của bé
Sắp đến bữa ăn dặm đầu tiên của bé mà mẹ vẫn chưa quyết định được mình sẽ bắt đầu bằng món gì ư? Cùng MarryBaby khám phá cách chế biến đồ ăn dặm ở giai đoạn khởi đầu với 8 loại nguyên liệu dễ tìm dưới đây nhé!
Với lần ăn dặm đầu tiên, mẹ chỉ nên bắt đầu với một thành phần duy nhất và phù hợp cho bé 4-6 tháng tuổi. Theo ý kiến của các chuyên gia nhi khoa, lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm trong thời điểm này là bơ, chuối và khoai lang. Đây là những thực phẩm giàu dưỡng chất và rất tốt cho bé vì chúng khá dễ tiêu và chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất, chất béo cần thiết cho nhu cầu phát triển của bé. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé, cách chế biến và chọn lựa thực phẩm có thể khác nhau đôi chút.
1/ Bé 4-6 tháng tuổi: Những món mềm, dễ nghiền
– Trái bơ: Được các chuyên gia đánh giá là thực phẩm hàng đầu cho trải nghiệm ăn dặm đầu tiên của bé, bơ chứa chất béo và nhiều dưỡng chất quan trọng cho giai đoạn phát triển này của bé như vitamin A, B, C, kali, phốt pho, can-xi… Ngoài ra, bơ chín thường mềm mịn, béo, dễ tiêu và dễ ăn với hầu hết các bé.
Muốn làm món bơ ngon cho bé, bước đầu tiên mẹ cần chọn một quả bơ chín, lột vỏ và loại bỏ những chỗ có tì vết. Sau đó, cắt nhỏ và nghiền nhuyễn bằng muỗng. Nếu thích, mẹ có thể thêm sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước để làm loãng hỗn hợp. Nếu muốn làm đặc hỗn hợp, mẹ có thể thêm bột ngũ cốc.
– Chuối: Giống như bơ, chuối cũng là thực phẩm rất tốt để khởi động việc ăn dặm cho bé. Không chỉ giàu dinh dưỡng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuối và đặc tính nhầy của nó có khả năng giúp bảo vệ đường ruột cũng như hỗ trợ hoạt động tiêu hóa cho bé. Hơn nữa, do có vị ngọt tự nhiên, chuối rất dễ dành được sự yêu thích của các bé ngay từ lần đầu tiếp xúc. Sau khi chọn được một quả chuối chín và lột vỏ, mẹ dùng máy xay hoặc dùng muỗng nghiền nhuyễn chuối. Mẹ có thể thêm sữa hoặc ngũ cốc vào hỗn hợp chuối vừa nghiền.
– Ngũ cốc gạo lứt hữu cơ: Theo các chuyên gia, trong lần ăn dặm đầu tiên của bé, mẹ không nhất thiết phải dùng đến các loại bột ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn. Thay vì vậy, mẹ nên tự chế biến thức ăn dặm cho bé từ gạo lứt, sẽ tốt và giàu dinh dưỡng hơn cho bé.
Đun sôi 1 cốc nước, sau đó cho ¼ cốc bột gạo (gạo lứt đã được xay nhuyễn) vào nước sôi và khuấy liên tục. Để hỗn hợp sôi riu riu trong 10 phút và tiếp tục khuấy đều. Mẹ có thể cho thêm sữa bột, sữa mẹ hoặc nước trái cây vào, nếu thích. Tốt nhất, nên cho bé dùng khi hỗn hợp còn ấm.
– Lê: Trong 1 quả lê sẽ có vitamin A, C, B9 và các loại khoáng chất như kali, phốt pho, magiê, canxi, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của bé trong những năm đầu đời. Với lê, đầu tiên mẹ cần gọt vỏ rồi cắt thành từng miếng hình khối để loại bỏ phần lõi quả. Hấp sơ để lê hơi mềm ra. Dùng muỗng hoặc máy xay tán nhuyễn. Phần nước còn lại sau khi hấp lê, mẹ có thể cho vào xay chung hoặc dùng để làm loãng hỗn hợp. Tuy nhiên, thực tế lê đã có nhiều nước nên việc cho thêm nước cũng không cần thiết lắm.

Thực phẩm nên và không nên cho bé mới ăn dặm Mời mẹ tham khảo những lời khuyên về lựa chọn thực phẩm cho bé trong giai đoạn ăn dặm nhé.
