Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/03/2020

Mách mẹ 14 mẹo khắc phục chứng hay quên ở trẻ

Mách mẹ 14 mẹo khắc phục chứng hay quên ở trẻ
Chứng hay quên không chỉ gặp ở người già, người phải chịu nhiều áp lực từ cuộc sống mà cũng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hệ quả là các bé phải đối mặt với nhiều khó khăn trong học tập hơn. Trẻ em là đối tượng học hỏi rất nhanh. Vì thế, việc mắc […]

trẻ mắc chứng hay quên

Chứng hay quên không chỉ gặp ở người già, người phải chịu nhiều áp lực từ cuộc sống mà cũng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hệ quả là các bé phải đối mặt với nhiều khó khăn trong học tập hơn.

Trẻ em là đối tượng học hỏi rất nhanh. Vì thế, việc mắc bệnh hay quên sẽ là trở ngại lớn ảnh hưởng xấu đến tư duy cùng kết quả học tập của con. Để ngăn tình trạng trên không xảy ra, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu rõ hơn về căn nguyên và các biện pháp khắc phục phù hợp.

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng hay quên

Có một vài lý do thích hợp để giải thích vì sao trẻ có thể quên mọi thứ thường xuyên, chẳng hạn như:

1. Chậm phát triển trí nhớ

Não bộ con người khá thú vị, khi chúng ta tìm hiểu một điều gì đó mới, lập tức những thông tin đó sẽ được lưu giữ tại “ngân hàng” bộ nhớ và xâu chuỗi với những thứ liên quan đã biết về vấn đề này trước đó.

Lấy ví dụ, trường hợp bạn đang tìm hiểu để biết một chú chó con sẽ cần lượng thức ăn hằng ngày là bao nhiêu để sống. Trong khi tìm hiểu, bạn có thể lưu trữ kiến thức này cùng với những thông tin khác về chú cún và thức ăn.

Trẻ nhỏ có ít kiến thức trong “ngân hàng” bộ nhớ của mình nên việc bổ sung các thông tin mới sẽ khó khăn hơn, từ đó dẫn đến sự lãng quên mau.

2. Thiếu tập trung

trẻ kém tập trung dễ mắc chứng hay quên

Trẻ nhỏ rất hay xao nhãng nên thiếu tập trung. Khi trẻ lớn dần, vấn đề này sẽ cải thiện, khả năng tập trung sẽ cao hơn. Vì vậy, nếu nhận ra con bạn mắc chứng hay quên thì căn nguyên có thể nằm ở chuyện trẻ bị thiếu tập trung ngay từ đầu.

Bí quyết khắc phục là trong suốt quá trình trò chuyện với con, hãy đảm bảo rằng bé luôn giao tiếp với bạn bằng mắt. Tương tự, bạn cũng yêu cầu con nhìn thẳng vào mắt mình khi trả lời. Ngoài ra, cần tạo những đoạn nghỉ thường xuyên và hỏi lại trẻ những gì bạn nói để kiểm tra xem trẻ tiếp thu đến đâu.

3. Trẻ không nắm được cách thức để ghi nhớ

Khi lớn lên, thường các bé sẽ học được những thủ thuật hoặc mẹo nhất định để ghi nhớ. Ví dụ như chúng có thể nhận thấy cách sử dụng vần điệu hoặc mã màu sắc là cách tốt nhất để có thể dùng trong chiến lược tiếp thu bài vở của mình. Vấn đề là khi còn nhỏ, trẻ có thể chưa học được cách phải ghi nhớ thế nào cho hợp lý nên dễ dàng quên sạch mọi thứ.

4. Xuất hiện những tổn thương não bộ

Trẻ bị tổn thương vùng đầu thường dễ mắc chứng hay quên hơn những đứa trẻ khác. Những chấn thương này có thể là hậu quả của tai nạn xe cộ nào, những cú ngã nghiêm trọng khi tham gia một số môn thể thao hay khi chơi đùa. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện đột ngột quên một điều gì, hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra ngay.

Một số lời khuyên để cải thiện chứng hay quên ở trẻ

Có nhiều phương pháp hữu ích để chữa chứng hay quên cho trẻ. Nếu nhận thấy con mình mau quên mọi thứ hoặc có dấu hiệu của ADHD (bệnh tăng động giảm chú ý), bạn có thể áp dụng một số mẹo Marry Baby đã gợi ý dưới đây:

1. Đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh

trẻ cần học ở nơi yên tĩnh

Hãy thử cho con bạn một nơi yên tĩnh để học mà không bị gián đoạn bởi tiếng ồn, phiền nhiễu từ môi trường. Đảm bảo xung quanh bé chỉ nên có sự hiện diện của sách vở và đồ dùng học tập.

2. Cho trẻ học từng chút một

“Tích tiểu thành đại”, bạn có thể cho con học dần những gì cần nhớ. Chẳng hạn như khi trẻ học tiếng Anh, bạn có thể đưa ra số từ vựng để bé học mỗi ngày. Bạn nên phân loại từ vựng trong đó thành động từ hay tính từ để trẻ không bị rối khi học.

3. Làm cho trẻ hiểu được điều cần học

Nếu con mắc chứng hay quên, bạn cần giải thích cho bé hiểu thay vì yêu cầu trẻ phải nhớ ngay. Ví dụ, khi bé cần hiểu khái niệm bốc hơi, hãy cho trẻ quan sát một ly nước để yên trong 2 – 3 ngày. Còn nếu trẻ cần nhớ các phương trình toán học, hãy dùng hình ảnh hoặc các con số để minh học cụ thể.

