Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/05/2023

5 cách nấu cháo củ dền cho bé ăn dặm giàu sắt và dinh dưỡng

5 cách nấu cháo củ dền cho bé ăn dặm giàu sắt và dinh dưỡng
Củ dền hay củ dền đỏ là loại củ được nhiều mẹ lựa chọn làm nguyên liệu nấu chung với cháo cho bé ăn dặm. Lý do là vì nấu cháo củ dền cho ra màu sắc đẹp, cháo đậm vị rau củ và vị ngọt đặc trưng của củ dền.

Nếu mẹ cũng đang tìm hiểu về cháo củ dền nấu với gì cho bé hoặc là mẹ chỉ cần tìm cách nấu cháo củ dền cho bé ăn dặm, thì bài viết này là dành cho mẹ đây. Trong bài viết, MarryBaby sẽ hướng dẫn mẹ cách nấu cháo củ dền; đồng thời gợi ý thêm cho mẹ cách kết hợp cháo củ dền với các loại nguyên liệu khác nữa đó. Cùng theo dõi nào mẹ ơi!

1. Bé mấy tháng ăn được củ dền đỏ?

bé mấy tháng ăn được củ đền đỏ
Bé 6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm, nhưng mẹ hãy kiên nhẫn chờ đến khi con được 8-10 tháng hãy giới thiệu món cháo củ dền cho bé.

Nhiều mẹ thắc mắc là khi nào có thể cho bé ăn củ dền? Bé 6 tháng ăn củ dền được không, có tốt không?

Độ tuổi thích hợp nhất cho bé ăn củ dền là từ 8 – 10 tháng tuổi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn ray này do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện, giai đoạn này loại thực phẩm mà trẻ dùng nhiều nhất chính là sữa mẹ.

Như mẹ cũng biết, theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP bé từ sau 6 tháng tuổi mới nên ăn dặm các loại thực phẩm; trước đó bé chỉ nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Hoặc khi mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm thì mới nên cho bé ăn dặm.

2. Tác dụng của củ dền đỏ với trẻ em

tác dụng của củ dền đỏ với trẻ em
Tác dụng của củ dền đỏ với trẻ em là nhiều vô kể! Từ bổ sung khoáng chất đến tăng cường sức khỏe cho bé.
  • Hữu ích cho não bộ: Củ dền giúp cải thiện tuần hoàn máu trong não, có lợi cho sự phát triển của trẻ.
  • Bảo vệ gan: Hai thìa nước ép củ dền có thể giúp ích cho các bé bị vàng da; giúp bảo vệ vùng gan của trẻ.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Củ dền mang đến cho các bé một lượng chất xơ phong phú, giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
  • Thúc đẩy tiêu hóa: Củ dền đỏ rất giàu chất xơ và có thể làm dịu hệ tiêu hóa, cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Tăng cường miễn dịch: Củ dền có nhiều chống oxy hóa, nên củ dền có thể coi là thực phẩm cần thiết đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm.
  • Phòng ngừa thiếu máu: Trong củ dền có một lượng chất sắt tương đối dồi dào, giúp bé phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
  • Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Củ dền chứa các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sắt, canxi, ma-giê, kali đồng thời cung cấp vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, E, K.

Vậy mẹ đã biết lợi ích khi cho bé nhà mình ăn dặm với củ dền đỏ rồi nhé! Tiếp sau đây MarryBaby gợi ý mẹ công thức nấu cháo củ dền cho bé.

3. 5 cách nấu cháo củ dền cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng

Cách nấu cháo củ dền cho bé ăn dặm tăng dinh dưỡng
Cách nấu cháo củ dền cho bé ăn dặm tăng dinh dưỡng

3.1 Cháo củ dền tôm tươi

Nguyên liệu làm cháo củ dền tôm tươi:

  • Dầu ăn dặm.
  • 20g củ dền.
  • 30g tôm đã bóc vỏ.
  • 40g gạo xây vỡ hạt nấu cháo.

