của bé
Với những ai lần đầu làm mẹ, trẻ sơ sinh bị sốt là nỗi lo lớn. Vì sao con bị sốt? Chăm bé bị sốt như thế nào, cần tránh những gì? Tất tần tật những thông tin mẹ cần để "đối phó" với cơn sốt của bé đều được tổng hợp trong bài viết sau. Tham khảo ngay mẹ ơi
Nội dung bài viết
- Sốt là gì?
- Trẻ bao nhiêu độ thì gọi là sốt?
- Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh bị sốt
- 1. Phương pháp đo thân nhiệt ở vùng nách
- 2. Phương pháp đo thân nhiệt ở miệng
- 3. Đo thân nhiệt ở trực tràng
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt
- 1. Trẻ bị sốt khi tiêm phòng
- 2. Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
- 3. Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh
- 4. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết
- 5. Trẻ bị sốt do vi khuẩn
- 6. Trẻ sơ sinh bị sốt virus
- 7. Trẻ bị sốt siêu vi
- 8. Trẻ sơ sinh bị sốt viêm họng
- 9. Trẻ bị sốt mọc răng
- 10. Trẻ bị sốt vì thời tiết nắng nóng
- 11. Trẻ bị sốt do quấn tã
- Biểu hiện và triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt
- Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt
- Trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ
- Khi trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?
- 1. Tắm bằng nước ấm
- 2. Làm mát bằng khăn ấm
- 3. Thay đổi quần áo của bé
- 4. Giữ bé ở nơi mát mẻ
- 5. Bổ sung thêm nhiều chất lỏng
- Khi nào sốt trở nên nguy hiểm?
- Trẻ bị sốt mẹ nên ăn gì?
- Mẹ cần tránh gì khi chăm trẻ sơ sinh bị sốt?
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị sốt. Nhiều trường hợp trẻ mới 10 ngày tuổi đã bị sốt. Tỷ lệ trẻ 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng hay 6 tháng tuổi bị sốt cũng rất cao. Nếu không biết cách xử trí, chỉ một vài cơn sốt có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.
Sốt là gì?
Sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh và sốt không phải một loại bệnh trẻ em. Sốt được hiểu khi nhiệt độ cơ thể trẻ sốt cao trên 37,5ºC. Sốt thường kèm theo các triệu chứng như bú ít, mệt mỏi, bé hay quấy khóc, nhức mỏi toàn thân.
Trẻ bao nhiêu độ thì gọi là sốt?
Khi thấy trẻ sơ sinh bị sốt, đa phần các mẹ thường tỏ ra cuống quýt, nhất là đối với những ai lần đầu làm mẹ. Sự bất an này hiện diện ngay khi nhận thấy thân nhiệt bé trở nên cao hơn bình thường dù bé chỉ sốt nhẹ.
Thực tế, trẻ sơ sinh bị sốt ở nhiệt độ không quá 38,5ºC, mẹ đừng lo lắng thái quá bởi cơn sốt này có thể tạo điều kiện cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh bị sốt
1. Phương pháp đo thân nhiệt ở vùng nách
Đo nhiệt độ ở nách là cách đơn giản và an toàn hơn so với đo ở hậu môn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm chênh lệch nhiệt độ tới 2ºC, nhất là ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Lưu ý khi thực hiện đo nhiệt độ ở nách, mẹ nhớ điều chỉnh sao cho nhiệt kế được ép sát vào nách. Mẹ có thể để bé nằm trong lòng, cùng trò chuyện với bé để đánh lạc hướng, giúp bé không cựa quậy nhiều.
2. Phương pháp đo thân nhiệt ở miệng
Đo nhiệt độ ở miệng chỉ thích hợp sử dụng cho các bé lớn từ 4 – 5 tuổi trở lên. Vì lúc này bé mới đủ kỹ năng để giữ nhiệt kế một cách chính xác và an toàn nhất.

Cần đo nhiệt độ để biết chính xác tình trạng sốt của bé
3. Đo thân nhiệt ở trực tràng
Hậu môn luôn là nơi phản ánh nhiệt độ cơ thể chính xác nhất. Các bác sĩ thường khuyên bố mẹ rằng nên đo nhiệt độ ở hậu môn đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Tuy nhiên, cách này thì không phải bé nào cũng cảm thấy thoải mái, vì vậy mẹ có thể chuyển sang cách đo nhiệt độ ở nách cho bé.