– Bí đỏ: Bên cạnh nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bí đỏ còn nổi tiếng với lượng beta-carotene dồi dào, cực tốt cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi chế biến bí đỏ, mẹ nên loại bỏ phần ruột, cắt bí thành từng khúc. Cho nước vào nồi nướng, mực nước khoảng 3 cm rồi cho bí vào nồi, úp mặt xuống. Nướng bí trong vòng 40 phút với nhiệt độ 40 độ C cho đến khi vỏ và thịt bó mềm ra. Dùng muỗng múc thịt bí ra sau đó nghiền nhuyễn. Mẹ có thể cho thêm nước nếu muốn hỗn hợp nhuyễn, mịn hơn. Trong trường hợp không muốn nướng, mẹ có thể hấp hoặc luộc bí trước khi nghiền nhuyễn.
– Khoai lang: Làm món khoai lang nghiền cho bé, mẹ phải chọn một củ khoai ngon, rửa thật sạch. Dùng nỉa găm vào củ khoai để tạo vài lỗ thoát hơi, bọc giấy bạc rồi cho vào lò 400 độ C nướng trong vòng 30 phút hoặc đến khi khoai chín mềm. Nếu dùng lò vi sóng, mẹ không nên gọt vỏ từ trước. Nếu lỡ gọt vỏ, mẹ có thể dùng màng nhựa bọc thức ăn quấn lại và nấu với trong vòng 8 phút, cho đến khi khoai mềm. Nghiền nhuyễn khoai, thêm nước và khuấy đều cho đến khi có một hỗn hợp sánh, mịn. Ngoài cách nướng, mẹ có thể dùng nước để luộc hoặc hấp khoai cách thủy đều được.
2/ Bé từ 6-8 tháng tuổi: Thêm một vài loại trái cây
Bên cạnh những thực phẩm mẹ cho bé ăn dặm lần đầu, các bé từ 6-8 tháng tuổi đã có thể ăn thêm một số món sau đây:
– Xoài: Ngoài lượng chất xơ phong phú, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong xoài cũng không hề kém cạnh với nhiều thành phần như vitamin A, C, E, K, B9, canxi, phốt pho, kali… Đặc biệt, nếu chọn xoài làm món ăn dặm cho bé, mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian chế biến đâu nhé! Chỉ cần chọn một quả xoài chín, gọt vỏ, bỏ hột sau đó dằm nhuyễn, bé cưng đã có ngay món ăn hấp dẫn vô cùng. Mẹ có thể thêm sữa hoặc bột ngũ cốc nếu muốn tăng độ đặc, loãng của món ăn.
– Táo: Chứa vitamin A, C, B9 và các khoáng chất cần thiết như kali, magie, canxi, táo khá “lành” cho thực đơn ăn dặm của các bé từ 6-8 tháng tuổi. Trước khi nấu, mẹ nên gọt vỏ và cắt táo thành từng miếng nhỏ. Cho táo đã cắt vào nồi, đổ nước vừa ngập mặt và nấu đến khi táo mềm. Sau đó xay nhuyễn mịn để bé không bị lợn cợn khi ăn. Ngoài sữa và ngũ cốc, mẹ có thể thêm bột quế để tăng hương vị. Tuy nhiên, phải được sự cho phép của bác sĩ mẹ nhé!

Những bí quyết hàng đầu khi cho bé ăn dặm Ngoài sữa mẹ, trẻ từ 5-6 tháng tuổi cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mình. Đây là một bước tiến quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với các bé. Tuy nhiên, mẹ có đảm bảo mình biết cách cho con ăn dặm đúng?
3/ Lưu ý dành cho mẹ
Muối và đường là 2 loại gia vị chưa cần dùng khi chế biến thức ăn dặm cho bé trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ nên loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn của con nếu không thực sự cần thiết. Thay vào đó, mẹ có thể dùng các loại gia vị khác như quế, bột tỏi, tiêu… để tăng vị món ăn cho các bé từ 7 tháng tuổi. Tốt nhất, trước khi cho bé ăn dặm, mẹ nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng, nhất là với những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ.
Hỏi đáp cùng chuyên gia, Trải nghiệm lớp tiền sản, Quà tặng thành viên mới và rất nhiều những quyền lợi đặc biệt khác khi đăng ký tại MarryBaby.


Những lợi ích không ngờ của tã giấy giúp bé ngoan phát triển tính cách Tã lót thoải mái, bé ngoan và ít quấy hơn hẳn.
