Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/11/2020

Dạy bé nói bằng ngôn ngữ ký hiệu

Dạy bé nói bằng ngôn ngữ ký hiệu
Khi bé đã nhận biết được mọi thứ xung quanh nhưng chưa thể nói được thì những ngôn ngữ ký hiệu rất quan trọng để bạn và bé hiểu nhau hơn.

Những bé được tiếp xúc với ngôn ngữ ký hiệu sau này sẽ có vốn từ vựng phong phú hơn và khả năng biểu cảm đa dạng hơn những bé không được học ngôn ngữ này. Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ, cách thức này cũng giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và thắt chặt tình cảm với con.

Dưới đây là một số ký hiệu đơn giản nhưng rất hữu ích dành cho bạn:

1. Dạy bé gọi “Mẹ”

Bàn tay phải của bạn duỗi thẳng, mở rộng và đặt gần sát mang tai sao cho ngón tay trỏ gần sát với cằm. Sau đó, gọi tiếng ‘Mẹ’ rõ ràng và dứt khoát.

2. Dạy bé gọi “Ba”

ngon_ngu_ki_hieu_cho_be_4_day_be_noi_ba

Bàn tay phải hoặc trái của mẹ duỗi thẳng, mở rộng sao cho ngón trỏ đặt gần sát chân mày bên phải/trái. Sau đó, gọi tiếng ‘Ba’ với giọng điệu vui tươi và rõ ràng…

3. “Mẹ yêu con”

ngon_ngu_ki_hieu_cho_be_2_day_be_noi_me_yeu_con

Bạn có thể sử dụng ký hiệu này bằng một bàn tay. Bạn chỉ cần giơ thẳng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón út, trong khi ngón đeo nhẫn và ngón giữa cụp xuống. Hướng lòng bàn tay về phía bé và di chuyển bàn tay từ từ trong khi nói to, mạch lạc “Mẹ yêu con”. Ngôn ngữ ký hiệu này rất dễ học, khiến bé cảm thấy thích thú và giúp bé biết thể hiện tình cảm ngay từ nhỏ.

4. Đi vệ sinh

ngon_ngu_ki_hieu_cho_be_3_day_be_noi_di_ve_sinh

Nắm bàn tay, ngón cái để giữa ngón trỏ và ngón giữa. Giơ nắm tay ngang vai và lắc lắc nắm tay giống như bạn đang rung chuông báo hiệu cho bé đã đến lúc đi vệ sinh.

Ký hiệu này, bạn có thể dạy bé sử dụng cho cả việc đi ị và đi tiểu của bé. Sử dụng các ký hiệu khi bạn thấy bỉm của bé bị bẩn để bé có thể nhận thức được những gì bé vừa làm.

5. Hơn/Nữa

1_20

Gõ nhẹ các đầu ngón tay lại với nhau 2 lần.

6. Xong/Hết

2_21

Xoè rộng các ngón tay, lúc lắc bàn tay để cho thấy trong tay không có gì.

Ký hiệu này sẽ hướng bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, giúp mẹ giải thích cho bé hiểu rằng mọi thứ đã xong/hết/chấm dứt..

7. Ngủ

3_15

Dạy bé đưa bàn tay lên mặt và vuốt xuống như thể nhắm mắt lại.

Ra hiệu cho bé biết đã đến lúc phải đi ngủ là một phương pháp tốt để bắt đầu thói quen đi ngủ đúng giờ. Thậm chí nếu bé biết ra hiệu rằng: con đã mệt rồi, con muốn đi ngủ sẽ tốt hơn.

8. Thuốc

4_14

Dùng ngón tay giữa di tròn trong lòng bàn tay giống như đang nghiền thuốc

Nhờ có ký hiệu này mà khi bé đang mọc răng, bé có thể nói với bạn là bé muốn uống thuốc để giảm đau.

9. Ăn

5_10

Đưa tay lên miệng giả bộ như cho thức ăn vào miệng.

Sử dụng ký hiệu này một cách nhất quán và thường xuyên mỗi khi bạn ăn. Khi bạn đang ăn, hãy vừa ra hiệu vừa nói từ “ăn”: Bố mẹ sắp ăn đây. Con có muốn ăn không? Chúng ta ăn thêm chút bột nữa nhé?

10. Sữa

6_6

Giả bộ như đang vắt sữa bò.

Khi ra hiệu nên nhớ ngữ cảnh đóng vai trò rất quan trọng. Hãy ra hiệu từ “sữa” trong khi cho bé bú sữa chứ đừng dùng ký hiệu này khi bạn làm những việc khác.

11. Thay tã

7_6

Áp hai nắm tay lại với nhau và xoay tới xoay lui.

“Thay tã” là một ký hiệu quan trọng vì bé có thể nhận ra ngay khi bạn sắp chuyển từ việc chơi sang việc thay tã – điều mà có thể bé sẽ không thích làm. Ký hiệu “thay tã” sẽ giúp bé hiểu chỉ tạm thời ngừng chơi một lát. Sau khi bạn làm xong thì hãy dùng ký hiệu “xong rồi” và nói: Chúng ta thay xong rồi! để bé hiểu được đã thay xong và bé có thể tiếp tục chơi. Nhiều bậc cha mẹ cho biết nhờ sử dụng hai ký hiệu “thay tã” và “xong rồi” mà cuộc “vật lộn” thay tã trở nên dễ dàng hơn.