Khi muốn đo nhiệt độ ở hậu môn thì mẹ cần phải chọn mua nhiệt kế có một đầu nhọn và tay cầm to. Mẹ để cho đầu nhọn đi vào hậu môn bé vài cm là được.
Còn những loại nhiệt kế một đầu nhọn còn một đầu hẹp thì rất dễ đi sâu vào hậu môn bé mỗi khi bé quấy khóc. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ có thể bôi dầu vaseline vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn của bé.
Khi đưa đầu nhiệt kế vào hậu môn bé, mẹ nên lưu ý khoảng 1,3 – 2,5 cm là được, không nên đưa vào quá sâu dễ gây nguy hiểm cho bé. Tiệt trùng nhiệt kế trước và sau khi đo nhiệt độ cho bé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt, vì thế cha mẹ cần tìm hiểu kỹ rồi cân nhắc phương pháp điều trị cho bé.
Ngoài ra, mẹ cần quan sát thêm các triệu chứng đi kèm nếu thấy bé rét run, xuất huyết, co giật, khó thở, người tím tái, li bì… nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
1. Trẻ bị sốt khi tiêm phòng
Khi cho bé đi tiêm phòng, có thể do thành phần nào đó của thuốc đặc biệt là vắc xin ho gà sẽ khiến bé bị sốt. Tình trạng sốt này thường sẽ tự hết sau 1-2 ngày.
2. Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Sốt phát ban là một loại bệnh phổ biến ở trẻ em dưới một tuổi. Khi bé bị sốt cơ thể bé sẽ nổi các ban đỏ hồng kèm theo sốt cao. 95% trẻ em dưới 2 tuổi từng bị nhiễm sốt phát ban. Bệnh thường kéo dài khoảng 4 ngày.
3. Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh
Khi trẻ bị những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể nhằm chống lại những tác nhân này.
Quá trình trên sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao dẫn tới hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da, từ đó trẻ có hiện tượng sốt. Do đó, mà trẻ thường có bị sốt, đầu thì nóng nhưng tay chân lại lạnh.
4. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết
Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết rất dễ nguy hiểm đến tính mạng do sức đề kháng còn yếu. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời
Trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho con bú. Khi thấy trẻ bỏ ăn, sốt cao nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử trí kịp thời.
5. Trẻ bị sốt do vi khuẩn
Trẻ bị mắc các bệnh do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào có thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, bệnh tả, kiết lỵ… đều có thể khiến bé bị sốt.
6. Trẻ sơ sinh bị sốt virus
Theo chuyên gia, khi trẻ bị sốt virus, về nguyên tắc, bố mẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, chẳng hạn khi trẻ sốt cao cho hạ nhiệt, chườm mát, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.
7. Trẻ bị sốt siêu vi
Sốt siêu vi ở trẻ em là bệnh thường gặp khi chuyển mùa, nhiều nhất là vào mùa hè. Mặc dù hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm.
8. Trẻ sơ sinh bị sốt viêm họng
Trẻ sơ sinh bị viêm họng không quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao vì có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
9. Trẻ bị sốt mọc răng
Ngoài ra, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đang trong quá trình mọc răng cũng có thể bị sốt. Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng tốt nhất là nên uống nhiều nước, massage nướu… cho bé bớt khó chịu.

Mách mẹ cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà đơn giản, an toàn không cần đến thuốc Sốt không phải là triệu chứng hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Thế nhưng không phải vị phụ huynh nào cũng biết cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi an toàn nhanh chóng để tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng.
10. Trẻ bị sốt vì thời tiết nắng nóng
Đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao dẫn đến sốt. Nếu đang ở ngoài trời nắng mà đưa ngay vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ bị sốc nhiệt rồi bị sốt.
11. Trẻ bị sốt do quấn tã
Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu quấn quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ bị tăng thân nhiệt, gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến trẻ bị sốt về ban đêm vì cha mẹ sợ trẻ lạnh nên bao bọc kỹ hơn.
Thế nhưng sau khi đã nới lỏng quần áo mà trẻ vẫn sốt thì nên tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân.
Biểu hiện và triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt
Hầu hết các bậc cha mẹ đều dựa theo quán tính để biết con mình có bị sốt hay không bằng cách sờ vào trán, vào người xem thân nhiệt có nóng không.