-
10 siêu thực phẩm ăn dặm cho trẻNgoài sữa, bé đang rất háo hức được giới thiệu những món mới nhiều hương vị và kết cấu khi đến độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ đừng chỉ đặt tiêu chí dễ “gặm” lên hàng đầu, thay vào đó chọn món vừa...
-
4 bước chế biến món ăn dặm cho béNgay cả khi không tự tin về khả năng nội trợ của mình, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng chế biến những món ăn dặm ngon tuyệt cho bé. Còn chờ gì mà không "bắt lấy" những bí quyết cực kỳ đơn giản dưới đây?
-
5 loại thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặmCác chuyên gia thường khuyên bạn nên cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, vậy còn sau đó thì sao? Bạn nên biết rằng thói quen ăn uống những năm đầu đời sẽ quyết định khẩu vị của bé khi...
Rôm sảy thường xuất hiện vào những ngày oi bức làm cho làn da bé yêu trở nên sần sùi. Bị rôm sảy, con cũng vô cùng khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy. \"Bỏ túi\" ngay những cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh dưới đây để làn da con luôn mát mẻ, khỏe mạnh, mẹ nhé!
Loạt mẹo dân gian trị rôm sảy hiệu quả
-
lina
-
cắt tóc máu cho thỏ
-
Anh Anh Trương
-
Bé đi dạo buổi sáng
-
Cuối tuần của 2 anh em
-
Minh Thư 18 tháng tuổi
-
Cho con đi chơi sau giờ học
-
cô bé màu hồng
-
Mùa xuân của mẹ
-
Buổi dã ngoại lý thú
-
Pony bé nhỏ ❤️❤️❤️
-
Bé Du Xuân Mậu Tuất
-
Ngắm cảnh
-
Xuân An Nhiên
-
Cô Ba vui tết
Được quan tâm nhất
-
Cách rặn đẻ: Đẻ thường khác đẻ không đauKhi nghĩ về chuyện sinh đẻ, hầu hết các mẹ bầu đều lo lắng về cảm giác đau...
-
Những điều cần tránh khi mang thai các...Chỉ một chút sơ sảy, lơ là, sự an toàn của bà bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa,...
-
Đau đầu khi mang thai: Không chữa không...Đau đầu khi mang thai nếu không cải thiện, về lâu về dài có thể gây ra những...
-
Cách cho con bú: Là bản năng đó nhưng...Cách cho con bú không hẳn là một việc khó, nhưng với người lần đầu làm mẹ,...
-
Bệnh mùa hè: Cẩn thận với thủy đậuNguy cơ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh tuy hiếm, nhưng mẹ cũng nên cẩn...
Thành viên nổi bật trong tuần
-
Sau bao ngày ngóng trông, "hoàng tử bé"...Hành trình làm mẹ lần thứ ba của công nương Kate không hề dễ dàng. Nhưng sau...
-
Sự thật của hạnh phúc gia đình chỉ giản...Dù bạn là ai khi xem những bức tranh mô tả về cuộc sống gia đình của nghệ sĩ...
-
Ca sĩ Thủy Tiên: Không dám khoe con vì...Kể từ khi chào đời đến nay, Bánh Gạo luôn được Công Vinh và Thủy Tiên giấu...
-
Mang thai mùa hè, nóng thì nóng đó...Có nhiều mẹ than rằng: “Mùa hè đã nóng nực mà còn vác thêm cái bụng bầu chán...
-
Cứ bình tĩnh mà chăm con... bình tĩnh...Làm mẹ bỉm sữa thời đại mà, chăm con cứ phải bình tĩnh, sốt xình xịch là...
Trong gia đoạn bé dưới 1 tuổi thì muối và đường thật sư không cần thiết thật
Mình được biết thêm 1 món đầy dinh dưỡng là gạo lức
Những món khác mình đều cho bé dùng qua nhưng món này mình tưởng chỉ dùng cho người lớn
Bài viết thật hay và thông dụng, các mẹ có thể tham khảo cho con
Dạo này Marry có những bài về 1000 ngày vàng cho bé rất hay chị thường xuyên tham khảo nhé
Chuối, Bơ mình cũng hay cho bé nhà ăn thường xuyên
Những quả này con ăn còn giúp nhuận trường nữa
Em sinh xong cũng hay ăn Bơ còn bé của em ăn cũng ít vì nó dẻo bé không thích lắm. Em thấy bé thích ăn chuối hơn
Những món ngon , dễ làm cho bé yêu
Đúng là dễ làm và không mất thời gian lắm