của bé
Cột mốc khủng hoảng tuổi lên 3 vốn là cơn ác mộng với nhiều bà mẹ. Đừng cuống mẹ nhé, bình tĩnh đi, tất cả đều có tuyệt chiêu đặc trị hiệu quả. Bé sẽ sớm vào nề nếp thôi!
Nội dung bài viết
Bé 3 tháng tuổi biết làm gì và bé 3 tuổi biết là gì? Quả là câu hỏi khập khiễng đúng không mẹ? Ở hai cột mốc nà, một sẽ là bé cưng siêu đáng yêu với những hành động ngộ ngĩnh mẹ muốn ngắm mãi thôi. Vế còn là trẻ siêu nghịch, bướng bỉnh và đang khủng hoảng tuổi lên 3.
Khủng khoảng tuổi lên 3 là gì? Lúc này, để “trị” khủng hoảng tuổi lên 3 cho bé, phụ huynh có các giải pháp: một là nhường bé, chấp nhận muốn gì được lấy, hai là dùng tư cách người lớn áp chế, ba là tìm ra độc chiêu đặc trị.
3 biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3 hiệu quả
Mềm có, cứng rắn có, khuyên bảo có, giải thích cũng có mà đôi khi nặng nhẹ đòn roi nữa, vậy mà 3 tuổi sao khó dạy quá. Mẹ có biết, ở cột mốc này, tuy dễ mà khó, điều cần nhất là phụ huynh phải bình tĩnh và thống nhất cách dạy con. Tuổi con đang lớn, không dễ gì áp chế.
1 vạn câu hỏi “vì sao”?
Bé 3 tuổi, ít khi bạn thấy bé mè nheo mà chuyển thẳng sang các câu hỏi dạng vì sao thế này, vì sao thế kia. Đừng vội vàng trả lời ngay vì chắc rằng cả ngày làm việc khá mệt mỏi, bạn không đủ deo dai để giải thích toàn bộ những vấn đề mà bé thắc mắc.
Tâm lý của trẻ, đặc biệt là ở trẻ đang vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Một trong những đặc điểm đó là hỏi ngay và luôn nhưng đôi khi không biết chính xác vấn đề mình cần là gì. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé khoảng thời gian suy nghĩ khoảng 3-5 phút xem câu trả lời cá nhân bé cho vấn đề mình đặt ra là gì. Mẹ có thể hỏi lại: “Có phải con muốn như thế này không?”. Chỉ sau khi bé đưa ra quan điểm của mình, dựa theo đó bố mẹ hướng dẫn đi đúng vấn đề.

Bé có hằng trăm ngàn thắc mắc tại sao, vì sao cho mẹ thỏa sức trả lời
Lưu ý thêm rằng, tất cả các câu trả lời của phụ huynh nên đơn giản hóa vấn đề và giải thích theo logic trẻ con. Nếu không thể trả lời cũng không nên dập tắt các câu hỏi của con mình. Mẹ có thể chia sẻ rằng mình cũng cần thêm thời gian suy nghĩ và trả lời bé sau. Tuyệt đối không nổi nóng, trả lời có lệ hay nói dối. Những điều này sẽ làm trẻ tốn thương và thui chột kỹ năng sống cần thiết, ở đây là kỹ năng hỏi vô cùng quan trọng cho tương lai sau này.
Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?
Một trong những ám ảnh lớn nhất với hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ chính là điều này. Trẻ ăn vạ là chuyện như cơm bữa. Vui thì bé khóc mè nheo, không vui thì nằm lăn ra bất kỳ địa điểm nào để đòi cho được thứ mình muốn. Đứng trước tình huống này, nhiều phụ huynh botay.com, đành lòng “Ừ thôi mua cho con để yên chuyện”. Đây chính là bàn đạp cho những lần thăng tiến mức độ ăn vạ tiếp theo.
Cũng có nhiều mẹ kiên nhẫn với bé, giải thích vì sao không cần mua món đồ nhưng con vẫn không ngừng khóc. Thậm chí là gào khóc thảm thiết. Và cái gì đến cũng phải đến. Bé lập tức nhận được đòn mạnh tay, ép buộc phải ngừng khóc ngay để đi về nhà. Con có thể thôi quấy khóc nhưng tâm trạng bùng nổ bên trong còn dữ dội hơn.
Rõ ràng đây là cách trong rất nhiều cuốn sách, bài báo đã viết: Cứ làm lơ bé đi rồi bé sẽ nín thôi nhưng tại sao lại không có kết quả. Hãy xem xét lại phương pháp áp dụng, có thể lý thuyết thì đúng, nhưng cách làm hoàn toàn sai.

