Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/11/2015

Rửa mũi cho bé: Mẹ sai, con gặp nguy

Rửa mũi cho bé: Mẹ sai, con gặp nguy
Rửa mũi cho bé có thể loại bỏ những dị vật, chất nhờn giúp bé thở dễ dàng hơn. Nhưng nếu làm không đúng cách, nguy cơ xuất huyết não, hỏng niêm mạc mũi cũng có thể xảy đến với bé cưng của bạn

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường có nguy cơ mắc các bệnh về mũi họng. Lúc này, mẹ có thể rửa mũi cho bé để loại bỏ những dị vật, chất nhờn trong mũi, giúp bé dễ thở hơn. Đồng thời, phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp cũng như trị khỏi bệnh viêm mũi cho trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, rất nhiều trường hợp mẹ rửa mũi cho bé dẫn đến nhưng hậu quả khôn lường như xuất huyết não, hỏng niêm mạc mũi…

Rửa mũi cho bé
Không giúp bé giảm bớt khó chịu vì bị nghẹt mũi, rửa mũi không đúng cách còn có thể gây hại cho con

1/ Những mối nguy khôn lường khi mẹ rửa mũi cho bé sai cách

– Xuất huyết não:

Sử dụng thuốc nhỏ mũi quá liều và không đúng chỉ định là một trong những sai lầm thường gặp của rất nhiều mẹ khi rửa mũi cho trẻ. Và đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều bé dưới 3 tuổi bị xuất huyết não do ngộ độc thuốc nhỏ mũi.

Naphazolin, thành phần chủ yếu trong các loại thuốc nhỏ mũi hiện nay có tác dụng làm co mạch tại chỗ, giảm sưng và sung huyết niêm mạc. Khi sử dụng có thể nhanh chóng giải quyết các triệu chứng nghẹt mũi khi mới sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng naphazolin không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc, gây ức chế hệ thần kinh trung ương của trẻ. Thậm chí có thể dẫn đến hôn mê.

– Hỏng niêm mạc mũi:

Sợ hút mũi làm hại đến con, nhiều mẹ sử dụng xi-lanh bơm nước muối trực tiếp vào mũi của bé để làm sạch và cho rằng cách này rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé cưng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng đâu mẹ nhé!

Thực tế, khi dùng xi-lanh bơm nước muối sẽ sinh ra một áp lực lớn dễ gây sặc cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, phản xạ nuốt còn yếu nên rất dễ dẫn đến sặc nước vào phổi. Hơn nữa, phần đầu xi-lanh có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

2/ Rửa mũi cho bé: Rửa sao cho đúng?

Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên sao cho phần đầu thấp hơn phần chân. Nhẹ nhàng bóp 1-2 giọt nước muối cho mỗi bên mũi. Dùng khăn mềm thấm nước muối và phần dịch mũi chảy ra. Trong những trường hợp dịch mũi đặc sệt, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé.

Theo các bác sĩ khoa nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc nhỏ mũi làm co mạch để thông mũi hầu như không cần thiết. Vì vậy, nếu có ý định vệ sinh mũi cho bé, mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý thông thường. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nặng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn loại thuốc nhỏ mũi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Không nên tự ý mua thuốc cho bé.

Khi rửa mũi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, mẹ không nên dùng xi-lanh, kể cả loại nhỏ. Nên sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn được bán rộng rãi ở các nhà thuốc bệnh viện uy tín.

Ngoài ra, theo khuyến cáo, mẹ không nên quá lạm dụng việc rửa mũi cho bé, chỉ nên áp dụng cho những trường hợp trẻ bị sụt sịt hoặc bị nghẹt mũi. Những trường hợp thông thường, mũi của bé sẽ có cơ chế tự làm sạch riêng. Rửa mũi thường xuyên sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn trong khoang mũi, càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi. Thậm chí, nhiều trường hợp rửa mũi cho bé quá thường xuyên có thể gây teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng chức năng khứu giác của trẻ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x