của bé
Không phải lúc nào bé yêu nhà bạn cũng có được giấc ngủ yên lành. Thỉnh thoảng, bé cũng bị nỗi sợ hãi xâm chiếm và biến chúng thành cơn ác mộng trong giấc ngủ. Phải làm gì để giúp bé yêu vượt qua đây?
Giải mã cơn ác mộng
Cũng như người lớn, bé nằm mơ khi ngủ. Giấc mơ đẹp và cả cơn ác mộng thường xuất hiện vào cuối giấc ngủ. Những cơn ác một đến khi bé ngủ không sâu. Khi đó não tái hiện lại hình ảnh nào đó bé đã có khái niệm hay nhìn thấy trong đời thực hoặc xem TV, sách báo, tranh ảnh nhưng đến với một hình dạng khác nguy hiểm hơn khiến bé cảm thấy sợ hãi.
Do trí tưởng tượng phong phú nên bé dễ “nhìn thấy” những mối nguy đe dọa, những con quái vật to lớn… Đa phần khi thức dậy, bé sẽ nhớ được chi tiết trong cơn mơ của mình.
Bên cạnh đó, ác mộng cũng là biểu hiện của chứng rối roạn tâm lý với những cảm giác mạnh, có hại cho tinh thần như: sợ hãi, căng thẳng, lo âu… Nếu bé thường xuyên gặp ác mộng trong giấc ngủ, đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh và cả bác sĩ tâm lý để bảo đảm bé được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Những cơn ác mộng sẽ rất khủng khiếp với trẻ dưới 5 tuổi vì tinh thần của bé còn con nớt, bé ít phân biệt giữa thực và mơ
Nguyên nhân thường gặp
Có nhiều nguyên nhân khiến bé gặp ác mộng nhưng phổ biến nhất là do sai lầm trong các hoạt động thường ngày sau:
Bé xem TV hay phim ảnh quá nhiều trong ngày và đặc biệt xem những hình ảnh đáng sợ trước khi ngủ.
Bé chơi đùa quá mức tạo nên trạng thái quá hưng phấn cho thần kinh trước khi ngủ.
Ba mẹ hay dọa bé với những hình ảnh đáng sợ như: “ông Kẹ”, “ông Ba Bị” sẽ tới bắt nếu trẻ không ngoan.
Căn phòng của bé quá nhiều đồ đạc, gây nên cảm giác ngộp và những hình khối khác nhau trong bóng đêm. Phòng bé quá tối, có những chỗ “trú ẩn” cho “quái vật”. Hoặc cây cối ngoài cửa sổ phòng bé quá cao, um tùm tạo nên hình dáng xù xì, đáng sợ.
Bé nhìn thấy cảnh ba mẹ cãi nhau, thậm chí là cảnh bạo lực ngay trong nhà.
Giúp bé vượt qua cơn ác mộng
Không nên dùng những hình ảnh quái vật đáng sợ để hù dọa bé vì bất cứ mục đích gì.
Trước khi đi ngủ, mẹ cùng bé “xem xét” một vòng trong căn phòng để bé an tâm là mọi thứ đều an toàn.
Cho bé biết mẹ luôn bên cạnh bé, nếu bé cảm thấy sợ hãi, mẹ sẽ đến bất cứ lúc nào.
Trấn an bé bằng một thứ “bảo bối” nào đó như: chiếc gối có quyền năng bảo vệ, bạn gấu bông chống ma quái…
Nếu bé sợ bóng tối, một chiếc đèn ngủ với ánh sáng dìu dịu sẽ là giải pháp tốt. Mẹ cũng có thể đọc những câu chuyện cổ tích thần tiên hay cho bé nghe giai điệu nhẹ nhàng trước khi ngủ. Nếu cần, mẹ ở cạnh bé một lúc đến khi bé chìm vào giấc ngủ thì mới rời khỏi.
Đừng bao giờ la mắng hay cho rằng ác mộng của trẻ là vớ vẩn. Một mặt trẻ sẽ bị tổn thương vì bị “xem thường”, mặt khác, bé sẽ cảm thấy cô đơn vì mẹ không ủng hộ bé.
Khi trẻ bị ác mộng đánh thức, ôm bé vào lòng vỗ về và cho bé biết mẹ luôn bên cạnh, bé luôn được an toàn.
Khuyến khích trẻ nói về cơn ác mộng của mình và phân tích cho bé thấy nó không thật sự đáng sợ như bé tưởng tượng. Có thể “con ma” ấy chỉ là hình dáng của đồ vật nào đó hoặc “con ma” chỉ muốn chơi đùa với bé mà không có ý làm hại.
Cho trẻ một căn phòng xinh xắn cùng không khí ấm áp của gia đình. Bé sẽ thấy nhà là nơi thật an toàn, hạnh phúc và những cơn ác một hay nỗi sợ hãi vô cớ sẽ không còn ghé thăm bé yêu nữa.
PN
-
Giúp con xua đi nỗi sợ hãi (P.1)Cùng với nhiều thứ khác, nỗi sợ hãi sẽ luôn đồng hành và lớn lên cùng trẻ. Thương con, không muốn bé bị giật mình hay nơm nớp sợ về một điều gì đó thì mẹ phải học cách xua đi nỗi sợ hãi của con.
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Làm gì để giúp bé chiến thắng sự sợ hãi?Trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm và ngây ngô, vì thế bé có thể sợ hãi những điều mà người lớn cho là không đáng. Dưới đây là phương pháp giúp bé chiến thắng sự sợ hãi của mình.
-
“Giải phẫu” sự sợ hãi và lo lắng của béTrẻ con thường hay sợ hãi, lo lắng. Bé có thể sợ ông “ba bị” vô hình, khóc mếu khi nghe tiếng sấm chớp lúc trời chuyển mưa. Cha mẹ phải làm gì khi có một bé cưng như vậy trong nhà?
-
Những "thủ phạm" thường làm bé thức giấc trong đêmBé đột nhiên thức giấc giữa đêm là một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhưng lại không nhỏ tí nào. Nhiều bậc phụ huynh và bác sĩ thường mặc nhiên cho rằng bé thức đêm là do thói quen ngủ không tốt, điều...
-
Mẹ nên làm gì khi bé thức đêmThức đêm không chỉ tác động xấu đến thể trạng của bé mà còn làm ảnh hưởng đến bạn vì sẽ phải liên tục thức cùng con trong đêm.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Nguyễn Thị Hạnh
Cảm ơn mb