của bé
Theo các chuyên gia, nếu được bố mẹ hướng dẫn và giao nhiệm vụ làm những việc nhà phù hợp với độ tuổi từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để học hỏi, phát triển các kĩ năng thô và tinh của bàn tay, rèn luyện sự khéo léo, tính bền bỉ và tinh thần trách nhiệm.
Nhưng làm thế nào để những cô, cậu bé ở tuổi tập đi, cái tuổi đang còn ham chơi hơn cả ham ăn thích làm việc nhà? Mời bạn tham khảo những bí quyết sau đây nhé.
1/ Để trẻ tò mò, bắt chước
Trẻ học mọi thứ và khám phá thế giới xung quanh mình thông qua bắt chước, qua các giác quan. Vì thế, ngay từ lúc 18 tháng tuổi, trẻ đã rất tò mò và muốn tham gia làm mọi thứ, kể cả việc bắt chước người lớn làm việc nhà. Nhiệm vụ của các bậc phụ huynh lúc này không chỉ là chỉ dạy, hướng dẫn mà còn phải tạo một môi trường lành mạnh để trẻ bắt chước và tự tìm hiểu, học hỏi. Chính môi trường xung quanh tạo ra trẻ, trẻ làm một việc vì trẻ thấy người khác làm việc đó, không phải vì người lớn bảo trẻ phải làm việc đó.
Trẻ không chỉ bắt chước những gì người lớn làm làm mà bắt chước luôn cả thái độ, tình cảm và suy nghĩ của chúng ta đấy! Được nhìn thấy người lớn lao động bằng đôi tay hoặc làm một công việc đòi hỏi kỹ năng, sự tập trung và tính kiên nhẫn là một hình mẫu tuyệt vời cho đứa trẻ thích quan sát và giúp trẻ rèn luyện khả năng giữ vững sức mạnh ý chí.

Khi bé bắt tay vào làm việc nhà, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn, tạo niềm vui thích cho con, vì chính thái độ của mẹ sẽ quyết định tới sự ham học hỏi của bé!
Tuy vậy, bé sẽ tự ý giúp bố mẹ và thường gây rối nhiều hơn là hữu ích. Vì thế, bố mẹ lưu ý phải kiềm chế việc la mắng, chê trách, cứ để trẻ tham gia một cách tự nhiên. Ngay từ lúc này bạn có thể giúp bé cùng tìm hiểu về các chi tiết, đồ vật, phân biệt các loại rau, củ, quả…
Ngoài ra, nếu lúc nào đó, bé không thoải mái, cũng đừng ép bé vào những việc mà bé không thích. Vai trò của người lớn là tạo ra một môi trường an bình hoàn hảo, một tình yêu thương chân thành, sự hỗ trợ, thái độ khuyến khích và trân trọng cùng sự hướng dẫn khi trẻ cần.
2/ Biến công việc nhà thành một trò vui
Với con trẻ, không gì thích thú hơn mọi thứ đều là trò chơi vui vẻ. Mẹ có thể giả vờ bé là một con robot trong phim hành động, một siêu nhân trong truyện tranh để lượm rác, thu dọn búp bê,…
Mẹ hãy sáng tạo những công cụ mới dành cho việc thu dọn “riêng” của bé. Phổ biến nhất có lẽ là sử dụng những chiếc xe đồ chơi để chất hàng hóa mang đi cất. Có thể cách này khiến việc dọn dẹp vô cùng chậm chạp, nhưng thói quen mỗi lần dọn dẹp lại nghĩ ra một điều gì đó lạc quan của lao động sẽ vô cùng hữu ích cho con bạn sau này.
Ngoài ra, âm nhạc có tác dụng rất tốt đối với trẻ em trong độ tuổi này, do đó hãy bật nhạc hay hát cho bé nghe một bài hát về quét nhà chẳng hạn để bé cảm thấy thích thú khi làm việc nhà.

