Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/08/2022

Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói và chữa trẻ chậm nói

Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói và chữa trẻ chậm nói
Nhiều mẹ thường rất lo lắng khi bé gần 2 tuổi mà chưa biết nói hoặc gặp khó khăn khi biểu đạt cảm xúc. Trong khi các bạn cùng tuổi đã phát âm được khá nhiều từ thì con chỉ có thể bập bẹ nói theo được 2-3 từ. 

Thật ra, nếu con vẫn phát triển bình thường về thể chất, đáp ứng các tiêu chuẩn ở từng cột mốc thì mẹ không có gì phải lo lắng. Chậm phát triển ngôn ngữ không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Khi đó, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói. Hoặc mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dạy trẻ chậm nói để cải thiện tình trạng này ở trẻ.

Tuy nhiên, mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói không áp dụng đối với trường hợp trẻ mắc bệnh tự kỷ, trẻ gặp vấn đề ở cơ miệng lưỡi hoặc khiếm khuyết về sự phát triển não bộ.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói (delayed speech) là khi bé không thể làm những điều sau:

  • Nói những từ đơn giản (chẳng hạn như “mama” hoặc “baba”) rõ ràng hoặc không rõ ràng khi trẻ được 12 tháng đến 15 tháng tuổi.
  • Hiểu các từ đơn giản (chẳng hạn như “không” hoặc “dừng lại”) khi 18 tháng tuổi.
  • Nói những câu ngắn khi trẻ 3 tuổi.
  • Kể một câu chuyện đơn giản khi trẻ 4 đến 5 tuổi.

2. Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói

mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói
Nhiều mẹ đã áp dụng thành công mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói.

Có thể nói chữa bệnh bằng mẹo dân gian đã tồn tại từ rất lâu ở nước ta. Nhiều người đã áp dụng mẹo dân gian và khỏi bệnh hoặc chữa khỏi một số triệu chứng nào đó. Đã có rất nhiều sách về mẹo dân gian được xuất bản mà tác giả là những giáo sư hàng đầu. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói lại có tác dụng đến như vậy.

Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói đã được nhiều mẹ thử qua và rất ngạc nhiên về tính hiệu quả của nó.

2.1 Mẹo chữa trẻ chậm nói: Giật đồ

  • Sáng sớm mẹ bế con ra chợ thấy ai đang ăn gì thì giật lấy và cho con ăn.
  • Vì đây là mẹo nên không được nói hay giải thích gì với họ mà đi thẳng về luôn sau đó.

Thật ra, một số phụ nữ lớn tuổi có thể biết về mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói nên họ sẽ thông cảm với mẹ. Vậy nên, mẹ nên chọn đối tượng này để “giật” đồ ăn nhé.

2.2 Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói: Dùng đậu đỏ

  • Lấy một ít hạt đậu đỏ, làm tán nhuyễn rồi trộn với rượu.
  • Sau đó dùng hỗn hợp sệt này bôi dưới lưỡi trẻ chậm biết nói khoảng 1-2 lần mỗi ngày.

Do mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói không có kiểm chứng từ khoa học; nếu mẹ vẫn lo lắng tình trạng trẻ chậm nói. Hãy áp dụng mẹo cho bé nhanh biết nói theo khoa học được giới thiệu ở nội dung tiếp theo.

>> Mẹ xem thêm: Các tuần khủng hoảng của trẻ (wonder weeks): Dấu hiệu và cách vượt qua

3. Cách giúp trẻ nhanh biết nói theo khoa học

Ngoài mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói, mẹ tham khảo thêm mẹo cho bé nhanh biết nói theo khoa học như sau:

  • Duy trì thói quen trò chuyện với con, đọc sách cho con nghe, cho con nghe nhạc ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời. Những câu chuyện có nội dung, độ dài ngắn phù hợp với độ tuổi của bé. Mẹ đừng quên kết hợp kể chuyện với việc cho bé xem các bức tranh minh họa có trong sách.
  • Khi bé bắt đầu tập nói, mẹ hãy tương tác với bé theo cách mở rộng câu nói của bé. Chẳng hạn, con nói” “quả chuối”, mẹ sẽ nói: “Con muốn ăn quả chuối”.
  • Hãy mô tả cho trẻ về những gì con đang làm, đang cảm thấy và nghe thấy trong ngày. Chỉ những đồ vật xung quanh và gọi tên từng thứ một cho trẻ biết. Thỉnh thoảng, mẹ hãy cho con xem ảnh gia đình và hỏi con về các thành viên có trong ảnh. Việc này nên lặp đi lặp lại đề bé có thể ghi nhớ dần dần những gì mẹ dạy.
  • Hãy kiên nhẫn khi trò chuyện với con, hãy cho con thời gian trả lời, đừng hối thúc con. Luôn gợi ý, khuyến khích con kể chuyện và chia sẻ thông tin. Tránh chỉ trích khi con nói sai.
  • Cho bé chơi với những trẻ khác đã biết nói để bé nâng cao khả năng giao tiếp.

