của bé
Khám sức khỏe cho trẻ 1 tuổi sẽ bao gồm kiểm tra các chỉ số cơ bản, tiêm phòng, có thể thực hiện một số xét ngiệm máu tầm soát thiếu máu do thiếu sắt và nhiễm chì trong máu. Mẹ cũng có thể trao đổi về các mốc phát triển thể chất và kỹ năng mới của bé.
Mẹ cần lưu tâm vấn đề sức khỏe nào của bé giai đoạn 1 tuổi?
Trong lần khám sức khỏe định kỳ cho bé 1 tuổi, bác sĩ có thể kiểm tra những vấn đề sau:
- Cân nặng và số đo của con bạn để chắc rằng bé đang phát triển khỏe mạnh, tốc độ phát triển đều đặn.
- Kiểm tra nhịp tim và hô hấp của bé.
- Kiểm tra các biểu hiện mắt và tai của bé.
- Số đo kích cỡ đầu của bé để đánh dấu sự phát triển của não bé.
- Chích ngừa miễn dịch tổng thể cho bé. Một số loại vắc-xin nên chích ngừa cho bé: chủng ngừa viêm gan B mũi 4, viêm não Nhật Bản mũi 1, mũi 2; ngừa thủy đậu (varicella), ngừa sốt bại liệt (nếu bé chưa chích mũi thứ 3), vắc-xin kết hợp ngừa đa bệnh MMR (ngừa bệnh sởi, quai bị và sốt phát ban rubella).
- Tư vấn về các loại vitamin cần hay nên bổ sung cho bé.
- Đề cập đến những vấn đề sức khỏe của bé giai đoạn 12 tháng tuổi như điều trị cảm lạnh, ho, xử lý những tổn thương nhỏ như vết cắt tay, va chạm và té ngã.
- Trao đổi, theo dõi sự phát triển của bé, tính cách và biểu hiện của bé, tư vấn cho mẹ những điều nên, không nên rèn luyện bé.
- Thực hiện xét nghiệm máu để phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
- Đánh giá nguy cơ bé có thể nhiễm chì trong máu và tiến hành xét nghiệm tầm soát nếu cần thiết.

Nếu bé 1 tuổi của bạn bị khó chịu khi mọc răng, nhờ bác sĩ tư vấn cách xoa dịu bé trong lần khám sức khỏe định kỳ sắp tới
Chuẩn bị cho những câu hỏi của bác sĩ trước khi khám sức khỏe định kỳ
- Bé ngủ thế nào? Bé một tuổi có thể thường thức dậy vào ban đêm. Bé nhớ thời gian vui vẻ cùng chơi với mọi người vào ban ngày nên bé sẽ khó ngủ lại. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nếu được cung cấp những thông tin như bé thường ngủ bao lâu và ngủ khi nào. Đa số các bé một tuổi ngủ ít hơn 11 tiếng vào buổi tối và cả ngày chỉ ngủ gần 3 tiếng.
- Bé ăn như thế nào? Bé một tuổi đã có thể tự ăn và tự uống sữa. Đa số các bé giai đoạn 1 tuổi đạt trọng lượng gấp 3 lần khi mới sinh. Cũng không nên quá lo lắng nếu bé vượt quá hay chưa đạt mốc này.
- Bé đã mọc mấy cái răng? Bé một tuổi thường đã mọc khoảng 8 cái răng nhưng có bé lại chưa có cái nào. Bé có thể bị đau và sưng nướu khi răng mọc. Khi đi khám sức khỏe định kỳ, nhờ bác sĩ tư vấn cách làm dịu cơn đau cho bé. Ngay khi răng nhú lên, vệ sinh răng cho bé một lần mỗi ngày.
- Những kỹ năng vận động của bé phát triển thế nào?
Kỹ năng vận động tinh: Bé một tuổi thích chỉ đồ vật và có thể dùng hai tay để chơi với chúng. Nếu con bạn không dùng được hai tay như nhau, hãy lưu ý với bác sĩ.
