh hoặc quá nóng cũng khiến con cảm thấy khó chịu và sợ tắm.

Giải pháp: Nhiệt độ nước tắm cho bé thích hợp nhất là ở 37ºC. Mẹ có thể dùng dụng cụ đo nhiệt độ nước tắm cho bé để pha nước cho chuẩn nhé.

4. Tắm cho trẻ khi con đang đói bụng

Việc ngâm mình trong nước khiến trẻ rất nhanh đói. Nếu trước khi tắm đã bị đói bụng sẵn thì chắc chắn là lúc tắm bé càng không thể chịu được cảm giác này.

Giải pháp: Mẹ nên cho bé ăn no trước khi tắm khoảng 30 phút để con không khóc vì đói khi tắm nhé.

5. Sợ xà phòng

Da của các em bé rất nhạy cảm. Sữa tắm có axit cao sẽ dễ khiến bé bị rát da. Tình trạng dị ứng sữa tắm làm da bị ngứa, nổi mẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bé sợ tắm.

Giải pháp: Mẹ nên chọn loại sữa tắm có thành phần tự nhiên, ít bọt và chất tạo màu, mùi để tránh cho da của bé bị kích ứng nhé.

tắm cho trẻ 3
Có thể bé sợ xà bông nên cảm thấy khó chịu khi tắm

6. Tắm cho trẻ khi con đang bị mệt hoặc đang buồn ngủ

Khi con mệt mỏi hoặc buồn ngủ, việc tắm gội sẽ gây cảm giác khó chịu, dẫn đến việc bé cáu kỉnh hoặc khóc hờn.

Giải pháp: Mẹ nên thiết lập lịch trình sinh hoạt cho con vào các khung giờ cố định. Điều này giúp cơ thể bé hình thành thói quen và không còn cảm thấy khó chịu với các sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, sau khi bé ngủ trưa dậy, mẹ sẽ cho con ăn no rồi 30 phút sau thì tắm cho trẻ.

7. Bé chưa quen với nước

Hầu hết trải nghiệm lần đầu tiên của trẻ về một việc gì đó đều không hề dễ dàng, nhất là việc làm quen với nước. Vì vậy, việc tiếp xúc với nước trong lần đầu tiên dễ khiến bé cảm thấy không thoải mái hoặc sợ hãi.

Giải pháp: Mẹ nên cho con quen dần với nước bằng cách dùng khăn mềm nhúng ướt nước rồi lau cho bé thay vì thả con vào chậu nước. Mẹ cũng nên cho con tiếp xúc với nước tắm bắt đầu từ mặt rồi đến hai bàn chân, bàn tay sau đó mới đến các bộ phận khác.

8. Chậu tắm hoặc phòng tắm cho trẻ được thiết kế không thoải mái

Đối với những trẻ đã biết ngồi, việc dùng một chiếc chậu tắm cho bé quá nhỏ hoặc bồn tắm quá to cũng khiến con cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, phòng tắm nhiều gió cũng dễ làm trẻ cảm thấy bị lạnh, dẫn đến việc không thích tắm.

Giải pháp: Mẹ nên chuẩn bị phòng tắm kín gió, chậu tắm có kích thước vừa phải, đồng thời chú ý bế bé để gội đầu ở tư thế mà con cảm thấy dễ chịu nhất nhé.

tắm cho trẻ
Bé khóc khi tắm có nhiều nguyên nhân

Việc tắm cho trẻ để vệ sinh và giúp bé thư giãn. Thế nhưng đối với nhiều trẻ, đó lại là những giây phút bé phải chịu đựng cảm giác vô cùng khó chịu. Trường hợp em bé lần nào đi tắm cũng khóc thì mẹ chú ý xem có phải do các nguyên nhân trong bài viết đã nêu không nhé. Nếu đúng, mẹ cần thay đổi ngay các thói quen tắm cho trẻ để con không còn sợ hoạt động này nữa.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x