Đừng lùi bước trước những cơn ăn dai dẳng của bé
Nên nhớ rằng, áp dụng phương pháp làm lơ với con, trước tiên là tất cả các thành viên trong nhà đều phải thống nhất với nhau rằng sẽ làm lơ mỗi khi con ăn vạ. Khi con bắt đầu ăn vạ vì những lý do vô lý, bạn cần bình tĩnh với các bước sau:
- Giải thích cho con hiểu vì sao con không được đáp ứng nhu cầu con muốn và đó là lần giải thích duy nhất.
- Con sẽ gào khóc làm áp lực nhưng ba mẹ làm lơ.
- Làm lơ nghĩa là tất cả sẽ không chú ý đến, không tiếp xúc bằng mắt, không nói chuyện với con, cho con cái không gian riêng để con thỏa sức gào thét.
- Luôn để mắt đến con, lâu lâu lén quan sát xem con có làm gì nguy hiểm không mà không để con biết để kịp thời mang con đến nơi an toàn hơn cho con tiếp tục thỏa sức ăn vạ.
- Để bé tha hồ tung hoành cho đến khi con mệt mỏi vì không ai để ý thì con sẽ tự động chấm dứt hành động của mình.

Liều thuốc cho bệnh “ăn vạ” Hầu hết các bạn nhỏ đều mắc phải thói xấu ăn vạ: Khóc lóc, la hét hay không ngừng làu bàu để đòi cho bằng được thứ mình muốn. Mẹ phải làm gì để giải quyết những tình huống này?
Không thể không ăn đòn
Có những lúc bạn nhất định phải đánh đòn bé vì mọi phương pháp mềm nắn đều không thành công. Dạy con bằng đòn roi là hạ sách nhưng không thể không dùng để dạy bé bướng bỉnh.
Chỉ lưu ý rằng, sử dụng vật dụng ít mang tính chất sát thương cho trẻ, đánh 1 trận để bé nhớ và không lặp lại thường xuyên mới mang tính răn đe cao.
Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Đây có thể sẽ là cột mốc phát triển đáng sợ với nhiều mẹ nhưng dù thế nào bản năng làm mẹ vẫn đủ sức đưa mẹ lèo lái qua thời điểm này. Điều quan trọng nhất ba mẹ cần làm trong là kiên nhẫn chịu đựng, không được mềm lòng trước đòi hỏi vô lý của bé.
-
Khủng hoảng tuổi lên 2: Chế ngự những cơn "ăn vạ"Tuổi lên 2 là một cột mốc đáng nhớ với mỗi đứa trẻ và với cả gia đình. Con đã lớn khôn, đã bắt đầu nói rõ từng câu ngắn, hiểu về thế giới xung quanh mình, và bắt đầu "ăn vạ" khi con muốn. Đây là...
-
Vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3Bước vào tuổi lên 3 – giai đoạn của sự khủng hoảng về tâm lý, trẻ thường có những biểu hiện tâm lý phức tạp khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy rất lo ngại và lung túng trong cách ứng xử với con....
-
Xử lý khủng hoảng tuổi lên 3Ngang bướng, lì lợm, cứng đầu… chính là biểu hiện thường thấy mà nhiều bố mẹ than phiền về “tên giặc” lên 3 của mình. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường “khủng hoảng tuổi lên 3”, cha mẹ nắm...
-
“Ăn vạ” khi nhà có kháchĂn vạ là “bệnh” thường gặp ở nhiều trẻ, nhất là khi bạn đang tiếp khách, hoặc ở một nơi có khá nhiều người. Và các bà mẹ hẳn nhiên cũng rất dễ nổi cáu trong trường hợp này. Cùng tham khảo cách xử...
-
10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi (Phần 1)Cho dù con bướng bỉnh cỡ nào, cách phản ứng của bạn trước bé có thể tạo ra sự thay đổi. Thử áp dụng 10 bí quyết của MarryBaby dưới đây nhé!
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Thu Hà
Bé nhà mình nè, lì kinh khủng luôn, nhiều khi bất lực mặc kệ luôn
nguyễn thị thoan
mình mới phải đối mặt với sự khủng hoảng tuổi lên 2 của ớt nè, mệt mỏi vô cùng. sắp lại phải đến giai đoạn lên 3 nữa rồi
kiều em
phải lưu lại thôi con mình sắp vào giai đoạn này rồi
mẹ cọp
đúng là khi con lên 3 tuổi bố mẹ vất vả với các con lắm