Trên đây là những thói quen tốt sẽ giúp bé nhanh biết nói; mẹ không cần phải dùng đến mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói.

>> Mẹ xem thêm: Cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ!

Cách giúp trẻ nhanh biết nói
Mẹ áp dụng thêm mẹo không theo dân gian để giúp trẻ nhanh biết nói

4. Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ

Để biết bé có chậm phát triển ngôn ngữ hay không, mẹ có thể đối chiếu với các cột mốc dưới đây. Nếu thật sự con chậm nói, mẹ có thể dùng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói.

4.1 Giai đoạn dưới 1 tuổi

Giai đoạn 0-3 tháng

  • Bé biết quay về hướng phát ra giọng nói.
  • Có thể giật mình với những tiếng động bất ngờ; khóc để thể hiện bé đói hay cảm thấy khó chịu.
  • Bé cũng có thể phát ra âm thanh để thể hiện sự thích thú.

Giai đoạn 4-6 tháng

  • Bé có thể phân biệt được sắc thái tức giận hay vui vẻ trong giọng nói nghe được.
  • Bé ngừng khóc khi nghe có tiếng người, biết phản xạ lại với âm nhạc, phát ra âm thanh khi có người hay ở một mình.

Bé 7- 9 tháng

  • Bé có thể phát âm “ba ba”, “ma ma”, biết dùng cử chỉ, ngôn ngữ để diễn đạt.
  • Bé biết lắc đầu, gật đầu để thể hiện mong muốn.

Giai đoạn 10 – 12 tháng

  • Bé biết thực hiện những mệnh lệnh đơn giản như “cầm lên”, “đặt xuống”.
  • Biết bập bẹ khoảng 4 âm tiết hoặc nhiều hơn, biết phát âm các âm bật nổ, âm mũi (p, b, d, m).
  • Bé bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua tên gọi.

Bé ở tuổi này, mẹ chưa cần phải áp dụng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói dù khả năng ngôn ngữ của bé không đạt như tiêu chuẩn chung.

>> Mẹ xem thêm: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ
Bé dưới 1 tuổi, mẹ chưa cần phải áp dụng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói

4.2 Giai đoạn từ 1-2 tuổi

Giai đoạn 13-15 tháng

  • Bé có thể nói một đoạn ngắn khoảng 7 từ hoặc nhiều hơn.
  • Bé biết gọi tên các bộ phận trên cơ thể, hiểu được một số câu hỏi đơn giản như “ở đâu”, “cái gì”.
  • Bé còn biết hát và tỏ ra thích thú với âm nhạc.

Giai đoạn 16-18 tháng

  • Bé có thể nói một đoạn ngắn khoảng 20 từ hoặc nhiều hơn.
  • Nói được câu có ý nghĩa, có thể lặp lại các từ nghe thấy.
  • Phát âm được hầu hết nguyên âm và phụ âm. Biết gọi tên nhiều đồ vật xung quanh.
  • Nếu đã 18 tháng mà bé nói rất hạn chế thì mẹ hãy thử áp dụng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói nhé.

Giai đoạn 19-24 tháng

  • Lúc này, vốn từ của bé khá phong phú, lên đến hàng trăm từ và khả năng tiếp thu từ mới khá nhanh.
  • Bé nói được câu đơn giản có chủ ngữ, vị ngữ.
  • Bé biết cách xưng hô bằng đại từ nhân xưng (con, em) và biết dùng tên riêng để nói về bản thân.

>> Mẹ xem thêm: 7 cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh mẹ nên áp dụng càng sớm càng tốt

Bên cạnh mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói, mẹ cũng nên tìm hiểu thêm các mẹo khác như mẹo cai sữa bằng trứng; mẹo cho trẻ nhanh biết đi để việc chăm con đỡ vất vả hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. My little one isn’t talking – should I be worried?
https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=0_6ea126lf
Ngày truy cập: 30/08/2022

2. How to Tell if Your Child is a Late Talker – And What to Do about It
http://www.hanen.org/helpful-info/articles/how-to-tell-if-your-child-is-a-late-talker-%E2%80%93-and-w.aspx
Ngày truy cập: 30/08/2022

3. Speech and Language Development
https://www.mottchildren.org/posts/your-child/speech-and-language-development
Ngày truy cập: 30/08/2022

4. Language Delays in Toddlers: Information for Parents
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/language-delay.aspx
Ngày truy cập: 30/08/2022

5. Late-Talking Children: In Conversation With Stephen Camarata
https://thereader.mitpress.mit.edu/late-talking-children-interview/
Ngày truy cập: 30/08/2022

x