4 việc trẻ nên tự làm ở tuổi tập đi Chắc hẳn, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng luôn muốn khuyến khích tính tự lập và tinh thần trách nhiệm của bé con? Vậy hãy bắt đầu hướng dẫn cho bé “tự xoay sở” bằng những việc, thói quen đơn giản ngay từ lứa tuổi tập đi nhé!
3/ Luôn dành những lời khen tặng tích cực
Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài và đơn giản nhất. Đừng kiệm lời khen ngợi hay động viên trẻ, vì trẻ sẽ cảm thấy tự hào và vui vẻ hơn khi được tán thưởng cho phần công việc mình đã đã làm.
Hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm như: Cảm ơn con vì đã lau bàn ăn, lấy chén bát giùm mẹ, cảm ơn con vì đã xách đồ cho mẹ, con đi vệ sinh đúng nơi quy định rồi đó, hôm nay con xếp áo quần ngay ngắn quá, kệ dép nhà mình gọn gàng là nhờ con đấy nhé.
Mẹ cũng nên tránh phê phán hay quở trách trẻ nặng lời khi trẻ vẫn mắc lỗi sai, thay vào đó bạn sẽ nhắc nhở hoặc hướng dẫn trẻ cách làm việc nhà tốt hơn. Điều đó cũng không có nghĩa bạn bỏ lấp cho qua mọi lần trẻ làm sai hoặc không tốt để rồi sau cùng trẻ không muốn tiếp tục chia sẻ việc nhà với bạn.
Ngoài ra, mẹ có thể khích lệ trẻ bằng các phần thưởng, phần thưởng có thể là những gì rất nhỏ nhưng dễ thương: Kẹo bánh, đồ chơi…Con bạn cũng có thể tích lũy điểm thưởng cho những món quà tinh thần như một buổi đi chơi ở sở thú, cũng có thể đi xem phim hoạt hình, hay mua một món đồ chơi mới. Những dù sao thì hay nhất vẫn là những chuyến đi chơi cùng bố mẹ, những cuốn sách hay… Bố mẹ có thể quy định trước về phần thưởng. Cũng có thể viết ra một danh sách những chọn lựa để bé tự mình quyết định.
4/ Phân công để thấy trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình
Kêu gọi mọi thành viên cùng tham gia chung tay làm việc nhà để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc, tính tự lập từ sớm. Bạn có thể giao cho bé nhiệm vụ lau bàn ăn, sắp xếp kệ dép gọn gàng mỗi ngày, xách những túi nhỏ khi đi siêu thị, … và nhắc nhở bé làm thường xuyên để hình thành thói quen tốt
Việc phân công lịch làm việc để trẻ có thói quen tự giác và xem đó như một phần trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đều tham gia chứ không phải chỉ có trẻ phải thực hiện một cách ép buộc. Khi bé đã quen việc rồi mỗi khi chuẩn bị dọn cơm dù đang chơi đùa hay làm việc gì bé cũng sẽ chạy tới phụ bố mẹ lau bàn ăn, lấy chén bát ngay đấy!

6 cách khuyến khích trẻ làm việc nhà Trong suy nghĩ của con trẻ, công việc nhà chẳng có gì thú vị, nhưng có rất nhiều lý do chính đáng để trẻ tham gia vào công việc này. Trẻ thường xuyên làm việc nhà ý thức được giá trị hữu ích và cả năng lực của mình. Khi lớn lên, trẻ sẽ trở thành người tự tin và có tinh thần trách nhiệm trong xã...
>> Tham khảo thảo luận có liên quan từ cộng đồng:

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai: Dấu hiệu bệnh mẹ chớ bỏ qua! Vùng kín có mùi hôi khi mang thai thường khiến mẹ bầu lo lắng, mất tự tin vì cảm giác khó chịu cùng những nguy cơ đối với thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục thế nào?
-
Những “trò chơi việc nhà” thú vị cho béNgay từ lúc thơ bé, qua các trò chơi vui nhộn, bạn có thể cho trẻ làm quen với việc nhà để tập cho bé tính gọn gàng, ngăn nắp khi lớn lên.
-
Bé 3 tuổi rưỡi: Giúp đỡ việc nhàTrẻ lên 3 thường hăng hái giúp đỡ người khác làm việc, nhất là những việc vặt trong nhà có thể khiến bé rất phấn khích. Mẹ có thể hướng dẫn bé tỉ mỉ, khen ngợi, khuyến khích, tập cho bé có cố gắng...
-
5 bí quyết giúp mẹ tiết kiệm thời gian làm việc nhàHầu hết các bà mẹ đều từng ít nhất một lần ao ước mình trở thành “siêu nhân” để có thể hoàn thành nhiều việc cùng lúc. Dĩ nhiên, không có cách nào để biến mẹ thành siêu nhân nhưng có rất nhiều...
Đối với bé, đồ chơi là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá thế giới. Khi bé đã biết kiểm soát sự chuyển động của tay và chân, khả năng lắng nghe và quan sát, mẹ nên hỗ trợ bé phát triển bằng cách đầu tư vào những món đồ chơi cho trẻ sơ sinh thích hợp.
Đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 1 tuổi
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên của Iraq, vừa xảy ra...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
Đào Hải Khánh
^^ bài viết rất hay ạ! Muốn trẻ chă ngoan, siêng năng thì phải tạo hứng khởi cho trẻ trong từng công việc nhỏ. Khi trẻ đã thành thói quen rồi, mọi thứ sẽ lất dễ dàng
kt_pham
Mình cho bé giúp những việc trong khả năng, cu cậu đòi bưng cả chồng bát, thay vì mẹ đưa nguyên 4cái, mẹ chia cho cu cậu 1cái, ba cầm 1cái, ... chia đều ra, nếu vỡ đỡ thiệt hại mà con cũng vui vì giúp được mẹ, bé sẽ rất có động lực .
kt_pham
Bé nhà mình đến giờ đã 4 tuổi nhưng chưa hề làm vỡ cái cốc, chén nào cả.hihi.mặc dù cu cậu vẫn thích bắt chước mẹ làm việc nhà.
kt_pham
Tuy nhiên nhiều mẹ sợ con làm hỏng nên thường tranh phần, không cho con làm, mẹ hãy hi sinh một chút thiệt hại, mẹ sẽ nhận được những kết quả bất ngờ hơn mong đợi đấy nhé
kt_pham
Ở độ tuổi này con hay bắt chước người lớn,nên rất thích làm việc, các con sẽ là chân sai vặt khá lý tưởng nếu mẹ biết nắm bắt tâm lý của con, vừa được việc, vừa giáo dục cho con tinh thần trách nhiệm và sẻ chia trong cuộc sống về sau.