của bé
Dạy bé biết chia sẻ tiền bạc và giúp đỡ người khác bằng chính hành động của cha mẹ. Giúp đỡ những người cơ nhỡ khó khăn, quyên góp từ thiện và giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của những hoạt động này.
10.000 đồng mua được gì?
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để dạy con cách tiêu tiền hợp lý là phép so sánh. Bạn hãy cùng bé chơi trò “10.000 đồng mua được gì” bằng cách liệt kê tất cả những món đồ mà số tiền này sẽ mua được. Sau đó cùng thảo luận món nào nên mua, món nào không nên mua, bé thích món gì nhất, như thế nào là đắt, như thế nào rẻ,… Chơi trò này thường xuyên và nâng mức giá tiền lên cao hơn để giúp trẻ biết cân nhắc, chọn lựa những thứ thiết yếu khi chi tiêu.
Nuôi heo đất
Sao bạn và bé không cùng nhau lập kế hoạch heo đất để tiết kiệm tiền? Ví dụ, nếu bé thích một bộ đồ chơi mới, bạn và bé định giá món đồ đó và lên kế hoạch tiết kiệm tiền để mua. Mỗi ngày mẹ cho heo đất 5.000 đồng và con bỏ vào 2.000 đồng thì bao lâu sẽ đủ tiền mua món đồ đó chẳng hạn. Và nếu bé muốn có 2.000 đồng, bé phải cắt giảm chi tiêu như thế nào? Phải “hi sinh” nhu cầu gì cho những nhu cầu lớn hơn? Hoạt động này sẽ giúp bé nhận ra nhu cầu, sở thích thực sự của mình, hình thành thói quen tiết kiệm tiền cho những kế hoạch dài hạn.

Cùng bé nuôi heo đất để lập kế hoạch mua sắm hợp lý
Sẻ chia tiền bạc
Tiền bạc đáng quý nhưng cũng đáng để sẻ chia khi cần thiết. Dạy bé biết chia sẻ tiền bạc và giúp đỡ người khác bằng chính hành động của cha mẹ. Giúp đỡ những người cơ nhỡ khó khăn, quyên góp từ thiện và giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của những hoạt động này. Cho trẻ xem ảnh, videoclip về những hoàn cảnh trẻ em nghèo và cùng thảo luận sẽ làm gì để góp sức giúp các bạn ấy. Từ đó, bé hiểu thêm được giá trị của đồng tiền không chỉ đơn thuần là mua sắm vật dụng mà còn có thể tạo ra những điều tốt đẹp hơn thế nữa.
Trải nghiệm cảm giác lao động
Nếu trẻ muốn có tiền tiêu xài, tại sao bạn không nhân cơ hội này dạy cho trẻ bài học về giá trị của sức lao động bỏ ra để đổi lấy thành quả. Hãy “thuê” hoặc nhờ người quen “thuê” bé làm những việc nhỏ, vừa sức của mình như: gấp quần áo cho cả nhà, xếp khăn giấy, chơi cùng và chăm nom bé nhỏ hơn nhà hàng xóm, giúp nhổ cỏ trong vườn, đặt hàng bé vẽ tranh theo một chủ đề nào đó… Việc này vừa có thể giúp bé hiểu hơn về giá trị lao động cũng như biết quý trọng tiền hơn do bé phải bỏ công sức làm ra. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này quá thường xuyên vì bé có thể sẽ hiểu rằng việc gì cũng phải được trả công và thiếu tinh thần giúp đỡ người khác. Chỉ nên thực hiện trong ngày chủ nhật hoặc dịp gì đặc biệt và đó nên là những công việc bé ít khi làm.
Và những điều cần tránh
Tránh tối đa việc cha mẹ để tiền trong hộc tủ, túi xách hay những nơi bé có thể lấy dễ dàng để mua quà vặt. Cha mẹ khi cho tiền con chỉ nên đưa trực tiếp cho trẻ, tránh câu cửa miệng: “Con vào trong túi xách của cha/mẹ mà lấy”. Việc này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần trẻ sẽ không còn xin phép nữa vì trong suy nghĩ non nớt, trẻ đã xem việc đó là hiển nhiên khi có nhu cầu cần xài tiền.
Tránh thể hiện thái độ xem nhẹ đồng tiền trước mặt trẻ. Chẳng hạn như những câu nói giữa người lớn với nhau: “Chỉ có vài trăm/ vài triệu lẻ thôi mà, có đáng gì đâu” không nên thể hiện trước mặt trẻ. Nếu cha mẹ không xem trọng thành quả lao động là tiền bạc thì con cái cũng sẽ tiêu tiền bừa bãi.
PN.
-
Dạy con ngoan biết nghe lời cha mẹTrẻ em ngoài những quyền lợi được pháp luật bảo vệ ra còn có một số trách nhiệm phải làm. Để dạy con ngoan cha mẹ nên tìm hiểu và giải thích cho trẻ hiểu cả quyền lợi và trách nhiệm của trẻ.
-
Dạy con qua những món quà cho ngày 8/3Ngày 8/3 sắp đến, bạn đã có kế hoạch gì cùng con trong ngày tôn vinh phụ nữ này chưa? Hãy giúp bé trở thành một đứa trẻ năng động, luôn vui tươi và biết chăm lo cho người khác qua các hoạt động...
-
Cách dạy con: Tổng hợp những bí quyết dạy con từ Đông sang TâyỞ phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật và không mè nheo, hờn dỗi như các bé châu Á.
-
Chuẩn bị sinh con: Khoản chi phí sinh con sẽ như thế nào?Nếu chỉ ngồi và nhìn những khoản liệt kê này, đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm và ngại có con. Nhưng nếu lên kế hoạch và có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.
-
Chuẩn bị tài chính thế nào để có con?Tốt nhất là chủ động trong kế hoạch có em bé để có thể chuẩn bị đầy đủ những điều kiện về sức khoẻ, tâm lý cũng như vấn đề tài chính, sẵn sàng đón thành viên mới trong gia đình.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
khi trẻ có đủ khả năng nhận biết cha mẹ có thể cho bé học cách tiêu tiền cũng như quản lý tiền bạc của mình
kim tân
vấn đề nhạy cảm cần có sự chỉ bảo hợp lí của ba mẹ nữa
kim tân
cha mẹcần tránh để tiền trong hộc tủ, túi xách hay những nơi bé có thể lấy dễ dàng để mua quà vặt, khi cho tiền con chỉ nên đưa trực tiếp cho trẻ, tránh câu cửa miệng: “Con vào trong túi xách của cha/mẹ mà lấy”. Việc này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần trẻ sẽ không còn xin phép nữa vì trong suy nghĩ non nớt, trẻ đã xem việc đó là hiển nhiên khi có nhu cầu cần xài tiền.
Cà Chua
Note lại để dành cho con khi lớn hơn, đụng tới tiền là vấn đề nhảy cảm lắm nè, tiêu sao cho hợp lý, cho có mục đích...
Thanh Huệ
Mình muốn khi con lớn sẽ để con được trải nghiệm lao động