Kỹ năng vận động thô: Bé đã có thể đứng bám? Đứng chựng hay lẫm chẫm bước đi? Giai đoạn này các bé đã có thể xoay xở và đứng một mình. Bé thậm chí có thể đi được những bước đầu tiên. Nếu không, bạn cũng đừng quá lo lắng vì có nhiều bé đến 14, 15 tháng tuổi vẫn chưa đi được. Nếu chân bé không chịu được trọng lượng cơ thể, hãy lưu ý với bác sĩ. Hơn nữa, ngoài việc đứng bám, đứng chựng và tự đứng, bé cũng có thể bò hay thực hiện vài động tác khác. Nếu bé chưa biểu hiện kỹ năng nào nói trên, hãy cho bác sĩ biết. - Bé bắt đầu chỉ đồ vật để lôi kéo sự chú ý? Từ 9 đến 12 tháng, bé bắt đầu chỉ vào những thứ để gây sự chú ý như chó và đồ chơi. Đó là cách giao tiếp không lời với bạn và là bước quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ.
- Bé đã có thể nói những gì? Bé hầu như có thể bập bẹ một vài âm tiết nghe giống từ có nghĩa. Bé thậm chí còn có thể nói được “mẹ” hay “bà” và có thể nói vài từ khác. Đồng thời, nói cho bác sĩ biết con bạn đã hiểu được những gì. Hiện bé đã có thể phản ứng lại khi nghe ai gọi tên bé hay một vài từ thường được nghe khác. Nếu bé không nói được từ nào hoặc không nói được như trước, hãy nói với bác sĩ.
- Những kỹ năng xã hội của bé phát triển thế nào? Bé một tuổi thích chơi trò chơi ú òa hay trò đập tay. Con bạn sẽ bắt chước hành động hàng ngày như lau nhà, chải tóc và tò mò đủ mọi thứ. Bé sẽ tìm kiếm sự tương tác với những người thân nhưng có thể lo lắng hoặc khóc quấy khi bị tách khỏi bạn hay có nhiều người lạ xung quanh.
- Bạn có lưu ý bất kỳ điểm bất thường nào về mắt hay cách bé nhìn mọi vật? Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cấu trúc, sự liên kết của mắt và khả năng dịch chuyển đúng của mắt trẻ.
- Thính giác của bé như thế nào? Nếu bé không hướng theo các âm thanh, hãy nói với bác sĩ. Càng phát hiện sớm các bất thường về khả năng nghe của bé, vấn đề này càng sớm có phương án điều trị và được xử lý tốt hơn.
Bạn có thể tải mẫu câu hỏi tại đây.
-
Khám mắt cho trẻ sơ sinh (P.1)Mất thị lực sớm sẽ tác động lớn đến quá trình phát triển của trẻ như dẫn đến việc trẻ chậm bò hoặc đi. Việc phòng tránh mất thị lực, cũng như việc bảo đảm đúng phương pháp chữa trị vào đúng thời...
-
Khám mắt cho trẻ sơ sinh (P.2)Khi phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường về mắt cần đưa đi khám kịp thời
-
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ nhỏ: Trẻ 18 tháng tuổiNgoài các kiểm tra các chỉ số cơ bản và tiêm phòng miễn dịch, khi khám sức khỏe cho trẻ 18 tháng tuổi bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát thiếu máu và nhiễm độc chì. Mẹ cũng nên trao đổi...
-
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ nhỏ: Bé 2 tuổiKhi khám sức khỏe cho trẻ 2 tuổi, cùng với các chỉ số cơ bản và xét nghiệm nếu cần để tầm soát nguy cơ nhiễm chì hay thiếu máu, bác sĩ có thể theo dõi dáng đi và khả năng phối hợp của bé, nói...
-
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ nhỏ: Bé 3 tuổiKhám sức khỏe cho trẻ 3 tuổi không chỉ bao gồm các chỉ số cơ bản, tầm soát các vấn đề về lao phổi hay thiếu máu, bác sĩ có thể nói chuyện với trẻ để kiểm tra những phát triển tâm lý, thể chất và...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Hai Van
Con mình vậy là có kỹ năng vận động tinh trước kỹ nanhw vận động thô. ???
kt_pham
Đúng là những vấn đề mình đang thắc mắc và muốn hỏi bác sĩ để biết về sức khỏe của con, thấy con có những biểu hiện hơi khác thường là lo lắng lắm.