Và hầu như mọi trường hợp đều mặc định rằng người bé trở nên nóng hơn là bé đã bị sốt. Thực tế, sốt ở trẻ không chỉ đơn thuần nhiệt độ cơ thể tăng mà còn kèm theo những triệu chứng khác nhau.
Thay vì dùng tay để dự đoán, mẹ nên dùng nhiệt kế. Đây là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh một cách chính xác nhất.
Nhiệt độ được đo chuẩn nhất tại các vùng như miệng, nách hoặc hậu môn. Dùng nhiệt kế giúp mẹ xác định xem bé sốt ở mức độ nào để có cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả và kịp thời.
Nếu nhiệt độ trẻ sơ sinh ở trong khoảng từ 37,5-38 độ, bé đã bị sốt nhẹ, mẹ không nên quá lo lắng. Trường hợp nhiệt độ tăng từ 38-39, bé có nguy cơ sốt cao, đặc biệt tăng đến 40 độ và có dấu hiệu co giật, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt
Có những trẻ sơ sinh đã 10 ngày nhưng chưa rụng rốn hoặc đã rụng rồi nhưng do cuống rốn to còn để lại lõi rốn và vệ sinh rốn chưa tốt dẫn đến nhiễm trùng rốn gây sốt.
Bạn cần kiểm tra lại rốn của trẻ trước tiên. Trẻ nhỏ do chưa tự điều tiết tốt được nhiệt độ cơ thể nên trong trường hợp mẹ không để ý mặc đồ cho bé quá nhiều làm nhiệt độ cơ thể tăng lên gây sốt.
Trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ
Nếu con bị sốt nhẹ thì mẹ cần tìm cách hạ sốt cho con bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người đặc biệt là vùng bẹn và nách.

Chườm ấm, ăn mặc thoáng mát là cách giúp bé hạ sốt nhanh chóng
Khi trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?
1. Tắm bằng nước ấm
Khi tắm bằng nước ấm, nước sẽ bốc hơi từ làn da của bé và sẽ giúp thân nhiệt hạ xuống. Ngoài ra, tắm còn giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Điều quan trọng là mẹ nên đảm bảo nhiệt độ của nước phải ít hơn nhiệt độ của cơ thể bé khoảng 2 độ.

Tắm bằng nước ấm là biện pháp hạ sốt hiệu quả mà mẹ không nên bỏ qua
Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh vì sự chênh lệch nhiệt độ cao có thể khiến bé rùng mình, ớn lạnh và tình trạng sẽ trở nên xấu hơn. Nhiều mẹ thường truyền tai nhau rằng tắm bằng rượu có tác dụng hạ sốt nhưng đây là quan niệm sai lầm bạn nên tránh. Vì trẻ có thể sẽ bị ngộ độc rượu khi rượu được hấp thu qua da.
2. Làm mát bằng khăn ấm
Đây là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh. Bạn chỉ cần nhúng vài chiếc khăn với nước ấm sau đó vắt cho ráo nước rồi đắp lên người bé, đặc biệt nhất là ở những vùng trán, nách, chân, tay và bẹn. Liên tục thay khăn mới khi chiếc khăn cũ đã khô nước.
3. Thay đổi quần áo của bé
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao vì vậy nếu mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc các loại vải dày sẽ khiến nhiệt độ tiếp tục tăng do không thể thoát ra ngoài. Lúc này, mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo có chất liệu vải mỏng, nhẹ, khả năng thấm hút tốt.
Sốt thường làm cơ thể ra nhiều mồ hôi do đó, mẹ nên thay đồ cho bé thường xuyên. Sự ẩm ướt có thể khiến bé khó chịu, dễ dẫn đến những cơn ớn lạnh và làm cho bé bị sốt cao hơn.
4. Giữ bé ở nơi mát mẻ
Nhằm giúp bé cảm thấy dễ chịu và hạ sốt mẹ nên cố gắng tạo điều kiện cho phòng của bé luôn được mát mẻ, không nên để bé ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng thích hợp khi trẻ bị sốt là từ 21-23ºC.
5. Bổ sung thêm nhiều chất lỏng
Việc làm này không chỉ có tác dụng hạ sốt mà còn giúp cơ thể tránh tình trạng bị mất nước do sốt gây ra. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên hơn. Hoặc cho bé uống thêm nước lọc để cải thiện tình hình.