4. Thực hành thường xuyên

thực hành nhiều giúp chữa chứng hay quên ở trẻ

Một mẹo hay để khắc phục tính đãng trí của trẻ là giúp bé thực hành một hoạt động thường xuyên để trẻ ghi nhớ sâu. Bạn có thể cho trẻ làm một bài kiểm tra thử trước bài thi thật sự vào hôm sau hay ôn lại bài tập về nhà đã làm cùng trẻ trước ngày quay trở lại trường cũng khá hữu ích. Nhờ thực hành thường xuyên, con bạn sẽ có thể nhớ mọi thứ mà không gặp khó khăn.

5. Minh họa bằng những điều thực tế

“Học đi đôi với hành” nên chỉ bằng cách này con bạn mới có thể nhớ bài tốt hơn. Hãy lấy những ví dụ cụ thể liên quan đến cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn, bạn có thể giúp bé học toán nhanh bằng cách gắn liền các phép tính cộng, trừ vào một số tình huống thực tế như: bé có thể mua bao nhiêu kẹo với số tiền hiện có.

6. Hãy thử một vài cách tiếp cận thú vị

Cũng tương tự như những cách trên, bạn có thể khắc phục chứng hay quên cho con bằng cách liên kết điều trẻ cần ghi nhớ với những thứ thật thú vị. Trường hợp bé muốn nhớ rõ từ vựng “funny”, bạn có thể cho trẻ xem những vở kịch hay những clip thật hài hước.

7. Tạo ra những vần điệu

Bạn có thể tạo ra những vần điệu vui tươi, thơ 5 câu hoặc lời bài hát để giúp trẻ ghi nhớ bảng cửu chương hoặc một vài sự kiện lịch sử.

8. Sử dụng phối hợp nhiều giác quan

chữa chứng hay quên ở trẻ

Hãy dạy trẻ cách dùng các giác quan khác nhau để ghi nhớ. Ví dụ, khi trẻ đang đọc sách, hãy yêu cầu bé theo dõi các chữ cái bằng ngón tay trỏ và đọc to chúng. Nếu đang học môn địa lý, hãy yêu cầu bé mô tả trực quan bản đồ hoặc chỉ ra địa điểm bạn yêu cầu.

9. Giúp con ôn tập thường xuyên

Cùng xem lại bài với con hằng ngày là cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ mắc chứng hay quên. Bằng cách này, bạn cũng có thể biết được con gặp vấn đề với bài vở ở đâu để có thể giúp trẻ khắc phục. Ngày qua ngày, trẻ sẽ rút ra được bài học từ những lỗi sai của mình. Hãy cố gắng giải thích cho trẻ hiểu nhưng không được áp đặt ý kiến của mình quá nhiều.

10. Sử dụng bút hightlight

Loại dụng cụ học tập này cũng hỗ trợ tốt với bệnh hay quên của trẻ. Bạn có thể dạy con cách dùng bút làm nổi bật hoặc gạch chân những điều quan trọng mà bé học. Ngoài ra, hãy nhắc nhở con xem lại những gì bé đã tô, gạch để trẻ luôn ghi nhớ điều đó.

11. Sử dụng giấy ghi nhớ

Cách này rất hữu dụng với trẻ mau quên. Bạn có thể tạo ra những tờ giấy ghi chú bài vở về công thức toán học, quy tắc ngữ pháp hoặc sự kiện lịch sử mà trẻ cần trong giờ học. Trước khi thực hiện, mẹ cần hỏi qua ý kiến của giáo viên để trẻ được phép sử dụng nhé!

12. Tạo ra danh mục những điều cần ghi nhớ

sử dụng giấy ghi chú với trẻ mắc chứng hay quên

Với trẻ mắc chứng hay quên, việc giữ danh mục những điều cần làm hoặc cần nhớ sẽ rất có ích. Bạn có thể thực hiện bằng cách dán một danh sách như vậy ở phòng ngủ hoặc trên cặp đi học của bé.

Điều này rất cần thiết đặc biệt là những khi con bước vào mùa thi hoặc có bài kiểm tra quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ tự viết checklist cho mình hoặc khuyến khích con viết nhật ký hằng ngày.

13. Linh hoạt trong cách giảng dạy

Bạn không nên áp dụng chỉ một kiểu giảng bài bởi sẽ rất dễ gây nhàm chán. Hơn nữa làm như vậy bé cũng chỉ có thể tập trung được giai đoạn đầu.

Thay vì vậy, bạn nên thử phối hợp nhiều phương pháp khác nhau đưa vào bài giảng như: dùng những đoạn phim, cho trẻ nghe nhạc hoặc những trò chơi thú vị để thu hút sự quan tâm của trẻ và kích thích sự ghi nhớ.

14. Chú ý đến sinh hoạt của trẻ

Bạn nên cho bé nghỉ ngơi để tránh căng thẳng sau một khoảng thời gian học nhất định, tuyệt đối tránh để trẻ ngồi học quá lâu.

Thêm vào đó, bạn cần chú ý đến chất lượng giấc ngủ của bé, phải đảm bảo con được ngủ đủ giấc mỗi ngày. Có như vậy trẻ mới luôn tỉnh táo và dễ tiếp thu bài vở hơn.

Khuyến khích trẻ năng tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện thể thao để có một cơ thể tràn đầy năng lượng, tinh thần sảng khoái. Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo yếu tố dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của con.

Chứng hay quên ở trẻ mặc dù khá phổ biến và có thể để lại nhiều ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ về sau. Mặt khác, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu con mình rơi vào tình trạng này. Để cải thiện, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp mà Marry Baby đã gợi ý ở trên. Trong trường hợp kết quả không khả quan, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp nhé!

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x