12. Giúp đỡ

8_7

Một bàn tay đỡ lấy một nắm tay hoặc vỗ nhẹ hai tay lên ngực.

Bạn có hay trợ giúp bé hay là bạn để bé tự lám một mình? Ký hiệu này sẽ giúp bé truyền đạt khi cần sự trợ giúp của bạn hoặc khi bé muốn giúp bạn.

13. Tắm

9_4

Hai tay xoa xoa trước ngực, bắt chước hành động kỳ cọ khi đang tắm

Hãy dạy bé học những từ quen thuộc mà bé làm mỗi ngày ví dụ như từ “tắm”.

14. Chơi

10_4

Giơ ngón cái với ngón út tạo dáng chữ Y và lúc lắc tay.

Đừng quá lo về việc dạy tất cả các ký hiệu cùng một lúc; nên bắt đầu với vài ký hiệu. Khi bạn nghĩ bé bạn có thể nắm bắt được một ký hiệu nào đó và cũng biết ra hiệu lại, bạn có thể tập cho bé thêm một vài ký hiệu mới.

15. Quả chuối-nhận biết món khoái khẩu

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-11

Giả bộ như đang lột vỏ một quả chuối.

Dạy cho bé những ký hiệu chỉ các món ăn giúp bạn nhận biết vài món khoái khẩu của bé chẳng hạn như ký hiệu “Chuối ” – một thứ trái cây dễ ăn nhất mà hầu như bé nào cũng thích ăn.

16. Nước

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-12

Giơ ngón tay chỉ số 3 (giống từ W) vỗ nhẹ trước miệng.

Đừng kỳ vọng các ký hiệu sẽ hoàn hảo theo ý bạn. Bé có thể ra những ký hiệu hơi khác lạ với bạn, vì các kỹ năng cơ tinh của bé không khéo léo được như bạn. Nếu bạn nghĩ bé đang cố ra hiệu một cái gì đó, tùy từng giai đoạn, bạn có thể giúp đỡ bé: Ồ! Con muốn nói từ Nước à? Con muốn uống nước không? và sửa ký hiệu sai của bé.

17. Sách

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-13

Úp hai bàn tay lại và mở ra giống như đang mở một cuốn sách

Kích thích lòng ham mê đọc sách ngay từ thời thơ ấu bằng ký hiệu “sách” vô cùng đơn giản.

18. Ký hiệu : Chó

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-14

Vỗ vào đùi như gọi con chó.

Nhiều ký hiệu rất dễ nhớ vì chúng bắt chước một hành động bạn có thể đã sử dụng trước đó. Vỗ nhẹ chân và gọi một con chó là một hành động theo bản năng, khiến ký hiệu trở nên rất tự nhiên.

19. Mèo

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-15

Dùng 2 tay vuốt hai bên má như mèo vuốt râu.

Mỗi khi ra hiệu, bạn và bé nên nhìn thẳng vào mắt nhau, đảm bảo bé có thể nhìn rõ tay bạn. Đây là chìa khoá giúp bé biết cách kết nối ký hiệu với từ ngữ.

20. Bánh mì

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-16

Giả bộ như đang cắt một lát bánh mì.

Một vài bé sẽ tỏ ra khó chịu hoặc vui thích khi bố mẹ ra hiệu. Tất cả những phản ứng ấy chứng tỏ bé tiếp thu được hình thức giao tiếp của bạn.

21. Quả táo

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-17

Đưa khớp ngón trỏ chạm vào má và xoắn nhẹ má.

Tùy theo sở thích và mối quan tâm của bé mà bố mẹ có thể tăng cường những ký hiệu có liên quan đến các đề tài đó. Chẳng hạn như nếu bạn nhận thấy bé thích các con vật, dạy bé các ký hiệu “con chó”, “con cá”… Nếu bé thích ăn táo, dạy cho bé ký hiệu “quả táo”.

22. Quả bóng

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-18

Giả bộ như đang vỗ một quả bóng.

Đừng chỉ dành toàn thời gian để ra hiệu, mà nên biết kết hợp với những hoạt động trong ngày của bé, ví dụ như vừa chơi vừa ra hiệu, sao cho càng vui càng đơn giản thì càng tốt.

23. Ký hiệu : Chia sẻ

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-19

Dùng tay xoa xoa vào vết lõm giữa ngón cái và ngón trỏ tay bên kia.

Hãy kiên nhẫn và đừng so sánh đứa con bé bỏng của mình với một người rành rọt về ngôn ngữ ký hiệu. Vài đứa bé mất nhiều thời gian tập ra hiệu hơn những bé khác.

24. Làm ơn/vui lòng/dạ

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-20

Dùng tay xoa thành một vòng tròn trước ngực.

Đây là ký hiệu dạy cho bé kỹ năng và cách cư xử khi giao tiếp.

25. Cảm ơn

ngon-ngu-ky-hieu-cua-be-21

Đưa tay chạm vào môi và đưa tay ra phía trước như mi gió.

Ngôn ngữ ký hiệu không những tạo điều kiện thuận lợi cho bạn và bé giao tiếp với nhau từ rất sớm mà còn giúp bé biết nói sớm hơn.

TT

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x