của bé
Một số vắc-xin nên tiêm phòng cho bé là vắc-xin chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, viêm gan B, bại liệt… Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà nên tiêm năm liều: lúc 2, 4, và 6 tháng, giữa 15 đến 18 tháng tuổi và giữa 4 đến 6 tuổi.
Tại sao có quá nhiều vắc-xin dành cho bé?
Không có cha mẹ nào thích nhìn con mình phải tiêm hoặc uống thuốc. Nhưng vắc-xin được tạo ra để cung cấp sự bảo vệ chống lại những chứng bệnh nghiêm trọng, để bảo đảm bé khỏe mạnh. Nhờ vào chương trình tiêm chủng, một số chứng bệnh như bại liệt và bạch hầu đã rất phổ biến một trăm năm trước, nhưng hiện nay đã gần như biến mất.
Vắc-xin tác dụng như thế nào?
Vắc-xin chứa bản virus/vi khuẩn gây bệnh đã được làm suy yếu. Sau khi được tiêm vắc-xin, hệ thống miễn dịch của bé sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus/vi khuẩn đó, giúp bảo vệ bé chống lại bệnh tật nếu chẳng may bị tiếp xúc.
Lịch tiêm vắc-xin cho bé
Lịch tiêm chủng năm đầu đời của bé như sau:
DtaP: bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Tiêm năm liều: lúc 2, 4, và 6 tháng, giữa 15 đến 18 tháng tuổi và giữa 4 đến 6 tuổi.
Vắc-xin Flu (Cúm): bảo vệ bé chống lại virus cúm để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng và viêm phổi do cúm gây ra. Liều dùng hàng năm được khuyến cáo cho trẻ 6 tháng đến 18 tuổi trong mùa cúm. Trẻ em dưới 9 tuổi tiêm chủng ngừa cúm lần đầu cần 2 liều vắc-xin cúm trong năm đầu tiên tiêm chủng và phải cách nhau một tháng.
HBV (viêm gan B): bảo vệ bé chống lại virus viêm gan B tấn công gan. Cần tiêm ba liều: ngay khi chào đời, trong 1 đến 2 tháng tuổi và từ 6 đến 18 tháng tuổi.
Hib (vi khuẩn cấp tính Haemophilus dạng b): bảo vệ bé chống lại viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi và viêm nắp thanh quản. Có bốn liều: vào lúc 2, 4, và 6 tháng, và giữa 12 đến 15 tháng.
Vắc-xin PCV (phế cầu khuẩn): bảo vệ bé chống lại viêm phổi phế cầu khuẩn, viêm màng não và nhiễm trùng tai. Cần tiêm 4 liều: lúc 2, 4, và 6 tháng tuổi, và giữa 12 đến 15 tháng tuổi.
Bại liệt (IPV, virus bại liệt đã khử hoạt tính): bảo vệ bé chống lại bệnh bại liệt, nguyên nhân gây ra tê liệt và tử vong. Cần tiêm bốn liều: lúc 2 và 4 tháng, giữa 6 đến 18 tháng tuổi, giữa 4 đến 6 tuổi.
Rotavirus (vắc-xin virus đường ruột): bảo vệ bé chống lại các virus đường ruột, nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nôn mửa, sốt và mất nước nghiêm trọng. Không như những loại khác, vắc-xin virus đường ruột được uống ở dạng lỏng. Có ba liều: lúc 2, 4 và 6 tháng tuổi.
Các vắc-xin khuyên dùng cho trẻ hơn một tuổi gồm vắc-xin thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, vắc-xin viêm gan A.
-
Làm sao nếu quên tiêm phòng cho bé?Bạn hãy nắm rõ lịch tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé
-
Làm sao để bé ít đau khóc khi tiêm phòng?Khi tiêm phòng, nên giữ bé trong lòng, bình tĩnh và làm bé xao nhãng bằng cách nói chuyện với bé với giọng nhẹ nhàng, lôi cuốn. Nên cho bé bú bình, bú mẹ hoặc ngậm núm vú giả vì việc cho bé bú khi...
-
Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻTrước tình trạng khá nhiều bé sơ sinh tử vong sau khi tiêm các loại vaccin đã khiến không ít phụ huynh lo lắng. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho con bạn khi đi tiêm phòng theo chương trình...
-
Tiêm phòng vắc xin an toàn cho trẻHiện nay, dư luận nói chung và đặc biệt là tâm lý của các sản phụ sắp sinh con và có con trong độ tuổi tiêm phòng đều không khỏi hoang mang với vấn đề an toàn tiêm phòng cho trẻ mới sinh
-
Tiêm vắc-xin khi mang thai: Chuyện không đơn giảnMuốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao thì việc phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là điều nên làm. Vậy nên theo các chuyên gia y tế tiêm phòng cho phụ...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Lan Nguyễn
Tiêm chủng nhiều quá, mỗi lần đi tiêm nhìn các con khóc mà xót hết ruột
Thanh Huệ
Tiêm vaxin là để phòng ngừa các loại bệnh tật nguy hiểm thì dù con đau cũng phải cho con tiêm chủng đầy đủ