Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/03/2015

Tắm cho bé sơ sinh: Khi nào nên hạn chế

Tắm cho bé sơ sinh: Khi nào nên hạn chế
Đối với những ai làm mẹ lần đầu, việc tắm cho bé sơ sinh luôn là trải nghiệm lần đầu làm mẹ bối rối. Vượt qua được ải tắm đúng cách, đúng chuẩn, mẹ còn phải trang bị thêm thông tin về những trường hợp tuyệt đối không nên tắm cho bé. Tham khảo ngay 6 trường hợp cấm kỵ sau!
tắm cho bé sơ sinh
Không phải lúc nào cũng thoải mái cho bé tắm táp đâu mẹ nhé

1/ Tuyệt đối không tắm cho bé sơ sinh khi bé nôn mửa, tiêu chảy

Bị dịch chuyển liên tục, dốc đầu xuống để gội đầu, sau đó lại được nâng đầu lên để tắm người, hành động này làm tình trạng buồn nôn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất mẹ chỉ nên lau sơ người bé qua nước ấm, thay quần áo sạch và để bé nghỉ ngơi cho đến khi hết bệnh.

2. Sau khi tiêm chủng

Vị trí kim tiêm tiếp xúc với da bé rất dễ bị viêm nhiễm nếu gặp phải nguồn nước không sạch. Chỉ một chút lơ là, mẹ đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, gây phản ứng sưng tấy, mẩn đỏ. Vì vậy, hạn chế tắm cho bé sơ sinh sau khi bé vừa tiêm chủng xong mẹ nhé!

3. Sau khi trẻ ăn no

Thông thường, tắm táp trước giờ ăn sẽ giúp bé ăn nhiều hơn và ngon hơn, tăng cảm giác ngon miệng. Nếu bé vừa ăn no, mẹ nên đợi ít nhất 1-2 tiếng đồng hồ để thức ăn tiêu hóa bớt. Tắm ngay sau khi ăn no có thể làm mạch máu của trẻ bị giãn nở, tác động tiêu cực đến việc hấp thu dinh dưỡng. Hơn nữa, tình trạng nôn mửa cũng rất dễ xảy ra do dạ dày bị tác động khi tắm.

4. Khi da bé bị tổn thương

Cũng tương tự như trường hợp sau tiêm chủng, tắm cho bé bằng nguồn nước không sạch khi da bé đang bị tổn thương là tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát tán. Vết thương như chốc lở, mụn, nhọt, xước hay bỏng trên người bé cần được hạn chế tiếp xúc với nước.

5. Khi trẻ bị sốt cao

Nhiều mẹ nghĩ rằng tắm sẽ giúp bé đang bị sốt cao giải nhiệt, hạ sốt. Tuy nhiên, cũng còn tùy trường hợp. Trường hợp bé sốt quá cao, việc tắm táp có thể làm bé ớn lạnh, co giật, thân nhiệt càng tăng cao.

Sau khi hết sốt, tắm quá sớm cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lúc này, sức đề kháng của trẻ kém, dễ mắc phải phong hàn, tái sốt và bệnh trở nặng hơn. Tốt nhất trong và sau khi sốt, mẹ chỉ nên lau người cho bé bằng khăn sấp nước ấm.

6. Bé sinh non, nhẹ cân

Bé sinh non, nhẹ cân (dưới 2,5kg) đều có cơ thể mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém, rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường…

Với những bé này mẹ cần cẩn thật trong việc tắm. Nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp là 26 – 28 độ C, nước tắm của bé vào khoảng 40 – 42 độ C.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x