Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 19/09/2022

Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không?

Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không?
Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú thậm chú bú càng nhiều càng tốt để tránh mất nước và đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân, điều trị.

Rất nhiều mẹ sau sinh bị chứng tiêu chảy. Điều khiến mẹ lo lắng lúc này chính là: Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú? Có thì cách bú như thế nào, không thì tại sao.

Tiêu chảy sau sinh là gì?

Tiêu chảy sau sinh được định nghĩa là một tình trạng rối loạn của hệ đường ruột, đôi khi giống với tiêu chảy. Mẹ bầu thường rơi vào trạng thái sau sinh mổ bị tiêu chảy. Mẹ có thể bị rỉ phân hoặc xì hơi hoặc thường xuyên cảm thấy cần phải đại tiện gấp.

Phụ nữ sau sinh bị đau bụng đi ngoài

Hiện tượng phụ nữ sau sinh bị tiêu chảy không phổ biến, chỉ một số ít mắc phải tình trạng này. Để tìm hiểu Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú, trước hết bạn cần biết nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng đi ngoài như sau:

  • Đi ngoài do nhiễm virus, ký sinh trùng trong thức ăn gây ra ngộ độc thức ăn. Trường hợp này mẹ không cần uống thuốc, chỉ cần tĩnh dưỡng vài ngày là ổn.
  • Triệu chứng tiêu chảy kéo dài, có phần nặng hơn những ngày đầu có thể là do nhiễm trùng đường ruột. Lúc này, theo chỉ định của bác sĩ có thể mẹ cần phải uống thuốc kháng sinh hoặc các thuốc cầm tiêu chảy.
  • Mẹ đi ngoài nhiều có thể do dùng thuốc nhuận trang để giảm táo bón. Chỉ cần ngưng thuốc sẽ giải quyết được vấn đề.
  • Nhiều mẹ bị trầm cảm sau sinh nên phải uống thuốc trị liệu. Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, đặc biệt thuốc có chứa chất bismuth subsalicylate sẽ gây ảnh hưởng đến đường sữa mẹ, gây hại cho em bé.

Như vậy, mẹ đã biết nguyên nhân gây tiêu chảy sau sinh. Liệu điều này có ảnh hưởng đến bé? Mời mẹ cùng giải đáp Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú ở phần tiếp theo.

mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú 1
Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú? Sữa mẹ là dưỡng chất quan trọng cho trẻ, đừng vì bị tiêu chảy mà không cho con bú.

Tiêu chảy sau sinh liên quan đến thai kỳ

Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không? Mẹ đau bụng có cho con bú được không? Có nhiều bà mẹ ưa thích sinh mổ hơn vì nhẹ nhàng, ít đau đớn mà lại an toàn hơn so với sinh thường. Nhưng thực tế không có bất kì báo cáo nào chứng minh được điều này. Nguyên nhân tiêu chảy sau sinh hoặc đi ngoài không tự chủ cũng có thể do thời gian rặn của mẹ bầu trước khi sinh mổ cũng như các vấn đề khác liên quan đến thai kỳ.

Thai đặt nặng áp lực lên vùng chậu của mẹ bầu và có thể gây ra sa tạng vùng chậu cũng như stress không tự chủ.

Một nghiên cứu cho thấy những bà mẹ thường có nhiều vấn đề về đường ruột như sau khi sinh mổ bị tiêu chảy hơn những bà mẹ sinh thường, bao gồm tăng cân quá mức, tiêu chảy và táo bón.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh

Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú?

Mẹ đi ngoài có nên cho bé bú? Mẹ đi ngoài có nên cho bé bú? Chứng tiêu chảy có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ hay không? Câu trả lời là mẹ vẫn nên cho bé bú thường xuyên. Một điều vô cùng may mắn là các vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng gây ra tiêu chảy hoặc các bệnh dạ dày ruột thường không lây truyền qua sữa mẹ.

Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp bé bú mẹ và bé bị tiêu chảy ngay sau đó. Chính vì thế mà nhiều mẹ mới thắc mắc mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú?

Trong trường hợp bé cũng đồng thời bị tiêu chảy cùng thời điểm với mẹ thì mẹ không cần quá lo lắng và hoảng hốt dừng việc cho bú lại. Lúc này, nguyên nhân tiêu chảy xuất phát từ yếu tố khác không phải là sữa mẹ. Việc cần làm là tiếp tục cho bé bú nhiều hơn để tránh mất nước và đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân, điều trị.