Cho bé uống thêm nước lọc sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình hình
Khi đã được 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể giúp bé hạ sốt bằng cách cho bé uống thêm nước trái cây tự nhiên. Bổ sung nước cho cơ thể bằng cách ăn các món cháo lỏng, súp…
Mẹ có thể cho bé dùng thêm những loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi nào sốt trở nên nguy hiểm?
Bên cạnh việc biết cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ vẫn nên nắm bắt thêm những triệu chứng bất thường liên quan đến sốt. Bởi sốt không phải là một loại bệnh nhưng lại là triệu chứng của một số bệnh lý nào đó. Ngoài ra, khi sốt quá cao có thể dẫn đến những cơn co giật rất nguy hiểm vì vậy, mẹ nên lưu ý những điểm sau.
- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bị sốt thì mẹ nên đưa bé đi khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng
- Trẻ bị nóng sốt nằm mê man, ngủ ly bì
- Xuất hiện các nốt phát ban trên da
- Dấu hiệu mất nước như tã không bị ướt trong thời gian dài, miệng và môi khô, trẻ khóc nhưng không có nước mắt
Trẻ bị sốt mẹ nên ăn gì?
Một trong những cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian mẹ có thể uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố giúp trẻ sơ sinh hạ sốt nhanh.
Cách thực hiện: 10 cành tía tô, rửa sạch, để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú. Áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt sẽ có hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị sốt.
Mẹ cần tránh gì khi chăm trẻ sơ sinh bị sốt?
- Khi bé bị sốt, mẹ tuyệt đối không nên ủ ấm hay mặc nhiều quần áo cho bé. Việc làm này không giúp bé hạ sốt mà ngược lại càng làm tăng nhiệt độ của cơ thể dẫn đến sốt cao hơn.
- Không nên dùng nước đá lạnh để làm mát cho bé. Điều này thực sự rất nguy hiểm, khi cơ thể bé đang nóng nếu chườm đá lạnh thì nhiệt độ sẽ bị chênh lệch quá mức có thể gây nên bỏng lạnh, khiến bé bị suy hô hấp.
- Không được dùng thuốc aspirin để hạ sốt vì có khả năng gây tổn thương não bộ của bé.

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc và gọi bác sĩ? Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Có phải là 38,5 độ C hay đợi tới 40 độ C. Rất nhiều mẹ còn lăn tăn vấn đề này và không chắc chắn bản thân đã từng làm đúng hay chưa!
Trẻ sơ sinh bị sốt là biểu hiện thông thường khi cơ thể sản sinh ra những kháng thể chống lại bệnh. Bình tĩnh sử dụng nhiệt kế để biết chính xác bé đang bị sốt quá cao hay chỉ dừng ở mức “hâm hâm” sau đó hãy đưa ra hướng xử lý mẹ nhé!
-
"Bỏ túi " 6 cách hạ sốt hoàn toàn tự nhiênTuy hầu hết các trường hợp sốt đều vô hại, nhiệt độ cơ thể tăng quá cao có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức và gây co giật. Để giảm nhẹ tất cả những vấn đề trên, bạn có thể thử một vài biện...
-
Hạ sốt cho bé sơ sinh bằng "da tiếp da" và 9 lợi ích khác đối với trẻKhi con bị sốt, mẹ nghĩ ngay đến điều gì? Lau mát hay thuốc hạ sốt? Bên cạnh những giải pháp phổ biến này, các mẹ còn có thể áp dụng da tiếp da để giảm nhiệt độ cho bé
-
Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé: Chuyện không đơn giản!Hệ miễn dịch còn khá non nớt của bé kết hợp với những thay đổi thất thường của thời tiết là nguyên nhân khiến bé nhà bạn thường xuyên bị sốt. Cùng vì vậy, việc hạ sốt cho trẻ trở thành một trong...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Thiên AN
Nhiều khi đây là câu hỏi hóc búa dành cho các bà mẹ lần đầu sinh con
Mẹ Ớt
đúng là lần đầu bé ơt nhà mình bị sốt mình và bố ớt đều lo lắng đứng ngồi không yên nhưng sau vài lần thì đã quen rồi
Thiên AN
Uh, cứ dần dần rồi cũng quen hết mà