Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 02/03/2022

Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ đã biết chưa?

Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ đã biết chưa?
Suốt quá trình chăm con, có những việc cha mẹ nghĩ rằng đấy là tốt cho trẻ nhưng cũng có những sai lầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé, một trong số đó là vấn đề đóng bỉm cho trẻ sơ sinh suốt cả ngày.

Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ đã biết chưa? Lý giải cho hành động này, nhiều mẹ cho rằng làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian chăm con; vừa giúp bé thoải mái vận động; sạch sẽ suốt cả ngày. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ, đặc biệt là các bệnh ngoài da.

Mẹ có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày?

Cuộc sống hiện đại, việc chăm sóc con đã trở nên dễ dàng hơn xưa rất nhiều. Không còn cảnh mẹ “đầu tắt, mặt tốt” cặm cụi giặt tã vải cho con như trước đây. Thay vào đó là những sản phẩm tã bỉm tiện lợi; khi bẩn thì chỉ cần thay mới và bỏ cái cũ đi.

Tuy nhiên, cũng vì thế mà nhiều người lại vô tư để con mặc tã cả ngày. Điều này hết sức sai lầm và có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề về da. Bởi lẽ, nếu đeo bỉm quá lâu, nhiệt độ và độ ẩm bên trong vùng da mặc tã sẽ tăng lên; khiến bé cảm thấy bức bối, khó chịu. Từ đó điều đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Trường hợp trẻ đại tiện mà mẹ không thay tã ngay sẽ dễ gây ra hăm tã. Bởi vì, làn da non nớt của bé sẽ tiếp xúc với các enzyme trong chất thải khiến da bị kích ứng.

Đối với các bé trai, việc đóng bỉm cả ngày thường khiến khu vực này bị kín hơi; nhiệt lượng tăng cao; lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe tinh hoàn. Thêm vào đó, việc mẹ để con mặc tã cả ngày sẽ tạo thói quen đại tiện trong bỉm. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ dần mất phản xạ gọi mẹ đưa đi vệ sinh khi bé đã biết nói.

Theo bác sĩ Sameer, giữa những lần thay tã, khi massage cho bé hoặc trước khi tắm, bạn nên để bé “thả rông” 15–20 phút để da khô thoáng. Và mẹ cũng không nên để bé đóng bỉm suốt cả ngày nhé!

Mẹ không nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày đâu nhé!

Mẹ đóng bỉm cho trẻ sơ sinh qua đêm có tốt không?

Việc đóng bỉm cho trẻ sơ sinh qua đêm không gây hại gì cho bé. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy tã đã tràn, mẹ nên nhanh chóng thay tã mới cho con. Việc để vùng da mặc tã của con “ngập” trong chất thải sẽ khiến trẻ dễ bị hăm tã hơn.

Để an tâm, bác sĩ đề nghị bố mẹ nên kiểm tra tã của bé mỗi 3 giờ một lần. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chọn loại tã tốt giúp thấm hút nhanh và có khả năng diệt khuẩn hiệu quả.

>> Mẹ có thể quan tâm: Cách cho bé bú ban đêm: 10 lưu ý không thể thiếu cho mẹ

Đóng bỉm cho trẻ thế nào để không bị phát ban do hăm tã?

Phát ban do hăm tã là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là những vùng da đỏ trong và xung quanh nơi mặc tã cùng bộ phận sinh dục. Trong một số trường hợp, vết ban đỏ có thể lan đến mông; đùi gây đau đớn; khó chịu khiến trẻ hay quấy khóc.

Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là vùng da mặc tã luôn có độ ẩm cao, bị hầm bí. Vì vậy, điều quan trọng cần làm là phải giữ cho da bé được khô thoáng. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên từ bác sĩ Sameer:

  • Nên dùng bỉm trong khoảng từ 3–4 giờ, thay ngay khi bé đi đại tiện.
  • Hãy rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định và hạn chế việc đóng bỉm trong ngày.
  • Bạn có thể thoa dầu dừa hoặc dầu ô liu để giữ ẩm cho da bé; đặc biệt trong những ngày thời tiết hanh khô.
  • Khi trẻ bị hăm tã, bạn cần tránh thoa phấn rôm cho trẻ. Vì sản phẩm này có xu hướng khiến lỗ chân lông bị bít tắc; không thoát được mồ hôi làm cho phát ban da nặng thêm.
  • Không dùng khăn giấy ướt để lau cho trẻ. Thay vào đó nên sử dụng khăn sạch và nước ấm.
  • Một lưu ý khi trẻ bị hăm tã, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc bôi ngoài da nào nhé. Tốt nhất nếu muốn sử dụng thuốc bôi da mẹ nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa để an toàn cho bé.
  • Khi lau rửa vùng kín của bé gái, chú ý lau từ trước ra sau. Mẹ tránh đi theo hướng ngược lại sẽ dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn xâm nhập từ vùng hậu môn vào vùng kín của trẻ.
Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hăm tã ở trẻ.

Khi nào mẹ nên ngưng đóng bỉm cho trẻ sơ sinh?

Việc chuyển tiếp từ đóng bỉm cho trẻ sơ sinh sang sử dụng nhà vệ sinh là một cột mốc lớn của trẻ. Hầu như trẻ em có thể đi vệ sinh và sẵn sàng ngừng đóng bỉm từ 18 đến 30 tháng tuổi. Nhưng mốc thời gian này không chắc chắn áp dụng cho toàn bộ trẻ. Để mẹ biết đã đến lúc ngừng đóng bỉm và cho trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh hay chưa hãy quan sát các dấu hiệu sau:

  • Con đã hiểu và làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn chưa?
  • Con đã biết giữ mọi thứ khô ráo trong ít nhất hai giờ một lần.
  • Con đã thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng bô.
  • Con đã biết ngồi trên ghế.
  • Con đã biết yêu cầu thay tã bẩn.
  • Con thể hiện sở thích quan tâm mặc đồ lót.

Với những thông tin về vấn đề đóng bỉm cho trẻ sơ sinh, hy vọng mẹ đã bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích trong việc chăm con. Nếu mẹ còn thắc mắc vấn đề gì trong quá trình nuôi dạy con cái hãy truy cập ngay vào MarryBaby để tìm lời giải đáp. Chúc mẹ nuôi con luôn khỏe mạnh và mau ăn chóng lớn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Diapering Your Baby.

https://kidshealth.org/en/parents/diapering.html.

Ngày truy cập 28/01/2022.

2. How to choose a nappy for your baby.

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/nappies.

Ngày truy cập 28/01/2022.

3. Diapering Your Newborn.

https://www.ucsfbenioffchildrens.org/education/diapering-your-newborn.

Ngày truy cập 28/01/2022.

4. Diaper Rash https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/d/diaper-rash

Ngày truy cập 28/01/2022.

5. Diaper Buying Guide

https://www.consumerreports.org/cro/diapers/buying-guide/index.htm

Ngày truy cập 28/01/2022.

x