Mẹ bị đi ngoài có ảnh hưởng đến sữa?

Mẹ bị tiêu chảy cho con bú có sao không? Mẹ đi ngoài có nên cho bé bú thì mẹ đã có câu trả lời nhưng sữa mẹ bị tiêu chảy có mất chất không? Mẹ bị đi ngoài có ảnh hưởng đến sữa không?

Thật ra, sữa mẹ không bị ảnh hưởng từ mùi vị cho đến màu sắc và chất lượng sữa. Nếu chất lượng sữa mẹ bị thay đổi khi đang bị tiêu chảy thì có thể đến từ những nguyên nhân khác.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách làm sữa mẹ thơm thế nào các mom ơi…

Mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Bên cạnh lưu ý Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú, mẹ cũng cần biết con con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì.

Mẹ bị đau bụng có nên cho con bú? Ưu tiên hàng đầu trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ là tránh tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Nếu mới chớm bị tiêu chảy mẹ nên sử dụng các phương thuốc Đông y, thảo dược tự nhiên để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Thuốc Tây y chỉ dùng khi có sự chỉ định từ các bác sĩ.

Mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì
Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú? Mẹ nên hạn chế tối đa việc “đụng chạm” đến thuốc Tây trong quá trình cho con bú

Một số bài thuốc dân gian điều trị chứng tiêu chảy hiệu quả như: Sắc nước lá ổi non để uống hoặc sao lá mơ lông với trứng gà để ăn hay đơn giản là sắc nước lá mơ lông để uống.

Ngoài ra, khi bị tiêu chảy cơ thể mẹ thường dễ mất nước gây ra mệt mỏi, uể oải. Mẹ cần tạo sự cân bằng sinh hoạt bằng cách uống bù nước, uống Oresol cho cơ thể. Men vi sinh cũng là một hướng giải quyết an toàn. Loại men này cung cấp các vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô để trấn áp các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.

Một số loại thuốc tiêu chảy như Loperamid, Opioid có thể làm giảm nhu động ruột và gây ra những tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu vì vậy mẹ nên cân nhắc khi dùng thuốc trị tiêu chảy và nhất thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ?

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau sinh có được uống nước ngọt không? Tác hại của nước ngọt đối với mẹ và bé

Mẹ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú? Có. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần để ý chế độ ăn uống giúp tình trạng tiêu chảy nhanh chấm dứt. Nguyên tắc chung trong việc điều trị tiêu chảy chính là: Bù điện giải, ngăn ngừa mất nước, cân bằng vi sinh vật đường ruột và nghỉ ngơi đầy đủ. Một số món ăn me nên ăn:

  • Uống nước canh, cháo, súp để vừa cung cấp nước cho cơ thể vừa dễ tiêu hóa.
  • Uống một tách trà hoa cúc, gừng, mật ong, bạc hà,…sẽ giúp giảm đau bụng, chống viêm và an thần.
  • Thực phẩm ít chất xơ
  • Ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung các vi khuẩn thân thiện với đường ruột.
  • Tiếp tục cho con bú sữa mẹ, nó là một mẹo giúp bạn giải tỏa căng thẳng

Mẹ cũng đừng quên nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đó cũng là một cách giúp bệnh nhanh chóng tránh xa.

Như vậy, thắc mắc mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú đã được giải đáp. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt không thể cho bé bú và có chỉ định của bác sĩ mẹ mới ngưng cho bé bú thôi nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 1. Diarrhoea
https://www.healthdirect.gov.au/diarrhoea
Ngày truy cập: 28/3/2022

2. Diarrhoea (Acute) and Breastfeeding Mothers
https://www.breastfeedingnetwork.org.uk/diarrhoea-acute-and-breastfeeding-mothers/
Ngày truy cập: 28/3/2022

3. Gastroenteritis, diarrhoea and breast feeding
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378378297000558
Ngày truy cập: 28/3/2022

4. [Breast feeding in the etiology of diarrhea]
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2490882/
Ngày truy cập: 28/3/2022

5. Common Breastfeeding difficulties
https://motherchildnutrition.org/healthy-nutrition/about-essential-nutrition-actions/common-breastfeeding-difficulties.html
Ngày truy cập: 28/3/2022

x