của bé
Một trong những tai nạn thương tích trẻ em thường gặp nhất là do có dị vật trong cơ thể bé. Trẻ nhỏ có thói quen nhét tất cả mọi thứ, từ các loại hạt đến vật dụng nhỏ vào mũi và tai của mình. Bé cũng có thể không nhận ra khi có dị vật trong cơ thể mình.
Dấu hiệu nào cho biết có dị vật trong tai và mũi của bé?
Nếu có dị vật bị mắc kẹt trong mũi, bé có thể sẽ chảy nước mũi ở một bên và hơi thở có mùi khác thường (nếu việc chảy nước mũi là do cảm lạnh thì thông thường cả hai bên sẽ cùng chảy nước mũi). Bé có thể sẽ nói với bạn là bé thấy đau hoặc khó chịu, hoặc thậm chí bé có thể chảy máu mũi.
Nếu có dị vật trong tai, bé có thể nói rằng mọi âm thanh bé nghe được đều không rõ và có vẻ buồn cười. Trong một số trường hợp, tai của bé sẽ chảy nước, bé cảm thấy rất khó chịu.
Làm thế nào để lấy dị vật trong tai hoặc mũi bé?
Trước tiên, bạn cần phải thật bình tĩnh và cố gắng trấn an bé. Điều nguy hiểm nhất lúc này là bạn có thể sẽ đẩy dị vật vào sâu hơn khi cố gắng lấy nó ra bằng tăm bông hoặc nhíp.
Nếu dị vật nằm sát bên ngoài vành tai hoặc lỗ mũi, bạn có thể nhìn thấy rõ nó. Nếu bé chịu ngồi im, bạn có thể dùng nhíp vào lúc này. Nếu bạn không thể thấy rõ dị vật vì nó nằm sâu bên trong, bạn nên sớm đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để lấy dị vật ra bằng các dụng cụ chuyên môn.
Lưu ý vào thời điểm này, sự can thiệp y tế kịp thời là rất quan trọng. Phản ứng chậm trễ có thể khiến bé rơi vào tình trạng nguy kịch. Ví dụ khi một hạt đậu bị mắc kẹt lâu, nó có thể sẽ nở to hơn và khó lấy ra hơn. Một số dị vật khác còn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho bé.
Làm thế nào để lấy dị vật ra khỏi tai hay mũi của bé?
Việc này cần đến sự can thiệp của các bác sĩ. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để soi dị vật và kiểm tra tình trạng của bé để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Bác sĩ có thể sẽ bịt một bên mũi và yêu cầu bé hỉ/thở ra thật mạnh bằng mũi bên kia. Nếu bé không tự làm được, bác sĩ có thể sẽ nhờ bạn thổi vào miệng của bé một hơi ngắn và mạnh để đánh bật dị vật ra ngoài trong khi bác sĩ bịt một bên mũi còn lại.

Nếu dị vật nằm sâu trong tai, cần đưa bé tới bác sĩ để lấy dị vật ra bằng dụng cụ chuyên môn
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ dùng kẹp nhíp nhỏ hoặc máy hút để loại bỏ dị vật. Nếu dị vật trong tai của bé là một loại côn trùng, đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng dầu khoáng để làm cho con côn trùng chết ngộp, sau đó dùng nhíp kẹp hay máy hút để lấy nó ra. Nếu vật lạ là kim loại, bác sĩ có thể sử dụng nam châm để hút nó ra.
Sau khi dị vật được lấy ra ngoài, bác sĩ sẽ kiểm ra lại để chắc chắn rằng trong tai hay mũi của bé đã hoàn toàn ổn. Có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc nhỏ tai mũi hoặc thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.
Làm thế nào để phòng chống tai nạn thương tích trẻ em do dị vật?
Việc trẻ nhỏ đưa một vật vào mũi và tai có thể khiến người lớn thấy ngộ nghĩnh và bật cười, nhưng đây là một vấn đề nghiêm trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Một dị vật trong tai hay mũi của bé có thể gây nhiễm trùng và tổn thương lâu dài.
Bạn nên rà soát xem tất cả đồ chơi trong nhà có phù hợp với lứa tuổi của bé hay không. Bạn cũng cần quan sát cẩn thận trong lúc bé chơi đùa. Cách tốt nhất là bạn nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào tai hay mũi mình là việc xấu. Bé không được làm thế.
-
Xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vậtTrẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá thế giới. Các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi luôn muốn... “sờ” và “nếm thử” bất cứ món gì vô tình hay cố ý “vớ” được. Vì thế, rất nhiều trường hợp...
-
Cách sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏMôi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa với các bé dù ở bất cứ độ tuổi nào. Nắm rõ một số cách sơ cứu khi con trẻ gặp phải tai nạn là kiến thức cần thiết đối với tất cả các bậc cha mẹ....
-
Mùa hè trẻ dễ bị tai nạn thương tíchTai nạn thương tích không chỉ gây ra tử vong cho trẻ mà có thể để lại hậu quả nặng nề như thương tật vĩnh viễn không thể đi học, đi làm, trở thành gánh nặng cho xã hội.
-
Phòng chống tai nạn thương tích trong nhà tắm cho béNhà tắm là địa điểm được rất nhiều bé yêu thích bởi hầu hết các bé đều thích thú với việc nghịch nước trong khi tắm gội. Tuy nhiên, đây cũng chính là nơi có nhiều mối nguy hiểm rình rập bé. Vì...
-
Cấp cứu nghẹn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏChỉ là một tai nạn nhỏ nhưng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể tử vong hoặc chịu những tổn thương vĩnh viễn.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Dư Thị Lương
Chia sẻ bổ ích quá hiii
Thanh Huệ
Mình rất sợ những trường hợp này
Mẹ Soda
rất sợ, hồi nhỏ mình cũng nuốt nanh nứa, hic hic may ko sao