Cách chế biến cháo củ dền tôm tươi:

  • Bước 1: Cho nước vào gạo đã vo sạch, nấu cháo và ninh nhừ.
  • Bước 2: Thái củ dền thành kích cỡ hạt lựu rồi sau đó mẹ luộc chín và xay nhuyễn.
  • Bước 3: Tôm rửa sạch, bằm nhuyễn và hấp/luộc chín (Mẹ nhớ lấy chỉ tôm cho sạch).
  • Bước 3: Mẹ có thể xay hỗn hợp củ dền với tôm để tiết kiệm thời gian.
  • Bước 4: Cho tôm và củ dền vào cháo đang ninh và đun sôi. Đun khi cháo chín thì tắt bếp và thêm dầu ăn.
  • Bước 5: Chờ đến khi cháo tôm củ dền cho bé nguội thì lấy ra cho bé thưởng thức.

3.2 Cháo củ dền thịt bò

Nguyên liệu làm cháo củ dền thịt bò:

  • 20g củ dền.
  • 20g khoai tây.
  • 30g thịt bò.
  • Dầu ô-liu.
  • 40g gạo xay vỡ hạt nấu cháo

Cách chế biến cháo củ dền thịt bò

  • Bước 1: Gạo cho vào nấu cháo và ninh nhừ.
  • Bước 2: Khoai tây, củ dền gọt vỏ, rửa sạch và xắt hạt lựu rồi mang đi luộc chín, xay nhuyễn.
  • Bước 3: Rửa sạch thịt bò, thái hoặc băm nhỏ rồi xào với một chút dầu ăn. Mẹ đổ thêm chút nước vào ninh nhừ.
  • Bước 4: Cho khoai tây, thịt bò, củ dền vào cháo ninh nhừ rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Để cháo củ dền thịt bò cho bé nguội và mẹ múc ra bát cho bé thưởng thức.

3.3 Cháo ếch củ dền cho bé

Những lưu ý khi nấu cháo củ dền cho bé

Nguyên liệu làm cháo ếch củ dền cho bé:

  • Ếch.
  • Củ dền.
  • Cà rốt.
  • Củ nén.
  • Nước dùng ninh xương ếch.
  • Dầu hạt bí.

Cách nấu cháo ếch củ dền:

  • Ếch lóc thịt và xương để riêng.
  • Lấy xương ếch ninh lấy nước dùng để hầm với gạo cho nở; cho củ dền và cà rốt vào cho mềm.
  • Thịt ếch ướp với ít gừng cho ấm bụng; 1 ít củ nén băm nhuyễn cho thơm; 1 muỗng nước tương và hạt nêm rau củ cho có vị.
  • Bắc chảo cho ít dầu mè phi thơm củ nén; cho thịt ếch đã ướp vào xào sơ qua.
  • Đổ thịt ếch đã xào lên trên nồi cháo.
  • Cháo củ dền ếch cho bé có mùi thơm của dầu vừng, mùi thơm của củ nén phi, ngọt của cà rốt và củ dền.

3.4 Cháo củ dền cá hồi cho bé

Nguyên liệu:

  • 30g cá hồi.
  • 20g củ dền.
  • 30g đậu Hà Lan hữu cơ.
  • 40g gạo xay vỡ hạt nấu cháo.
  • Sữa tươi không đường, dầu olive, bột phô mai rắc vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế tất cả các nguyên liệu cho sạch. Ngâm cá hồi trong sữa tươi không đường khoảng từ 10-15 phút.
  • Bước 2: Gạo vo sạch và nấu cháo, ninh cho thật nhừ.
  • Bước 3: Lấy khăn xô thấm cá hồi và hấp cho cá chín. Khi cá đã chín thì lấy cá ra, gỡ thịt và giã thật nguyễn.
  • Bước 4: Củ dền gọt vỏ, thái hạt lựu rồi hấp cùng đậu Hà Lan và xay thật nhuyễn. Cho đậu Hà Lan và củ dền trong cháo.
  • Bước 5: Khi cháo chín cho cá hồi xây nhuyễn vào và đảo sơ qua rồi tắt bếp. Cho thêm dầu olive và phô mai rắc vào. Đợi cháo củ dền cho bé nguội thì múc ra bát cho bé ăn.

