Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/04/2017

Rốn trẻ sơ sinh có mủ: Dấu hiệu cảnh báo mẹ cần lưu ý

Rốn trẻ sơ sinh có mủ: Dấu hiệu cảnh báo mẹ cần lưu ý
Rốn trẻ sơ sinh có mủ là trường hợp phổ biến khi bố mẹ không cẩn trọng trong việc vệ sinh khu vực này của bé. Việc tìm hiểu các dấu hiệu cũng như những nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc phòng chống cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời khi con yêu gặp phải trường hợp này.

Rốn của trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể bé khi còn trong bụng mẹ. Khi vừa cất tiếng khóc chào đời, các thiên thần nhỏ sẽ mất một khoảng thời gian để rốn tự lành và bắt đầu rụng. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần quá lo. Chỉ trong những trường hợp bất thường như rốn trẻ sơ sinh có mủ, rốn chảy máu mẹ mới cần lo lắng, bởi có thể là dấu hiệu cho thấy rốn đã bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân làm rốn trẻ sơ sinh có mủ

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên. Do rốn liên thông với các mạch máu nên bất kỳ tổn thương nào ở khu vực này cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới máu và các bộ phận bên trong cơ thể trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra trường hợp này là do bố mẹ chưa vệ sinh rốn cho bé đúng cách như băng rốn quá chặt, không lau rửa rốn thường xuyên, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn, sử dụng những bài thuốc dân gian để rắc lên rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ…

Cũng có một số trường hợp do mẹ sợ bé bị đau mà không dám đụng vào rốn của con dẫn đến trường hợp không thay băng cũng như vệ sinh cuống rốn cho con trong một thời gian dài. Điều này là nguyên nhân làm rốn của bé cưng bị ẩm ướt, không thoát ẩm và là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển.

Dấu hiệu rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm

Những dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết được trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm:

  • Chân rốn phù nề, tấy đỏ
  • Rỉ dịch, mủ xanh và mủ vàng kèm theo mùi hôi
  • Rốn luôn trong tình trạng ẩm ướt
  • Chảy máu quanh rốn
  • Lâu rụng rốn
  • Ngoài những dấu hiệu trên, một số bé sẽ đi kèm triệu chứng sốt, quấy khóc và gặp khó khăn trong việc bú sữa. Nếu chỉ vừa viêm nhẹ, mẹ có thể chủ động nặn hết mủ, sử dụng ôxy già để vệ sinh rốn, sau đó lau khô, rắc bột kháng sinh rồi nhẹ nhàng băng gạc vô trùng lại cho bé. Bạn cần lưu ý nên thay băng thường xuyên cho bé để tránh tình trạng chảy mủ trở nên nghiêm trọng hơn.

    Nếu trẻ gặp tình trạng rốn chảy mủ kèm theo những dấu hiệu như sốt cao, bỏ bú, luôn trong trạng thái mệt mỏi, quấy khóc…, mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện để chữa trị.

    Những điều mẹ yêu nên lưu ý để phòng chống viêm nhiễm rốn cho bé

    Rốn và các mạch máu trong cơ thể có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Vì vậy, mẹ tránh để bất kỳ tổn thương nào cho con yêu xảy ra ở khu vực này. Việc nhiễm trùng rốn có thể gây ra những hậu quả không thể nào lường trước được. Để bảo vệ bé yêu, mẹ đừng quên những lưu ý quan trọng sau khi vệ sinh rốn cho bé nhé!

    • Thường xuyên lau rửa cuống rốn cho bé bằng cồn i-ốt 1%và oxi già sau khi tắm.
    • Thay tã thường xuyên. Nếu dùng tã vải, mẹ nên giặt sạch tả của bé bằng xà phòng và phơi nắng để tiêu diệt những vi khuẩn gây hại.
    • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cuống rốn cho bé.
    • Thay băng rốn mỗi ngày sau khi tắm cho con yêu.
    • Nếu băng rốn bị thấm phân hay nước tiểu phải thay ngay băng mới cho bé.
    • Cần tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội trong tuần đầu mới sinh.
    • Bảo đảm vô trùng trước và sau khi sinh, dùng dụng cụ vô trùng để cắt và cột rốn trẻ.
    • Để rốn mau khô và nhanh rụng, mẹ có thể để hở và không băng kín khu vực này.
    • Tránh sử dụng những bài thuốc dân gian mà không có sự chỉ định của bác sĩ để rắc vào rốn bé.
    • Để phát hiện sớm trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ, mẹ cần theo dõi tiến độ phục hồi của rốn, đặc biệt là quan sát chân rốn của bé mỗi ngày.

    Rốn trẻ sơ sinh có mủ là “báo động đỏ” về sức khỏe của trẻ. Mẹ nên nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng. Hy vọng với những thông tin MarryBaby chia sẻ trên đây, mẹ đã biết cách vệ sinh rốn đúng cách và cách xử lý cũng như phòng ngừa trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x