của bé
Các thói quen thường gặp ở bé khi ngủ có thể không gây nguy hại gì không có nghĩa là ba mẹ không cần quan tâm đâu nhé!
Thói quen lăn qua lăn lại khi ngủ của trẻ sơ sinh
Nhiều bé thích được dỗ dành bằng những chuyển động nhịp nhàng như chuyển động của ghế bập bênh. Một số bé có thói quen lăn qua lăn lại hoặc đu đưa trong khi đang ngồi. Thói quen này thường xuất hiện ở tháng thứ 6 và kèm thói quen đập mặt xuống giường hoặc đập đầu vào thanh chắn cũi, lắc đầu qua lại.
Khi bé lăn qua lăn lại, bạn nên can thiệp hết sức nhẹ nhàng vì khi cố ngăn không cho bé lăn, bé sẽ xem đây là thử thách và ra sức chống đối. Ở trẻ sơ sinh, việc lăn mình qua lại thường không phải là dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề về hành vi hoặc cảm xúc nên ba mẹ không cần lo lắng.

Mẹ biết gì về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?
Tuy nhiên, nếu bé lăn qua lại thật mạnh vào buổi tối, bạn nên di chuyển cũi cách xa tường và cố gắng siết chặt vít, bu-lông của cũi để tránh tai nạn có thể xảy ra.
Thói quen đập đầu xuống giường của trẻ sơ sinh
Cũng như việc lăn mình, hành động đập đầu xuống giường là hành vi tự an ủi phổ biến ở trẻ sơ sinh. Kỳ lạ hơn nữa, bé con của bạn có thể dùng việc đập đầu này như một cách đánh lạc hướng cơn đau của mình nếu bé đang mọc răng hay bị nhiễm trùng tai.
Hành động đập đầu thường bắt đầu khi bé được 6 tháng trở lên và thường gặp nhất là lúc bé được 18 đến 24 tháng tuổi. Thói quen này có thể kéo dài trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm, và các bé sẽ tự bỏ trước khi bé 3 tuổi. Điều bạn cần làm lúc này là thường xuyên kiểm tra và gia cố các ốc vít, bu-lông trên giường cũi của bé. Bạn cũng không nên để gối, mền… trong cũi của bé quá nhiều mặc dù hầu hết các trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trước 6 tháng tuổi.
Hành động đập đầu ở trẻ nhỏ hiếm khi là dấu hiệu của tình trạng bất thường trong phát triển hay cảm xúc, nhưng bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ mỗi khi cho bé đi khám. Trong một số trường hợp hiếm hoi, đặc biết nếu bé của bạn bị chậm phát triển, hành động này báo hiệu bé đang có vấn đề cần được giúp đỡ.
Thói quen nghiến răng của trẻ sơ sinh
Hơn một nửa số trẻ sơ sinh sẽ có hành vi nghiến răng. Hành vi này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất đối với những em bé mọc răng lần đầu tiên, bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi.
Lý do nghiến răng ở trẻ sơ sinh có thể là do cảm giác có răng mới, đau nhức do đau tai hay mọc răng hoặc các vấn đề về hô hấp như nghẹt mũi hoặc dị ứng.
Tiếng nghiến răng do bé phát ra có thể làm cho bạn thấy lo lắng nhưng thực tế nghiến răng không hề làm cho răng bé đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên đề cập đến việc này khi cho bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem men răng của bé có bị ảnh hưởng hay không và tìm ra thủ phạm khiến bé hay nghiến răng cũng như tư vấn cho ba mẹ nên làm gì để giúp bé. Một vài bé nghiến răng quá “nhiệt tình” có thể làm cho răng của bé bị mòn.
-
Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi như thế nào? Mẹ đã biết hết chưa?Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi như thế nào? Các thông tin hữu ích cho ba mẹ sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon cùng thói quen tốt khi đi ngủ.
-
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổiThời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là...
-
Ngưng thở khi ngủ, hội chứng khiến trẻ sơ sinh đột tử mẹ cần biếtHình ảnh một đứa bé đang ngủ có thể khiến ta thấy thật ấm áp và bình yên. Tuy nhiên, trong thực tế giấc ngủ của bé không phải lúc nào cũng bình yên như thế.
-
Vì sao bé bị mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủNgáy, khịt mũi và đổ mồ hôi trộm là những hiện tượng thường gặp khi bé ngủ, đặc biệt là ban đêm. Các vấn đề bình thường này có thể trở nên đáng lo ngại nếu đi kèm theo một số biểu hiện nhất định.
-
7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ trẻ sơ sinhĐể đảm bảo cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh, bạn nên loại bỏ ngay những miếng đệm hoặc bất cứ thứ gì để che chắn xung quanh ra khỏi nôi ngay, chỉ trừ khăn trải vừa khít nôi và bé yêu thôi.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Mẹ Nha Đam
Bé chưa có răng mà nghiến nghe kèn kẹt vậy đó!
Phạm Ngọc Ánh
HÌ đúng rồi mẹ nè!Bé nhà mình cũng vậy
Phạm Ngọc Ánh
Lại còn lăn qua lăn lại khắp giường
Thanh Huệ
Đúng là bé nhà mình có thói quen hay lăn rồi còn đập chân đạp tay nữa
Nắng Mùa Thu
Bé mình không khi nào nằm yên ngủ cả, cứ lăn qua lăn lại suốt đêm.