3.5 Cháo củ dền khoai tây, thịt bò

Nguyên liệu:

  • 20g củ dền
  • 20g khoai tây
  • 30g thịt bò xay
  • Dầu olive cho bé ăn dặm
  • 40g gạo xay vỡ hạt để nấu cháo

Cách nấu cháo củ dền cho bé cùng thịt bò và khoai tây:

  • Bước 1: Gạo cho vào nấu cháo và ninh mềm.
  • Bước 2: Khoai tây, củ dền gọt vỏ sơ chế sạch sau đó đem đi luộc hoặc hấp và xay nhuyễn.
  • Bước 3: Thịt bò xào kèm một chút dầu ăn cho thịt săn và chín.
  • Bước 4: Cho khoai tây, thịt bò, củ dền vào cháo.
  • Bước 5: Nấu cho đến khi hỗn hợp mềm nhừ thì tắt bếp và cho bé thưởng thức.

3.6 Củ dền nấu với gì cho bé?

Bên cạnh 5 công thứ nấu cháo củ dền mà MarryBaby đã gợi ý ở trên, mẹ có thể tham khảo thêm các gợi ý sau đây để làm đa dạng món cháo củ dền mẹ nhé.

Gợi ý cháo củ dền nấu với gì cho bé:

  1. Cháo yến mạch củ dền nấu tôm
  2. Cháo thịt nạc củ dền khoai tây cà rốt
  3. Cháo thịt heo, củ dền, cải bó xôi
  4. Cháo tôm củ dền cho bé 7,5m (tháng)
  5. Cháo thịt bò củ dền cho bé 8m (tháng)
  6. Cháo cà hồi củ dền đậu hà lan mix dầu olive & phô mai
  7. Cháo củ dền pate gà trộn trứng cá hồi
  8. Cháo cà hồi củ dền và khoai mỡ
  9. Cháo củ dền topping bột súp lơ hoa đậu biếc, ruốc cá bóng, hạt lanh rang.

4. Những lưu ý khi nấu cháo củ dền cho bé

Tuy củ dền mang đến rất nhiều lợi ích cho bé, nhưng mẹ nhớ nấu cho con ăn đúng cách, để đảm bảo sắc – hương – vị cho bé mẹ nhé.

  • Không nấu cháo củ dền cho bé dưới 6 tháng: Thành phần nitrate trong củ dền có thể gây ngộ độc cho trẻ.
  • Không ăn thường xuyên: Vì cơ thể trẻ nhỏ không thể chuyển hóa lượng nitrat lớn nên mẹ không nên cho con ăn củ dền thường xuyên. Nitrate tích tụ trong máu sẽ dẫn đến khó thở, tím tái, suy hô hấp.
  • Nấu chín hấp kỹ củ dền: Vì thành phần có chứa nitrate, mẹ nên hấp hoặc luộc chín củ dền trước khi chế biến các món ăn cho bé như cháo hay nước ép.
  • Thử phản ứng dị ứng: Tương tự các món cháo ăn dặm khác cho bé, mẹ cũng cần cho bé tập làm quen với cháo củ dền một cách từ từ. Cho bé ăn thử 1 – 2 muỗng và sau đó tăng dần lượng cháo cho những lần nấu sau.

>> Khuyến khích mẹ đọc thêm: Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé

Tóm lại, mẹ cần chú ý đến thời điểm, số lượng và cách chế biến cháo củ dền cho bé để cục cưng có thể tiêu hóa tốt những món ăn dặm có nguyên liệu này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Giving Beetroot to Babies – A Healthy Diet Option
https://parenting.firstcry.com/articles/beetroot-for-babies-a-healthy-diet-option/
Ngày truy cập: 19.05.2023

2. Solid foods: How to get your baby started
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20046200
Ngày truy cập: 19.05.2023

3. Infant Feeding Guide
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-feeding-guide-90-P02694
Ngày truy cập: 19.05.2023

4. Child Development Guide: Ages and Stages
https://www.choc.org/primary-care/ages-stages/
Ngày truy cập: 19.05.2023

5. About baby development and developmental milestones
https://raisingchildren.net.au/newborns/development/understanding-development/baby-development
Ngày truy cập: 19.05.2023

x