của bé
Bạn có nghĩ rằng bé hoàn toàn chán ngán khi nghe mình liệt kê những tác dụng sức khỏe của đồ ăn? Bé cũng sẽ tận dụng không thương tiếc lời nài nỉ "Ăn thêm một miếng" để đòi hỏi quyền lợi cho mình
Không giành quyền kiểm soát trong ăn uống
Đừng biến bữa ăn thành một “lớp huấn luyện” kỹ năng thương lượng. Không thể dùng bánh kẹo, nước ngọt hay lời hứa đi chơi công viên để bé chịu ăn thêm một vài miếng. Đồng thời, bạn cũng cần hết sức tránh việc to tiếng nạt nộ, phạt con chỉ vì bé không chịu ăn. Tất cả những điều này sẽ tạo ra một cuộc tranh giành quyền quyết định trên bàn ăn, không tạo ra bất kỳ lợi ích nào về mặt dinh dưỡng cho bé.

Tinh thần không thoải mái thì bé cũng khó có thể ăn uống một cách ngon lành
Để con chịu ăn nhiều hơn, bạn nên kiên trì giới thiệu với bé những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời duy trì sự vui vẻ trong những bữa cơm gia đình. Ngoài ra, đừng quên áp dụng những mẹo dưới đây:
1. Cho bé ăn vừa đủ nhu cầu: Các bậc cha mẹ thường có khuynh hướng cho con ăn quá nhiều so với nhu cầu thực tế. Với những thực phẩm mà bé không quen thuộc hoặc không thích thú, 1-2 thìa đã là quá nhiều.
2. Đừng nài nỉ: Không thành vấn đề nếu bạn chỉ nói “Ăn thêm một miếng nữa nào” , nhưng nếu kèm theo đó là một điều kiện như “mẹ sẽ cho con ăn kẹp chip chip” thì đó là một sai lầm lớn đấy.
3. Luôn cho trẻ ăn cùng gia đình: Hãy để bé cùng ngồi vào bàn và ăn thực đơn dinh dưỡng của cả nhà. Bạn sẽ thấy con ăn nhiều rau hơn, nhiều trái cây hơn và từ từ hình thành nên những thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe.

Thêm "gia vị" cho bữa cơm gia đình Bữa cơm nhà bạn thường diễn ra như thế nào? Tất cả mọi người cùng quây quần bên bàn ăn và rộn ràng chia sẻ cùng nhau hay mỗi người một góc và việc ai nấy làm? Hãy thường xuyên tạo ra những bữa cơm gia đình đúng nghĩa để tạo cơ hội cho mọi người chia sẻ những gì mình đang làm và giúp các thành...
4. Cho bé nhiều cơ hội ăn chung với bạn bè: Bé luôn thích làm theo bạn bè. Vì vậy, muốn con ăn nhiều món ăn lành mạnh thì bạn hãy tạo cho bé nhiều cơ hội thấy bạn bè ăn những món đó.
5. Không cho bé ăn lặp đi lặp lại một món: Nhiều bé chỉ thích một món duy nhất và đây lại là một “cái bẫy” hết sức tinh vi dành cho các ông bố, bà mẹ. Họ thường có khuynh hướng liên tục nấu món ăn đó với hi vọng bé sẽ chịu ăn chút ít, vì áp lực phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như đến một ngày bé cũng chán món ăn đó? Thực ra, nếu bạn kiên trì thay đổi món thì chẳng bao lâu sau tình hình sẽ được cải thiện, bé sẽ chấp nhận một số món mới. Nếu cứ “chung thủy” với duy nhất một món ăn thì bạn đã bỏ qua cơ hội giới thiệu cho con rất nhiều món ăn thơm ngon rồi đấy.

"Dụ" bé cưng ăn món mới "Mẹ ơi, con không ăn món này đâu". Câu nói này có quen thuộc với bạn không? Nhiều nhóc hoàn toàn không muốn thử món mới đâu, nhất là rau xanh. Khuyến khích bé thử món mới có thể là một điều khó khăn nhưng bạn có thể thử áp dụng những cách đơn giản sau đây
6. Kết hợp món “quen” và “lạ”: Bé sẽ không vồ vập lấy những món ăn mới ngay lập tức. Nhưng dần dần, con sẽ học được sự linh động. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng, con chẳng từ chối bất kỳ món nào trong chén.
Bạn biết không, 80% các bé trong tuổi từ 1-3 tuổi đều được đánh giá là “biếng ăn”. Đó là do độ tuổi này không phải là tuổi phát triển nhảy vọt và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không cao. Đừng quá lo lắng chuyện con ăn ít. Bạn chỉ cần tạo cho con nhận thức tốt về chuyện ăn uống, đó là ăn uống rất vui, rất đáng tận hưởng và có hằng hà sa số món ngon để bé khám phá trong suốt hành trình khôn lớn của mình.
-
Dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi: 5 món phải tránh!Bé 1 tuổi đã có thể ăn nhiều món, vì thế mà thực đơn dinh dưỡng cho trẻ cũng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, không vì thế mẹ lại cho con ăn càng nhiều càng tốt. Tuyệt đối tránh xa 5 món sau mẹ nhé!
-
Chế độ dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổiKhác với năm đầu đời, chế độ dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi không cần quá chú trọng đến số lượng thực phẩm bé tiêu thụ trong mỗi bữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất dinh dưỡng...
-
Giúp bé tự ăn ở tuổi tập điỞ tuổi tập đi, các bé bắt đầu tỏ rõ sự độc lập của mình ngay cả trong việc ăn uống. Đây là cơ hội thích hợp để bạn tập cho bé con của mình cách tự ăn thay vì phải được mẹ đút từng thìa như trước kia
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!